Sự thật về cây ăn thịt người khiến ai cũng ám ảnh

(Kiến Thức) - Cây ăn thịt người ám ảnh trong truyền thuyết, được miêu tả giống một cây dứa khổng lồ, cao trên 2,5m, tán phủ rộng 2 mét trên mặt đất, là một “đặc sản” của Madagascar và được người dân bộ tộc Mkodo ở đây tôn thờ như một linh vật.

Theo truyền thuyết, cây ăn thịt người có lá rộng, khum khum, ngoài rìa tua tủa răng cưa. Loài thực vật có vẻ ngoài hung dữ, xấu xí này là một trong những mối đe dọa đáng sợ nhất của con người trong thế giới hoang dã.
Theo một bài báo đăng trên tờ South Australian Register cách đây nhiều năm thì cây ăn thịt người là một “đặc sản” của Madagascar và được người dân bộ tộc Mkodo ở đây tôn thờ như một linh vật. Họ thường tổ chức lễ hiến sinh cho cây với lễ vật là các thiếu nữ trẻ.
Khi bắt đầu buổi lễ, họ bị bắt uống thật nhiều nhựa cây. Sau đó, họ bị quẳng vào giữa bụi cây. Những chiếc lá chậm rãi vươn ra, phủ kín nạn nhân. Những chiếc tua dài gớm ghiếc xiết chặt lấy cô gái tội nghiệp. Càng dẫy dụa thì chúng càng xiết chặt. Một vài ngày sau, người ta sẽ chỉ còn thấy xương của nạn nhân vướng trong đám tua chằng chịt. Câu chuyện được mô tả sinh động kèm theo hình vẽ minh họa đã trở thành nỗi ám ảnh đối với bất cứ nhà thám hiểm nào đặt chân đến Madagascar.
Su that ve cay an thit nguoi khien ai cung am anh
Ảnh minh họa. 
Tuy nhiên, nhiều thập kỷ qua, hàng nghìn lượt người đã quần nát các cánh rừng của Madagascar, nhưng chưa một ai nhìn thấy cây ăn thịt người. Tất cả những gì người ta biết về nó vẫn chỉ là chuyện kể của các thổ dân.
Sự thực ra sao?
Cây ăn thịt người đã trở thành đề tài hứng thú không chỉ với những người tò mò mà cả với các nhà khoa học nghiêm túc. Rất nhiều tên tuổi nổi tiếng trong giới sinh vật học, kể cả Charles Darwin cũng đã từng nghiên cứu về đề tài này, để rồi cuối cùng đưa ra một kết luận: cây ăn thịt người chỉ tồn tại trong các truyền thuyết.
Trên thực tế, cũng có một số loài cây lấy chất dinh dưỡng bằng cách trở thành cây ăn thịt - carnivorous plant. Tuy nhiên, phần lớn nạn nhân của chúng chỉ là côn trùng. Cây lấy chất dinh dưỡng từ xác những con vật xấu số đó để phát triển.
Cây ăn thịt có nhiều phương cách để bẫy động vật. Cây nắp ấm có lá mọc như một chiếc bình với một chiếc mũ để mở. Bên trong chiếc bình là những chất có mùi ngọt rất hấp dẫn côn trùng. Một khi côn trùng đã rơi vào trong bình, chất nhầy bám vào cánh sẽ khiến chúng không thoát ra được và nhanh chóng bị phân hủy.
Cây gọng vó thì dùng mật hoa dụ côn trùng đậu vào cánh. Trên cánh hoa có vô số những sợi lông nhỏ rất nhạy cảm với chất dính bọc quanh. Khi côn trùng đậu vào, những sợi lông sẽ trói chặt nạn nhân và khiến chúng bị chết ngạt. Một chất nhờn sẽ phân hủy xác côn trùng thành bữa ăn ngon cho cây gọng vó.
Cây ăn thịt có khá nhiều loại, nhưng không có loại nào đủ lớn, cũng như đủ độc tố để giết chết và phân hủy một con người. Cho đến nay, loài cây ăn thịt lớn nhất đã được biết đến là cây Nepenthes rajah. Loài cây này mọc khá nhiều ở ở vùng Đông Nam Á, thuộc họ cây nắp ấm. Chỉ có điều, “chiếc ấm” của nó có thể cao tới 35 cm, đường kính 18cm, bên trong chứa 2,5 lít dung dịch tiêu hóa.
Cây Nepenthes rajah có khả năng bẫy côn trùng lớn và thậm chí là cả những động vật nhỏ như chuột, cóc nhái, thằn lằn. Thế nhưng chắc chắn nó không thể làm hại con người. Ở một số nơi, nông dân còn trồng cây Nepenthes rajah quanh ruộng lúa để chống lại chuột bọ ăn lúa. Người ta cũng có thể đổ gạo, thịt..vào bên trong “chiếc ấm” và chờ dung dịch tiêu hóa của cây làm chín các thực phẩm này là có được những món ăn lạ miệng.

Những loài chim kỳ dị sở hữu chiếc mỏ “quái” nhất TGĐV

(Kiến Thức) - Cò mỏ giày, chim ruồi, chim dẽ gà... là những loài chim kỳ dị sở hữu chiếc mỏ vô cùng ấn tượng trong thế giới động vật, có loài còn có chiếc mỏ dài hơn chính cơ thể mình.
 

Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV
Cò mỏ giày sống ở châu Phi sở hữu chiếc chiếc mỏ dài tới 20cm với hình dáng giống như một chiếc giày bằng gỗ. Ảnh flickr. 
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-2
Chiếc mỏ dị biệt này được loài chim kỳ dị này sử dụng để kiếm mồi như ếch nhái, rắn nước, động vật thân mềm... Ảnh vietbao. 
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-3
 Chim ruồi cũng là là loài chim sở hữu chiếc mỏ kỳ lạ, kéo dài khoảng hơn 10cm quá đầu và đuôi của nó. Ảnh cloudfront.
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-4
Chim ruồi cũng là loài chim duy nhất trên thế giới có chiếc mỏ dài hơn chính cơ thể mình. Ảnh vietbao. 
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-5
Chim dẽ gà sở hữu chiếc mỏ độc đáo khi có thể bẻ cong để vòng qua các bề mặt ghồ ghề và tóm lấy con mồi. Ảnh toplist. 
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-6
 Chim dẽ gà được tìm thấy trong khu vực khí hậu ôn đới và cận Bắc Cực lục địa Á- Âu. Ảnh top10hay.
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-7
 Cò thìa hồng là một loài chim trong họ Cò quăm với chiếc mỏ bẹt ra giống hình chiếc thìa. Ảnh birdwatching.
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-8
Bồ nông trắng Mỹ cũng nổi bật với chiếc mỏ dài từ 29cm - 39cm đối với con trống và từ 26cm - 36cm đối với con cái. Ảnh toplist. 
 

Cận cảnh cây bàng lá đỏ cổ “kỳ dị nhất vịnh Bắc bộ“

(Kiến Thức) - Được coi là dòng ngoại lai, không có giá trị sử dụng về gỗ nhưng cây bàng lá đỏ "dị nhất vịnh Bắc bộ" của nhà vườn Hoàng Gia (Văn Giang, Hưng Yên) lại khiến những người yêu cây cảnh không khỏi tò mò...

Tuổi đời của cây cảnh cổ có hình thù kỳ dị ước đến cả trăm năm tuổi.
Tuổi đời của cây cảnh cổ có  hình thù kỳ dị ước đến cả trăm năm tuổi.  
Cây bàng cổ có chiều cao chừng 1.5 - 2m, đường kính gốc cây khoảng 60cm.
Cây bàng cổ có chiều cao chừng 1.5 - 2m, đường kính gốc cây khoảng 60cm.

Sự thật thú vị về cây trôm đa tác dụng có ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Cây trôm là loài cây đa tác dụng và có giá trị kinh tế cao, thường phân bố ở các tỉnh như Ninh Thuận, Lâm Đồng, Kontum...

Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam
Trên thế giới, cây trôm phân bố ở nhiều nước vùng nhiệt đới như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Úc, Thái Lan, Philippines... (Nguồn Blogcaycanh) 
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-2
 Ở Việt Nam, cây trôm phân bố ở các tỉnh như Ninh Thuận, Lâm Đồng, Kontum,...(Nguồn Blogspot)
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-3
 Ở các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, cây trôm được trồng làm cảnh hoặc trồng trong các công viên để lấy bóng mát. (Nguồn Binhphuoc)
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-4
 Cây trôm thuộc cây lâm nghiệp, cao từ 25m - 30m, lá kép chân vịt, hoa màu đỏ có mùi hôi, quả có lông màu đỏ tím. (Nguồn Tangcangiamcan)
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-5
 Cây trôm rất phù hợp trên vùng đất đồi, núi đất khô hạn. Hiện nay, ở nước ta có khoảng 25 loài cây trôm khác nhau như: trôm quạt, trôm thon,...(Nguồn Blogspot)
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-6
Mủ trôm hay nhựa trôm tiết ra từ cây trôm có chứa nhiều khoáng chất như canxi và ma-giê, ngoài ra còn chứa nhiều chất xơ. (Nguồn Cinet) 
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-7

Vì vậy, mủ trôm được sử dụng làm thức uống giải khát có tác dụng giải độc và tránh táo bón. (Nguồn Kyluc)

Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-8
 Bên cạnh đó, mủ trôm giúp cải thiện tình trạng mỡ máu, điều tiết lượng đường trong máu ở người béo phì và tiểu đường. (Nguồn Nuoitrong123)