Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

Sự thật thú vị về 11 loài rắn độc trên thế giới

04/07/2017 10:45

Cùng tìm hiểu những điều thú vị về những loài rắn độc trên khắp thế giới.

Theo Dân Việt
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
1.Rắn Taipan nội địa Rắn Taipan nội địa còn có tên gọi khác là rắn “dữ tợn” và được mệnh danh là loài rắn cạn độc nhất thế giới. Một vết cắn của chúng có thể giết 100 người hay 250.000 con chuột. Theo nghiên cứu, một lượng rất rất nhỏ nọc độc của rắn “dữ tợn” độc gấp 10 lần vết cắn của rắn chuông và 50 lần so với rắn hổ mang. Một người trưởng thành sẽ thiệt mạng chỉ sau 45 phút kể từ khi bị loài rắn độc này cắn.
1.Rắn Taipan nội địa
Rắn Taipan nội địa còn có tên gọi khác là rắn “dữ tợn” và được mệnh danh là loài rắn cạn độc nhất thế giới. Một vết cắn của chúng có thể giết 100 người hay 250.000 con chuột. Theo nghiên cứu, một lượng rất rất nhỏ nọc độc của rắn “dữ tợn” độc gấp 10 lần vết cắn của rắn chuông và 50 lần so với rắn hổ mang. Một người trưởng thành sẽ thiệt mạng chỉ sau 45 phút kể từ khi bị loài rắn độc này cắn.
2. Rắn chuông Rắn chuông là loài chỉ sinh sống tại khu vực châu Mỹ. Chúng được mệnh danh là loài rắn độc nhất Hoa Kỳ và có thể dễ dàng nhận biết bởi tiếng rung đuôi đặc trưng rất giống với tiếng chuông. Điều đặc biệt mà ít ai biết tới là rắn đuôi chuông chưa trưởng thành sẽ nguy hiểm hơn những con đã trưởng thành rất nhiều do chúng không có khả năng kiểm soát lượng độc tiêm vào kẻ thù. Khi con người bị cắn bởi rắn đuôi chuông, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, vết cắn của loài rắn này có thể dẫn tới tử vong cho con người.
2. Rắn chuông

Rắn chuông là loài chỉ sinh sống tại khu vực châu Mỹ. Chúng được mệnh danh là loài rắn độc nhất Hoa Kỳ và có thể dễ dàng nhận biết bởi tiếng rung đuôi đặc trưng rất giống với tiếng chuông. Điều đặc biệt mà ít ai biết tới là rắn đuôi chuông chưa trưởng thành sẽ nguy hiểm hơn những con đã trưởng thành rất nhiều do chúng không có khả năng kiểm soát lượng độc tiêm vào kẻ thù. Khi con người bị cắn bởi rắn đuôi chuông, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, vết cắn của loài rắn này có thể dẫn tới tử vong cho con người.
3. Rắn biển Belcher Rắn biển Belcher là loài rắn độc nhất từng được biết đến trên thế giới. Một vài milligram nọc có sức mạnh đủ để giết 1000 người. Tuy nhiên, chỉ khoảng ¼ trong tổng số các vết cắn của chúng có nọc độc và chúng cũng khá hiền lành. Chúng sinh sống khắp các vùng biển Đông Nam Á và phía bắc Australia. Thợ lặn, ngư dân thường là những nạn nhân của loài rắn này khi họ kéo lưới từ dưới đại dương lên.
3. Rắn biển Belcher
Rắn biển Belcher là loài rắn độc nhất từng được biết đến trên thế giới. Một vài milligram nọc có sức mạnh đủ để giết 1000 người. Tuy nhiên, chỉ khoảng ¼ trong tổng số các vết cắn của chúng có nọc độc và chúng cũng khá hiền lành. Chúng sinh sống khắp các vùng biển Đông Nam Á và phía bắc Australia. Thợ lặn, ngư dân thường là những nạn nhân của loài rắn này khi họ kéo lưới từ dưới đại dương lên.
4. Rắn độc Úc Trong tiếng Anh, rắn độc Úc có tên Death Adder. Đây là loài “dã man” nhất trong các loài rắn bởi chúng thường săn lùng và giết những con rắn khác, kể cả những loài có trong danh sách này. Chúng cũng là loài tấn công con mồi nhanh nhất thế giới. Một vết cắn của rắn độc Úc sẽ gây bại liệt và có thể tử vong trong vòng 6 giờ do suy hô hấp. Các triệu chứng thường đạt mức cao nhất trong vòng 24-48 giờ. Tỷ lệ tử vong khi bị cắn là rất cao, tới 50%.
4. Rắn độc Úc

Trong tiếng Anh, rắn độc Úc có tên Death Adder. Đây là loài “dã man” nhất trong các loài rắn bởi chúng thường săn lùng và giết những con rắn khác, kể cả những loài có trong danh sách này. Chúng cũng là loài tấn công con mồi nhanh nhất thế giới. Một vết cắn của rắn độc Úc sẽ gây bại liệt và có thể tử vong trong vòng 6 giờ do suy hô hấp. Các triệu chứng thường đạt mức cao nhất trong vòng 24-48 giờ. Tỷ lệ tử vong khi bị cắn là rất cao, tới 50%.
5. Rắn hổ lục Rắn hổ lục có thể tìm thấy trên khắp thế giới. Tuy nhiên, hai loài độc nhất là rắn lục hoa cân và rắn lục chuỗi chủ yếu phân bổ ở khu vực Trung Đông và Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Rắn hổ lục thường khá “nóng tính”, thường hoạt động về đêm và sau những cơn mưa. Khi bị cắn, nọc độc sẽ gây ra những triệu chứng đau, sưng, giảm huyết áp, nhịp tim, hoại tử và có thể gây tử vong do nhiễm khuẩn huyết.
5. Rắn hổ lục
Rắn hổ lục có thể tìm thấy trên khắp thế giới. Tuy nhiên, hai loài độc nhất là rắn lục hoa cân và rắn lục chuỗi chủ yếu phân bổ ở khu vực Trung Đông và Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Rắn hổ lục thường khá “nóng tính”, thường hoạt động về đêm và sau những cơn mưa. Khi bị cắn, nọc độc sẽ gây ra những triệu chứng đau, sưng, giảm huyết áp, nhịp tim, hoại tử và có thể gây tử vong do nhiễm khuẩn huyết.
6. Hổ mang Philippines. Hầu hết các loài hổ mang sẽ không thể lọt vào danh sách này, tuy nhiên hổ mang Philippines là một ngoại lệ. Nọc của chúng độc nhất trong các loài rắn hổ mang và có thể bắn xa tới 3m. Đây là một chất độc tác động chủ yếu tới thần kinh, gián đoạn việc truyền tín hiệu và ảnh hưởng tới các cơ.
6. Hổ mang Philippines.
Hầu hết các loài hổ mang sẽ không thể lọt vào danh sách này, tuy nhiên hổ mang Philippines là một ngoại lệ. Nọc của chúng độc nhất trong các loài rắn hổ mang và có thể bắn xa tới 3m. Đây là một chất độc tác động chủ yếu tới thần kinh, gián đoạn việc truyền tín hiệu và ảnh hưởng tới các cơ.
7. Rắn hổ Rắn hổ có thể dễ dàng tìm thấy ở Úc. Khác với các loài rắn khác, rắn hổ khá nhút nhát và thường bỏ chạy khi đối mặt, tuy nhiên chúng sẽ “điên lên” nếu bị dồn vào góc. Một vết cắn của rắn hổ sẽ gây đau ở chân và cổ, đổ mồ hôi, khó thở, tê liệt. Tỉ lệ tử vong khi bị cắn rất cao, tới 60-70%.
7. Rắn hổ
Rắn hổ có thể dễ dàng tìm thấy ở Úc. Khác với các loài rắn khác, rắn hổ khá nhút nhát và thường bỏ chạy khi đối mặt, tuy nhiên chúng sẽ “điên lên” nếu bị dồn vào góc. Một vết cắn của rắn hổ sẽ gây đau ở chân và cổ, đổ mồ hôi, khó thở, tê liệt. Tỉ lệ tử vong khi bị cắn rất cao, tới 60-70%.
8. Rắn độc đen châu Phi Cơ thể rắn độc đen có màu xám nâu, nhưng bên trong khoang miệng lại có màu đen. Loài rắn này xuất hiện ở nhiều nơi trên lục địa đen. Rắn độc đen rất hung dữ và có tốc độ cắn rất nhanh, có thể đạt 20km/h. Chúng cũng có thể cắn liên tiếp 12 lần. Một vết cắn của rắn độc đen có thể giết chết từ 10-25 người lớn và thường tác động mạnh tới hệ thần kinh. Các triệu chứng khi bị cắn rất kinh khủng, ban đầu là ngứa ran trong miệng cùng tứ chi, sau đó là lú lẫn, chảy nước bọt, co giật, hôn mê. Tỷ lệ tử vong khi bị cắn gần như chắc chắn.
8. Rắn độc đen châu Phi
Cơ thể rắn độc đen có màu xám nâu, nhưng bên trong khoang miệng lại có màu đen. Loài rắn này xuất hiện ở nhiều nơi trên lục địa đen. Rắn độc đen rất hung dữ và có tốc độ cắn rất nhanh, có thể đạt 20km/h. Chúng cũng có thể cắn liên tiếp 12 lần. Một vết cắn của rắn độc đen có thể giết chết từ 10-25 người lớn và thường tác động mạnh tới hệ thần kinh. Các triệu chứng khi bị cắn rất kinh khủng, ban đầu là ngứa ran trong miệng cùng tứ chi, sau đó là lú lẫn, chảy nước bọt, co giật, hôn mê. Tỷ lệ tử vong khi bị cắn gần như chắc chắn.
9. Rắn Taipan Thường được tìm thấy tại Úc, rắn Taipan có nọc rất độc, đủ sức giết tới 12.000 con lợn. Độc của loài này ngăn chặn sự lưu thông máu ở động mạch và tĩnh mạch, đồng thời tác động tới thần kinh. Khi con người bị cắn, cái chết thường đến chỉ sau vài giờ. Nếu rắn Taipan bị cắn bởi đồng loại, chúng cũng sẽ chết.
9. Rắn Taipan
Thường được tìm thấy tại Úc, rắn Taipan có nọc rất độc, đủ sức giết tới 12.000 con lợn. Độc của loài này ngăn chặn sự lưu thông máu ở động mạch và tĩnh mạch, đồng thời tác động tới thần kinh. Khi con người bị cắn, cái chết thường đến chỉ sau vài giờ. Nếu rắn Taipan bị cắn bởi đồng loại, chúng cũng sẽ chết.
10. Rắn cạp nong xanh Rắn cạp nong xanh có thể được tìm thấy tại khắp Đông Nam Á. Không chỉ đối với con mồi, chúng còn sẵn sàng cắn chết và làm thịt đồng loại. Rắn cạp nong xanh thường hoạt động về đêm. Nọc của chúng độc gấp 15 lần rắn hổ mang, gây tê liệt cơ bắp, hệ thần kinh. Rất may là loài này khá nhút nhát và có xu hướng lẩn trốn hơn là tấn công. Vì vậy, các trường hợp bị rắn cắn là khá ít.
10. Rắn cạp nong xanh
Rắn cạp nong xanh có thể được tìm thấy tại khắp Đông Nam Á. Không chỉ đối với con mồi, chúng còn sẵn sàng cắn chết và làm thịt đồng loại. Rắn cạp nong xanh thường hoạt động về đêm. Nọc của chúng độc gấp 15 lần rắn hổ mang, gây tê liệt cơ bắp, hệ thần kinh. Rất may là loài này khá nhút nhát và có xu hướng lẩn trốn hơn là tấn công. Vì vậy, các trường hợp bị rắn cắn là khá ít.
11. Rắn Eastern Brown Đừng để vẻ ngoài vô hại của loài rắn Eastern Brown đánh lừa. 1/500 gam nọc độc của chúng cũng có thể giết chết 1 người trưởng thành. Đây là loài rắn phổ biến ở Australia, xếp loại cực độc thứ 2 thế giới. May mắn là chúng cũng khá nhút nhát và thường rút lui khi nhận thấy đang gặp nguy hiểm. Khi trưởng thành, loài rắn này khác nhau về màu sắc. Bên cạnh màu nâu bóng, loài rắn này cũng có các màu sắc khác như vàng, xám đen. Rắn Eastern Brown ăn động vật có xương sống, chẳng hạn ếch, thằn lằn, rắn, chim và các loài gặm nhấm.
11. Rắn Eastern Brown
Đừng để vẻ ngoài vô hại của loài rắn Eastern Brown đánh lừa. 1/500 gam nọc độc của chúng cũng có thể giết chết 1 người trưởng thành. Đây là loài rắn phổ biến ở Australia, xếp loại cực độc thứ 2 thế giới. May mắn là chúng cũng khá nhút nhát và thường rút lui khi nhận thấy đang gặp nguy hiểm. Khi trưởng thành, loài rắn này khác nhau về màu sắc. Bên cạnh màu nâu bóng, loài rắn này cũng có các màu sắc khác như vàng, xám đen. Rắn Eastern Brown ăn động vật có xương sống, chẳng hạn ếch, thằn lằn, rắn, chim và các loài gặm nhấm.

Bạn có thể quan tâm

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Top tin bài hot nhất

Tiết lộ sốc về loài bọ cánh cứng nguy hiểm nhất Việt Nam

Tiết lộ sốc về loài bọ cánh cứng nguy hiểm nhất Việt Nam

05/07/2025 06:40
Chuyên gia phát hiện "siêu Trái đất" mới rất gần Hệ Mặt trời

Chuyên gia phát hiện "siêu Trái đất" mới rất gần Hệ Mặt trời

05/07/2025 12:20
Trận thủy chiến huynh đệ tương tàn chấn động Hy Lạp cổ

Trận thủy chiến huynh đệ tương tàn chấn động Hy Lạp cổ

05/07/2025 12:25
Vận đỏ ngập lối, 3 con giáp đón đại hỷ trong tuần tới

Vận đỏ ngập lối, 3 con giáp đón đại hỷ trong tuần tới

05/07/2025 08:00
Cận cảnh nơi thiếu nữ bị “tú bà” tra tấn, sát hại

Cận cảnh nơi thiếu nữ bị “tú bà” tra tấn, sát hại

05/07/2025 20:48

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status