Soi tranh kính nội thất trăm triệu nhà giàu mới dám mua

(Kiến Thức) - Tranh kính làm vách ngăn, trang trí trần nhà... thay cho tường, trần bê tông, song mức giá 1- 4 triệu/m2 kính khiến nhiều người "ngã ngửa" khi định sắm.

Ngày nay, thay vì thiết kế các bức tường bê tông tẻ nhạt quen thuộc, nhiều người chọn tranh kính làm vách ngăn phòng, sàn nhà... vì tính sinh động mà sản phẩm này mang lại. Ngoài ra, "bức tường" làm bằng kính này còn có tính trang trí nghệ thuật rất cao.
Tuy nhiên, không phải ai cũng dám "mó" tay vào vì mức giá hiện tại được coi là quá đắt.
Tranh kính LicoGlass tại triển lãm Vietbuild Hà Nội 2014.
 Tranh kính LicoGlass tại triển lãm Vietbuild Hà Nội 2014. 

Độc, lạ và đắt

Khảo sát thị trường, vật liệu xây dựng như vách gỗ, vách thạch cao, vách 3D... có mức giá dao động từ 155.000 - trên 300 nghìn/m2, đắt nhất lên tới 2 triệu/m2. Trong khi tranh kính lại có giá "chát" hơn rất nhiều, thậm chí gấp đôi. Vậy điều gì đã khiến các cửa hàng tự tin rao giá đắt đỏ cho dòng tranh kính.
Các nhãn hiệu Vglass, Vinhcoba, LicoGlass… có giá từ 1,5 triệu – 2,5 triệu/m2, tùy loại kính hoặc độ dày mỏng khác nhau của sản phẩm. Thậm chí tranh kính siêu bền giá 3 – 4,5 triệu/m2. Chủ cửa hàng tại hàng Da (Hoàn Kiếm) cho biết: “Tranh kính thêm cường lực sẽ thêm khoảng 100 – 200 nghìn/m2 kính. Riêng hàng xuất xứ Trung Quốc không đẹp bằng, song nhờ giá rẻ hơn gần 1 nửa nên cạnh tranh gay gắt với dòng thuần Việt lắm".
Khi tìm hiểu, tranh kính khá đa dạng về thể loại như tranh kính điêu khắc, kính màu hoa văn, kính in phun, tranh kính vẽ, tranh kính đổ màu...
Các loại tranh kính với họa tiết, hoa văn trang trí sinh động được bán trên thị trường.
Các loại tranh kính với họa tiết, hoa văn trang trí sinh động được bán trên thị trường.
Ngoài đa dạng, sản phẩm này có tính ứng dụng cao. Anh Thái Minh Hoàng (nhân viên thiết kế) cho biết: “Mình thích dùng tranh kính, thay vì cứ tường bê tông như cũ, chỉ có cách sơn hoặc treo tranh, dùng kính thì như treo tranh trên đó rồi, rất tiện. Ngoài ra, đây cũng là cách tăng ánh sáng cho các không gian trong nhà, điều mà tường gạch bê tông không làm được”.
Sự đắt đỏ của tranh kính so với các vật liệu khác trên thị trường nằm ở các khâu tạo hình, tranh trí họa tiết trên sản phẩm. Ngoài ra, các họa sỹ khi thực hiện bức tranh phải đầu tư theo ý khách hàng, và mỗi không gian nội thất.
Khi được hỏi, nhân viên cửa hàng tranh kính tại Kim Giang (Hoàng Mai) cho biết: “Trong các dòng, tranh kính điêu khắc khá đắt, tùy theo độ cầu kì của chi tiết trên tranh. Một bức tranh kính phải trải qua nhiều công đoạn: định khuôn, lên khung, cắt kính... Trong đó, phun sơn là việc khó nhất”.
Ngoài ra, điều độc đáo của sản phẩm này nằm ở điểm, nếu khách không thích các mẫu có sẵn, nhiều cơ sở có thể in ảnh khách hàng tự chọn lên kính khổ lớn, hoặc đặt mẫu riêng tại xưởng. Giá của in ảnh thành tranh kính giao động từ 900 – 1 triệu/m2.
Ngoài tính ứng dụng cao, tranh kính khá thu hút khách hàng nhờ những họa tiết trên kính như: Rồng, phượng, hoa sen… hợp với sở thích, tuổi của gia chủ theo ý nghĩa phong thủy.
Có "xắt ra miếng"?
Mỗi tấm tranh kính hoàn thiện có giá từ 6- trên 10 triệu tùy vào diện tích đặt mua. Điều này khiến khách hàng e dè hơn khi định "móc ví".
Chia sẻ băn khoăn của mình, chị Hà Thương (nhân viên kế toán) cho biết: “Mình tham khảo nhiều loại rồi, tính sơ sơ, nếu làm 3- 4m2, mình cũng mất khoảng chục triệu, thế này thì đắt quá, mà không biết có bền không?”.
Tuy vậy, những khách hàng "mê mệt" dòng sản phẩm này sẵn sàng bỏ hàng chục triệu mua tranh kính, hầu hết là người có thu nhập, các văn phòng, showroom hàng hiệu. Chủ cửa hàng thời trang trên phố Hai Bà Trưng cho biết: "Dùng trần kính nhìn sang trọng hơn rất nhiều, nếu làm trần thạch cao cũng không rẻ hơn bao nhiêu. Số tiền bỏ ra mua kính này là rất đáng".
Trần kính nghệ thuật. Ảnh: vinhcoba.
Trần kính nghệ thuật. Ảnh: vinhcoba. 
Theo kiến trúc sư Nguyễn Đức Thành (công ty tư vấn và thiết kế Gia Thành): "Tranh kính có độ bền hàng chục năm, phù hợp cho trang trí nội thất, màu sắc đẹp, phong phú về hình ảnh và mang xu hướng hiện đại. Nếu dùng làm vách ngăn sẽ giúp tiết kiệm diện tích cho các căn nhà nhỏ".
Ngoài ra, tranh kính có thể chịu được điều kiện khí hậu, không bị biến dạng bởi nhiệt độ cao, chịu được va đập, mài mòn, bỏ ra số tiền không nhỏ, nhưng số tiền đó là tương xứng với giá trị và ứng dụng mà sản phẩm mang lại - kiến trúc sư Đức Thành cho biết thêm. 
Điều khó khăn nhất cho người mua chính là chọn được sản phẩm có chất lượng, thi công không đắt đỏ và hợp với nội thất ngôi nhà. Trong khi thị trường không chỉ có hàng chính hãng mà lẫn hàng nhái, hàng lỗi đánh vào tâm lý ham rẻ của khách hàng, người mua dễ phải chịu thiệt thòi không đáng có. Việc sử dụng, bảo quản loại vật liệu này nếu không cẩn thận, dễ xuống cấp, hoặc phá hỏng tranh kính trong nhà.

Tại sao nhà tập thể cũ đắt ngang chung cư cao cấp?

Có những căn hộ tập thể cũ được chủ hộ “hét” giá tới 50 triệu đồng/m2, đắt ngang chung cư thương mại cao cấp. 

Anh Nguyễn Đăng Duy (Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội) dành 1 tuần đi tìm hiểu các căn hộ tập thể cũ khu vực trung tâm như Giảng Võ, Thành Công, Nghĩa Tân, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Công Trứ… nhưng vẫn chưa tìm được căn ưng ý, vừa túi tiền. Anh cho biết, hiện vợ chồng anh và con nhỏ sống khá thoải mái trong nhà mặt đất rộng 90m2 tại Long Biên, nhưng vẫn quyết định chuyển vào nội thành để tiện làm việc và cho con học đúng tuyến ở những trường chất lượng cao. 
“Tôi định mua chung cư giá rẻ, nhưng thấy nhiều công trình xuống cấp nhanh, lại xa trung tâm nên mới chuyển sang lựa chọn nhà tập thể cũ”, anh Duy chia sẻ. Tuy nhiên, trái với dự tính ban đầu của anh, ngân sách 1,2-1,4 tỷ đồng hiện có chưa đủ cho anh chọn được căn hộ ưng ý trong những khu tập thể cũ nhưng có vị trí đắc địa tại các khu vực trung tâm. Theo khảo sát, giá thị trường trên phân khúc bất động sản này hiện đang dao động ở mức 30 – 40 triệu đồng/ m2. Cá biệt có những căn vị trí tốt được chủ hộ “hét” tới 50 triệu đồng/m2, đắt ngang chung cư thương mại cao cấp. 

Vì sao quán bún phố cổ Hà Nội đắt khách suốt 30 năm?

Khoảng 40.000 đồng/bữa sáng tại phố cổ, quán bún mọc trong ngõ Hàng Lược (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nổi tiếng đắt khách 30 năm nay nhờ mức giá chỉ bằng nửa thị trường.

Tới gần 10h, quán bún mọc trên ngõ phố Hàng Lược vẫn chưa ngớt khách. Gần chục nhân viên cùng chủ quán vừa hối hả phục vụ nốt lượt khách cuối cùng vừa tranh thủ dọn dẹp cửa hàng để trả lại không gian đi lại. Giá cho mỗi suất ăn tại đây dao động 20.000 - 25.000 đồng, được nhiều khách hàng cho là rẻ so với mặt bằng chung tại khu phố đắt đỏ nhất thủ đô.
Mỗi suất bún 20.000 - 25.000 đồng, giá được duy trì trong nhiều năm giúp quán luôn đông khách. Ảnh: Diệp Sa.
 Mỗi suất bún 20.000 - 25.000 đồng, giá được duy trì trong nhiều năm giúp quán luôn đông khách. Ảnh: Diệp Sa.