Soi sức khoẻ tài chính của Donacoop muốn nhập 15 triệu liều vaccine Pfizer

Công ty Donacoop thay tên, đổi chủ, tăng vốn khủng
Ngày 25/8, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ cho Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng Donacoop nhập khẩu vắc xin phòng Covid-19 của Hãng Pfizer.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, Công ty Donacoop đã đàm phán với Hãng Pfizer mua khoảng 15 triệu liều vaccine phòng Covid-19 và cơ bản thống nhất giá mua. Bên phía đối tác cam kết giao làm 2 đợt, chậm nhất là giữa tháng 9.
Với giá bán công khai của Pfizer là 19,5 USD/liều, giá trị lượng vaccine Doncoop nhập về vào khoảng 292,5 triệu USD, tương đương hơn 6.800 tỷ đồng.
Công ty Donacoop tiền thân là Công ty cổ phần Phú An Lành thành lập vào 2014, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Doanh nghiệp vừa đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Donacoop, thay đổi trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật và tổng giám đốc từ đầu năm 2021.
Cụ thể, doanh nghiệp chuyển trụ sở chính về tòa nhà Donacoop, đường Lê Duẩn, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Đổi Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật từ bà Nguyễn Ngọc Tú sang ông Bùi Thanh Trúc. Không chỉ vậy, Donacoop tăng vốn mạnh từ 369 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng.
Trước khi có cú lột xác, Công ty Phú An Lành được biết đến là chủ đầu tư dự án Khu dân cư Phú An Lành diện tích khoảng 95 ha tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Theo dữ liệu của Người Đồng Hành, Phú An Lành trong giai đoạn 2016-2020 không ghi nhận doanh thu, lỗ thuần tăng dần từ 25 triệu đồng lên 1,5 tỷ đồng.
Soi suc khoe tai chinh cua Donacoop muon nhap 15 trieu lieu vaccine Pfizer
 
Đằng sau là ai?
Địa chỉ trụ sở chính mới của Công ty Donacoop trùng với Liên hiệp hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Donacoop). Đơn vị này được thành lập từ 2005 từ việc liên kết 9 hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ông Bùi Thanh Trúc là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của HTX.
Donacoop được biết đến với nhiều dự án BĐS ở Đồng Nai như dự án khu đô thị kinh tế mở Long Hưng, Long Thành Plaza, công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng…
Soi suc khoe tai chinh cua Donacoop muon nhap 15 trieu lieu vaccine Pfizer-Hinh-2
 
Trong đó, khu đô thị kinh tế mở Long Hưng quy mô 899 ha được kỳ vọng là sự đột phá trong quy hoạch, phát triển, là dấu mốc quan trọng đánh dấu sức mạnh vượt trội của Liên minh HTX sau liên kết. Theo quy hoạch ban đầu, Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng được chia làm 3 dự án thành phần gồm Water Front City (366,7 ha), Aqua City (305 ha) và Khu đô thị Long Hưng (227,7 ha). Dự án Water Front City và Aqua City hợp tác với đối tác khác theo tỷ lệ nước ngoài góp 50% vốn, Donacoop 30% và An Phú Long 20% vốn. Dự án khu đô thị Long Hưng do Donacoop trực tiếp làm chủ đầu tư.
Soi suc khoe tai chinh cua Donacoop muon nhap 15 trieu lieu vaccine Pfizer-Hinh-3
 
Cụ thể, với Water Front City, vào năm 2008, Liên minh HTX hợp tác với Tập đoàn Keppel Land (Singapore) và Công ty cổ phần An Phú Long thành lập Công ty liên doanh phát triển đô thị Waterfront với số vốn đăng ký ban đầu lên tới 750 triệu USD. Song vào đầu năm nay, Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) thông báo đã mua 30% vốn còn lại của Kepple Land tại Waterfront Đồng Nai (170 ha) nâng sở hữu lên 100% vốn.
Với Aqua City, Donacooop cùng với VinaCapital và Công ty cổ phần An Phú Long thành lập Công ty liên doanh phát triển bất động sản AquaCity với số vốn ban đầu là 550 triệu USD. Dự án Aqua City quy mô 305 ha thực hiện chia tách từ 2017 thành 2 phần. Nhóm VinaCapital thực hiện dự án Aqua City rộng 110,5 ha và Donacoop thành lập pháp nhân mới là Công ty TNHH Thành phố Aqua Dona phát triển phần diện tích còn lại. Đến 2018, VinaCapital cũng rút khỏi dự án Aqua City và chuyển nhượng co Novaland (HoSE: NVL).
Trong quá trình triển khai, dự án khu kinh tế mở Long Hưng gặp nhiều phản ứng của người dân và Thanh tra Chính Phủ đã vào cuộc. Đến cuối tháng 3, báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin theo kết luận Thanh tra Chính phủ, nhiều nội dung tố cáo của người dân Long Hưng là có cơ sở, như quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng 1/5.000 để hình thành khu đô thị Long Hưng là chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1996-2010; việc UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản cho phép đầu tư 3 dự án khu đô thị Long Hưng với quy mô đều lớn hơn 200 ha là không đúng thẩm quyền theo Quy chế quản lý khu đô thị mới được quy định tại Nghị định 02/2006/NĐ-CP (thẩm quyền thuộc Thủ tướng Chính phủ quyết định); dự án chưa đảm bảo đầy đủ về trình tự, thủ tục, chưa đúng thẩm quyền theo quy định, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.

Giá vàng hôm nay: Thế giới tăng trở lại, trong nước giảm mạnh

(Vietnamdaily) - Cập nhật giá vàng hôm nay 27/8 giảm thêm khoảng 50.000 - 250.000 đồng/lượng. Trên thế giới, giá vàng đã khởi sắc khi nhà đầu tư tăng nhu cầu trú ẩn vốn vào kim loại quý trước tình hình địa chính trị tại Afghanistan khá căng thẳng.

Giá vàng thế giới hôm nay 27/8, tính đến đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) đang giao dịch quanh ngưỡng 1.793 USD/ounce, tăng 3 USD so với phiên giao dịch liền trước.
Giá vàng thế giới có lúc biến động rất mạnh khi cuộc tấn công tại sân bay đang sơ tán người rời khỏi Afghanistan, khiến giới đầu tư lo sợ cho thị trường tài chính biến động khó lường .

Vì sao bất động sản giá 3-5 tỷ đồng được giao dịch nhiều nhất tại TP HCM?

(Vietnamdaily) - Theo Propzy, phân khúc bất động sản được giao dịch nhiều nhất trong 18 tháng qua có giá từ 3 - 5 tỷ đồng, khi chiếm 34% tổng số các giao dịch.

Công ty TNHH Propzy Việt Nam (Propzy) đã tổ chức buổi báo cáo trực tuyến về "Tác động của COVID đến đầu tư bất động sản thứ cấp tại TP HCM".

Theo Propzy, làn sóng COVID lần thứ 4 đã làm ảnh hưởng toàn bộ kinh tế. Đối với việc đầu tư bất động sản, nhà đầu tư dùng đòn bẩy ngân hàng dựa trên dòng vốn tiền mặt, cho thuê.

BIDV 'chật vật' xử lý khoản nợ 2.400 tỷ của đại gia khoáng sản Ngọc Linh

(Vietnamdaily) - BIDV lại tiếp tục cần thẩm định giá khoản nợ của đại gia khoáng sản Ngọc Linh sau khi 7 lần đều đấu giá thất bại.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa tiếp tục thông báo lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá tài sản là khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh.

Theo đó, khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh được đảm bảo bằng Nhà máy điện phân chì kẽm (gồm toàn bộ công trình xây dựng, máy móc thiết bị) tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn công suất 25.000 tấn kẽm/năm, 10.000 tấn chì/năm, 1.200 bột ô xít kẽm/năm, 40.000 a xít sunfuaric/năm.

Đồng thời là quyền khai thác mỏ Bó Liều thuộc xã Đông Lạc và xã Nam Cường; Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất có địa chỉ tại 381 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội; Quyền sử dụng đất diện tích 14.500 m2 và tài sản gắn liền trên đất tại xã Lạc Hồng, Hưng Yên là đất thuê trả tiền hằng năm.

Ngoài ra tài sản đảm bảo của Ngọc Linh còn là 1 xe ô tô nhãn hiệu Lexus.

Như vậy, đây sẽ là lần rao bán thứ 8 của BIDV đối với khoản nợ của đại gia khoáng sản Ngọc Linh.

Gần đây nhất, hồi tháng 3/2021, BIDV rao bán khoản nợ này với giá khởi điểm là hơn 1.385 tỷ đồng, bằng dư nợ gốc của khoản nợ, tức BIDV đã hạ giá khoản nợ này xuống hơn 1.000 tỷ đồng.

Được biết, tính đến ngày 28/12/2020, tổng dư nợ của khoản nợ là hơn 2.400 tỷ đồng; trong đó, có hơn 1.385 tỷ đồng dư nợ gốc và hơn 1.019 tỷ đồng dư nợ lãi, phí phạt. 

BIDV 'chat vat' xu ly khoan no 2.400 ty cua dai gia khoang san Ngoc Linh
 

Ngọc Linh là chủ đầu tư Nhà máy Điện phân chì kẽm Bắc Kạn, công suất 30.000 tấn/năm, toạ lạc tại khu đất rộng gần 64,4ha ở thôn Bản Cuôn 2, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Dự án được UBND tỉnh Bắc Kạn cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư 789 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có là 180 tỷ đồng, còn lại là vốn vay. Sau 8 lần thay đổi giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đầu tư của dự án được nâng lên tới 2.170 tỷ đồng.

Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản, Ngọc Linh còn là chủ đầu tư Dự án Công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ công cộng và nhà ở tại số 161 Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Dự án nhiều năm chưa được khởi công do vướng mắc trong khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tính đến cuối năm 2019, báo cáo riêng lẻ của Ngọc Linh cho thấy quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp này đạt 3.229,8 tỷ đồng, song có tới 2/3 được tài trợ bởi nguồn vốn nợ phải trả.

Doanh thu và lợi nhuận của Ngọc Linh (công ty mẹ) trong giai đoạn 2017 – 2019 cũng rất khiêm tốn so với quy mô tổng tài sản. Năm 2019, dù ghi nhận doanh thu cao nhất trong vòng 3 năm, đạt 50,9 tỷ đồng, song Ngọc Linh (công ty mẹ) cũng chỉ báo lãi 730 triệu đồng.