Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

Soi loài ốc khổng lồ tồn tại 350 triệu năm, cực hiếm ở Việt Nam

26/04/2023 07:10

Là loài động vật chân đầu (Cephalopoda) cổ xưa nhất còn lại trên Trái đất, ốc anh vũ không có quá nhiều khác biệt so với các hàng cổ xưa đã tồn tại từ khoảng 350 triệu năm trước.

T.B (tổng hợp)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Sinh sống ở các vùng biển nhiệt đới thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ốc anh vũ (Nautilus pompilius) là một trong những "hóa thạch sống" nổi tiếng nhất của thế giới. Ảnh: Wikipedia.
Sinh sống ở các vùng biển nhiệt đới thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ốc anh vũ (Nautilus pompilius) là một trong những "hóa thạch sống" nổi tiếng nhất của thế giới. Ảnh: Wikipedia.
Là loài động vật chân đầu (Cephalopoda, gồm mực và bạch tuộc) cổ xưa nhất còn lại trên Trái đất, ốc anh vũ không có quá nhiều khác biệt so với các hàng cổ xưa đã tồn tại từ khoảng 350 triệu năm trước. Ảnh: Wiley Online Library.
Là loài động vật chân đầu (Cephalopoda, gồm mực và bạch tuộc) cổ xưa nhất còn lại trên Trái đất, ốc anh vũ không có quá nhiều khác biệt so với các hàng cổ xưa đã tồn tại từ khoảng 350 triệu năm trước. Ảnh: Wiley Online Library.
Loài động vật thân mềm này có thể đạt đường kính 25 cm khi trường thành. Chúng có chiếc vỏ cứng bảo vệ cơ thể, bên ngoài vỏ có vằn hình lượn sóng xám đỏ xen nhau, bên trong là lớp xà cừ trắng bạc lấp lánh. Ảnh: Getty Images.
Loài động vật thân mềm này có thể đạt đường kính 25 cm khi trường thành. Chúng có chiếc vỏ cứng bảo vệ cơ thể, bên ngoài vỏ có vằn hình lượn sóng xám đỏ xen nhau, bên trong là lớp xà cừ trắng bạc lấp lánh. Ảnh: Getty Images.
Quanh miệng ốc và hai cạnh đầu có khoảng 90 xúc tu. Khi săn mồi, toàn bộ xúc tu đều mở ra. Khi nghỉ ngơi xúc tu co vào trong vỏ, chỉ để lại một vài cái để cảnh giới. Ảnh: Ocean Oculus.
Quanh miệng ốc và hai cạnh đầu có khoảng 90 xúc tu. Khi săn mồi, toàn bộ xúc tu đều mở ra. Khi nghỉ ngơi xúc tu co vào trong vỏ, chỉ để lại một vài cái để cảnh giới. Ảnh: Ocean Oculus.
Thân ốc mềm nằm trong vỏ. Từ trung tâm vỏ ốc ra đến miệng có những lớp màng ngăn chia vỏ thành hơn 30 buồng khí. Cơ thể ốc chỉ chiếm một gian ngoài cùng, các gian còn lại đều bỏ trống, có ống thông với nhau. Ảnh: ThoughtCo.
Thân ốc mềm nằm trong vỏ. Từ trung tâm vỏ ốc ra đến miệng có những lớp màng ngăn chia vỏ thành hơn 30 buồng khí. Cơ thể ốc chỉ chiếm một gian ngoài cùng, các gian còn lại đều bỏ trống, có ống thông với nhau. Ảnh: ThoughtCo.
Loài ốc này có thể tự do điều tiết sự phân bố khí trong buồng khí của cơ thể để điều khiển sự chìm nổi, lại có thể phun nước qua chiếc phễu làm bằng cơ để di chuyển trong nước xanh, rất giống hoạt động của một tàu ngầm. Ảnh: Lookphotos.
Loài ốc này có thể tự do điều tiết sự phân bố khí trong buồng khí của cơ thể để điều khiển sự chìm nổi, lại có thể phun nước qua chiếc phễu làm bằng cơ để di chuyển trong nước xanh, rất giống hoạt động của một tàu ngầm. Ảnh: Lookphotos.
Có lẽ, đây là lý do mà nhà văn Jules Verne (1828-1905) đã lấy tên Nautilus để đặt cho chiếc tàu ngầm của thuyền trưởng Nemo trong các tác phẩm văn học hư cấu nổi tiếng là "Hai vạn dặm dưới đáy biển" và "Hòn đảo bí mật". Ảnh: WallpaperSafari.
Có lẽ, đây là lý do mà nhà văn Jules Verne (1828-1905) đã lấy tên Nautilus để đặt cho chiếc tàu ngầm của thuyền trưởng Nemo trong các tác phẩm văn học hư cấu nổi tiếng là "Hai vạn dặm dưới đáy biển" và "Hòn đảo bí mật". Ảnh: WallpaperSafari.
Về mặt tập tính, ốc anh vũ thường nằm dưới đáy biển, ẩn nấp trong san hô và đá. Khi di chuyển, chúng bò bằng xúc tu trên nền hoặc phun nước qua phễu để tạo luồng phản lực bơi đi trong nước. Ảnh: Walmart.ca.
Về mặt tập tính, ốc anh vũ thường nằm dưới đáy biển, ẩn nấp trong san hô và đá. Khi di chuyển, chúng bò bằng xúc tu trên nền hoặc phun nước qua phễu để tạo luồng phản lực bơi đi trong nước. Ảnh: Walmart.ca.
Là loài ăn thịt, ốc ăn vũ săn các loài động vật cỏ vỏ như các loài ốc nhỏ và cua, nhưng cũng ăn cả xác thối và mảnh vụn hữu cơ dưới nước. Ảnh: Monterey Bay Aquarium.
Là loài ăn thịt, ốc ăn vũ săn các loài động vật cỏ vỏ như các loài ốc nhỏ và cua, nhưng cũng ăn cả xác thối và mảnh vụn hữu cơ dưới nước. Ảnh: Monterey Bay Aquarium.
Về mặt sinh sản, không giống như hầu hết các loài động vật chân đầu, ốc anh vũ không có giai đoạn ấu trùng. Trứng được con cái đẻ trong các kẽ hở hoặc giữa các rạn san hô. Ảnh: Cephalopods Daily.
Về mặt sinh sản, không giống như hầu hết các loài động vật chân đầu, ốc anh vũ không có giai đoạn ấu trùng. Trứng được con cái đẻ trong các kẽ hở hoặc giữa các rạn san hô. Ảnh: Cephalopods Daily.
Vỏ ốc anh vũ của con non phát triển bên trong trứng và chọc thủng phần trên của quả trứng trước khi con ốc phát triển hoàn chỉnh. Tùy thuộc vào nhiệt độ nước, trứng nở sau 9 đến 15 tháng. Ảnh: Smithsonian Magazine.
Vỏ ốc anh vũ của con non phát triển bên trong trứng và chọc thủng phần trên của quả trứng trước khi con ốc phát triển hoàn chỉnh. Tùy thuộc vào nhiệt độ nước, trứng nở sau 9 đến 15 tháng. Ảnh: Smithsonian Magazine.
Có hai phân loài ốc anh vũ được công nhận, gồm phân loài Nautilus pompilius pompilius, có kích thước lớn và phân bố rộng, và phân loài Nautilus pompilius suluensis nhỏ hơn chỉ có ở vùng biển Tây Nam Philippines. Ảnh: BioLib.
Có hai phân loài ốc anh vũ được công nhận, gồm phân loài Nautilus pompilius pompilius, có kích thước lớn và phân bố rộng, và phân loài Nautilus pompilius suluensis nhỏ hơn chỉ có ở vùng biển Tây Nam Philippines. Ảnh: BioLib.
Ở Việt Nam, ốc anh vũ được ghi nhận ở vùng biển Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện nay số lượng của chúng trên toàn cầu không còn nhiều do do bị khai thác mạnh làm đồ trang sức và hàng mỹ nghệ. Ảnh: Wikipedia.
Ở Việt Nam, ốc anh vũ được ghi nhận ở vùng biển Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện nay số lượng của chúng trên toàn cầu không còn nhiều do do bị khai thác mạnh làm đồ trang sức và hàng mỹ nghệ. Ảnh: Wikipedia.
Trong Sách Đỏ IUCN, ốc anh vũ nằm trong danh sách các loài Sắp nguy cấp. Còn trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng là loài Rất nguy cấp. Ảnh: Cephalopods Daily.
Trong Sách Đỏ IUCN, ốc anh vũ nằm trong danh sách các loài Sắp nguy cấp. Còn trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng là loài Rất nguy cấp. Ảnh: Cephalopods Daily.
Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.

Bạn có thể quan tâm

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Top tin bài hot nhất

Trận chiến định mệnh giữa Carthage với đế quốc La Mã

Trận chiến định mệnh giữa Carthage với đế quốc La Mã

08/07/2025 12:25
 Loài cua siêu khỏe biết leo cây, đập vỡ sọ dừa để ăn

Loài cua siêu khỏe biết leo cây, đập vỡ sọ dừa để ăn

08/07/2025 14:40
Sự thật giật mình về quái vật hồ Loch Ness

Sự thật giật mình về quái vật hồ Loch Ness

08/07/2025 12:50
Nấm ký sinh trong hổ phách 99 triệu năm tuổi

Nấm ký sinh trong hổ phách 99 triệu năm tuổi

08/07/2025 20:10
Hé lộ chiến dịch Mỹ xăm nhóm máu thời Chiến tranh Lạnh

Hé lộ chiến dịch Mỹ xăm nhóm máu thời Chiến tranh Lạnh

09/07/2025 07:10

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status