"Soi" loài mèo nhỏ nhắn nguy hiểm nhất thế giới

Với chiều cao chỉ cao 8 đến 10 inch (25cm), mèo chân đen châu Phi trông giống như một phiên bản nhỏ nhắn của chú mèo Tabby nhà hàng xóm. Nhưng ẩn bên trong vẻ ngoài đáng yêu của mình, mèo đốm là một kẻ săn mồi hung ác và chuyên nghiệp.

Tên khoa học của loài mèo chân đen nhỏ nhắn nhất châu Phi này là Felis nigripes. Một con mèo đen chân trung bình nặng khoảng 2.4 đến 4.2 pound (tương đương 1.9kg). Tuy nhiên, đừng để vóc dáng nhỏ bé đó đánh lừa. Felis nigripes là loài săn mồi đỉnh cao nhất trong số tất cả các loài họ mèo trên thế giới. Tỷ lệ thành công khi săn mồi của loài này là khoảng 60%. Số con mồi chúng săn được trong 1 đêm duy nhất có thể nhiều hơn số con mồi một chú báo trưởng thành săn trong 6 tháng.
Theo Mindy Weisberger của Live Science, kỹ năng săn mồi của loài mèo Felis nigripes này đã được giới thiệu và làm nổi bật trong miniseries "Super Cats" do PBS Nature thực hiện.
Loài mèo nhỏ nguy hiểm nhất thế giới
Loài mèo nhỏ nguy hiểm nhất thế giới 
Nhà sản xuất Gavin Boyland nói với Weisberger rằng các nhà làm phim đã làm việc với quản lý vườn thú Cologne Alexander Sliwa để đảm bảo chất lượng của các cảnh quay khó nắm bắt. Không giống như những loài mèo lớn, mèo đen chân có xu hướng “biến mất” trong những đám cỏ cao của thảo nguyên châu Phi khiến theo dõi qua máy ảnh trở nên khó khăn. May mắn thay, trước đó sở thú đã trang bị các vòng cổ vô tuyến cho nhiều chú mèo chân đen tại Nam Phi. Điều đó cùng với sự trợ giúp của một chiếc máy ảnh nhạy cảm với ánh sáng, các cuộc săn đuổi về đêm của mèo chân đen càng trở nên dễ phát hiện hơn.
Phần phim về mèo chân đen tập trung vào một cô mèo cái tên là Gyra. Người kể chuyện F. Murray Abraham giải thích rằng khả năng nghe và nhìn trong đêm tuyệt vời của mèo đến nỗi “hầu như bất cứ loài vật gì di chuyển đều có thể thành một bữa ăn tiềm năng”.
Trong phân đoạn này, ban đầu Gyra bám theo một con châu chấu. Tuy nhiên nó nhanh chóng từ bỏ vì phát hiện được một con mồi béo bở hơn: một con chuột nhảy đuôi ngắn. Đôi mắt chăm chú và hơi cong lung, con mèo nhẹ nhàng tiến về phía trước và vồ lấy con mồi. Con chuột nhảy hốt hoảng chuồ mất, Gyra một lần nữa trở về chỗ ẩn náu và quan sát bên ngoài. Chẳng mấy chốc, tai và mắt cô mèo giãn ra trong khi nó phát hiện một bữa ăn mới. Lưng chuyển động, cô mèo xếp lại bốn chân, hạ thân mình thật thấp để chuẩn bị nhảy vào tấn công con mồi. Chiếc máy ảnh xoay theo hướng tấn công và để lộ một cái nhìn thoáng qua về một con chim đang hấp hối, đôi cánh của nó kẹp giữa hàm răng mạnh mẽ của Gyra. Đôi mắt mèo nhìn vào máy ảnh, đôi mắt không chớp phát sáng trong bóng tối.
Chân dung kẻ săn mồi nguy hiểm
Chân dung kẻ săn mồi nguy hiểm 
Theo Sách Đỏ của IUCN năm 2013 về các loài bị đe dọa, mèo đen chân là loài “dễ bị tổn thương”, có nghĩa là nó có nguy cơ bị đe dọa cao trong tự nhiên. Hiện tại, loài này chỉ được tìm thấy ở Botswana, Namibia và Nam Phi.
Điều đáng ngạc nhiên là các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tỷ lệ thành công khi săn mồi của mèo đen chân là 60%, trong khi đó tỷ lệ này ở sư tử là 20 đến 25%.
Luke Hunter, giám đốc bảo tồn của tổ chức Panthera, chia sẻ với Weisberger rằng mèo đen chân giết chết trung bình 10 đến 14 cá thể của loài gặm nhấm hoặc chim nhỏ mỗi đêm bởi sự trao đổi chất trong cơ thể yêu cầu nó đi săn không ngừng nghỉ.
Để đi săn, loài mèo này dựa vào ba kỹ thuật khác nhau, gồm có: "săn bắt nhanh" là nhảy qua các bụi cỏ cao và bất ngờ tấn công các loài chim và gặm nhấm; "rình mồi" là theo dõi tại nơi các loài gặm nhấm đào hang và vồ con mồi khi chúng xuất hiện và cuối cùng, một phiên bản chậm hơn “săn bát nhanh” là khi con mèo lẻn đến gần con mồi của chúng.
Hunter kết luận: “Nếu bạn là một con nai hay một con dê, một con mèo đen chân có thể không giết được bạn. Nhưng tỷ lệ săn mồi thành công cao làm cho chúng trở thành loài mèo nhỏ nguy hiểm nhất trên Trái Đất".

Điều thú vị ít ai ngờ tới về cái tai của loài mèo

(Kiến Thức) - Tai của loài mèo là cơ quan thính giác có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong việc săn bắt mồi. Nó có thể nghe được âm thanh ở tần số từ 45 kHz - 64 kHz, cao hơn cả chó và con người.

Dieu thu vi it ai ngo toi ve cai tai cua loai meo-Hinh-9
 Mèo là loài động vật có thính giác nhạy bén nhất trong số các loài vật nuôi. Thính giác tốt giúp chúng phân biệt được đâu là con mồi, đâu là kẻ thù. Ảnh sciencenordic.
Dieu thu vi it ai ngo toi ve cai tai cua loai meo-Hinh-10
 Tai của loài mèo có thể nghe được âm thanh ở tần số từ 45 kHz - 64 kHz, cao hơn chó và thậm chí là cao hơn cả người. Ảnh petmd.
Dieu thu vi it ai ngo toi ve cai tai cua loai meo-Hinh-11
Tai mèo có cấu tạo khá giống với các loài động vật có vú khác, gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong. Ảnh petmd.
Dieu thu vi it ai ngo toi ve cai tai cua loai meo-Hinh-12
 Tai của mèo còn có hệ thống tiền đình có chức năng cung cấp cảm giác cân bằng và định hướng không gian. Ảnh cats.
Dieu thu vi it ai ngo toi ve cai tai cua loai meo-Hinh-13
 Đặc biệt, ống tai của loài mèo có cơ chế tự làm sạch. Vì vậy bạn không cần phải cố gắng vệ sinh tai cho chúng. Ảnh petmd.
Dieu thu vi it ai ngo toi ve cai tai cua loai meo-Hinh-14
 Những con mèo trắng mắt xanh có thường có tỷ lệ bị điếc bẩm sinh cao hơn. Ảnh petmd.
Dieu thu vi it ai ngo toi ve cai tai cua loai meo-Hinh-15
 Mèo con mới chào đời có loa tai và ống tai không hoạt động. Chúng chỉ bắt đầu nghe những âm thanh nhỏ vài tuần sau sinh. Ảnh petmd.
Dieu thu vi it ai ngo toi ve cai tai cua loai meo-Hinh-16
Nhiệt độ ở đôi tai của loài mèo có thể cho biết nó có đang bị căng thẳng hay không. Ảnh petmd. 
Mời quý vị xem video: Chú mèo đáng yêu sinh hoạt như người

Cá chép ma ma quái, cá chép "mặt người" ám ảnh không kém

(Kiến Thức) - Cá chép ma gây ấn tượng do không có vảy, nấu xong chỉ còn trơ xương với da, hệt như có bàn tay của ma quỷ lấy cắp hết thịt cá, gây ám ảnh, nhưng sự xuất hiện của con cá chép mặt người thời gian trước ám ảnh không kém.

Gần đây, dư luận xôn xao sự tồn tại của một giống cá chép, được gọi tên là cá chép ma do gần như không có vảy, khi nấu da và xương tách toàn bộ, sạch bong. Thực ra, đó là một giống cá chép không vảy, hay còn gọi là chép nước, cá chuỗi ngọc có nguồn gốc từ châu Âu. Trong tự nhiên, cá thể cá này từng được tìm thấy ở Vân Long (Gia Viễn, Ninh Bình), loài cá này thường sống trong hang nước sâu quanh năm, mùa đông mới bơi ra và chỉ gặp ở ven đầm Cút.