Soái hạm Hải quân Ukraine giờ như "địa ngục trần gian"

(Kiến Thức) - Soái hạm Hải quân Ukraine Hetman Sahaydachniy đã già cỗi, các thiết bị tê liệt khiến tình cảnh sống của thủy thủ đoàn trên tàu không khác gì ở “địa ngục”.

Đó là những thừa nhận của ông Yuri Biryukov, một cố vấn cao cấp của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Theo ông Biryukov, hầu hết các thiết bị trên soái hạm Hải quân Ukraine Hetman Sahaydachniy được đóng từ thời Liên Xô đã trở nên vô dụng.
“Thiết bị này có từ thời Liên Xô. Không ai nghĩ rằng chúng còn hiệu quả. Và tất nhiên, con tàu bây giờ không khác gì là một địa ngục khủng khiếp khi hầu hết mọi thứ không còn làm việc nữa”, Biryukov nói và được tờ báo Sputniknews ngày 21/6 dẫn lại.
Soai ham Hai quan Ukraine gio nhu
Khu bếp tồi tàn với chiếc tủ lạnh đã ngừng hoạt động từ lâu của tàu hộ vệ
Hetman Sahaydachniy.
Khu nấu ăn trên con tàu đặc biệt tồi tệ. Tủ lạnh, bếp và hệ thống nước đã không hoạt động. Thủy thủ đoàn phải chuẩn bị bữa ăn trên những thiết bị còn lại của nhà bếp, ông Biryukov miêu tả lại.
“Hệ thống nước không bao giờ hoạt động, nó đã bị hỏng từ đầu những năm 1990 và thủy thủ đoàn phải đặt một máy lọc nước của Mỹ mà hiện nay vẫn còn ở trên tàu. Trong khi đó một khối nước ngọt ở các cảng thuộc châu Phi có giá tới 200 USD. Các thủy thủ ở trên tàu đã phải chịu đựng như vậy khi thực hiện nhiệm vụ ở vùng bở biển Somalia”, vị cố vấn cấp cao tiết lộ.
Song việc tìm được nguồn tài trợ từ chính phủ Ukraine để thay thế các thiết bị trên soái hạm Hetman Sahaydachniy lại rất khó khăn và gai góc. Chỉ nguyên xin kinh phí như thế đã phải mất tới 3 tuần để các cơ quan làm việc với Bộ Quốc phòng mới đưa ra được một kế hoạch tài trợ.
Thế nhưng việc thay thế các thiết bị cũ của con tàu dường như lại không xảy ra mà giới chức nước này lại giải quyết theo hướng, vẫn giữ nguyên con tàu để làm “thí nghiệm”.
Tàu hộ vệ Hetman Sahaydachniy có lượng giãn nước toàn tải 3.510 tấn, dài 123m, rộng 14,2m, thủy thủ đoàn 180 người. Con tàu được thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra bờ biển và chống ngầm nên hỏa lực của nó không quá mạnh về chống tàu mặt nước.
Hetman Sahaydachniy được trang bị hai bệ tên lửa phòng không Osa với 20 quả đạn; một bệ pháo AK-100; hai bệ pháo phòng không AK-630; hai bệ phóng ngư lôi 533mm và hai bệ bom chống ngầm RBU 6000.

Điểm mặt, chỉ tên kho vũ khí ở triển lãm Paris (1)

(Kiến Thức) - Hầu hết các loại vũ khí tại triển lãm hàng không Paris 2015 đều là máy bay quân sự gồm tiêm kích, cường kích, vận tải cơ, UAV…

Diem mat, chi ten kho vu khi o trien lam Paris (1)
 Triển lãm hàng không Paris 2015 là một trong những sự kiện hàng không lớn nhất thế giới, qui tụ hàng trăm công ty tới nhiều quốc gia, hàng trăm nghìn khách thăm quan. Tất nhiên, các mẫu trưng bày tại Paris Air Show cũng rất đa dạng và phong phú. Nhưng chủ đề chính vẫn là những chiếc máy bay của cả dân sự và quân sự. Ảnh: tiêm kích đa năng Rafale của người Pháp tung cánh buổi diễn tại Paris. 

Dung nhan hai nữ phi công MiG-21 đầu tiên của Triều Tiên

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn KCNA đăng tải loạt ảnh ông Kim Jong-un trực tiếp thăm, động viên hai nữ phi công MiG-21 đầu tiên của Không quân Triều Tiên.

Dung nhan hai nu phi cong MiG-21 dau tien cua Trieu Tien
 Tờ Yonhap ngày 22/6 dẫn nguồn tin từ truyền thông nhà nước Triều Tiên cho hay, ông Kim Jong-Un vừa tới thăm buổi huấn luyện bay của hai nữ phi công MiG-21 của Triều Tiên.
Dung nhan hai nu phi cong MiG-21 dau tien cua Trieu Tien-Hinh-2
 Nhà lãnh đạo Triều Tiên đang chăm chú quan sát chiếc MiG-21 do nữ phi công điều khiển chuẩn bị cất cánh.

Bí mật trong tàu ngầm cổ nhất Hải quân Ukraine

(Kiến Thức) - Tàu ngầm Zaporizhzhia của Hải quân Ukraine được lưu giữ tại căn cứ Hạm đội Biển Đen (Nga) đóng ở thành phố Sevastopol, bán đảo Crimea. 

Bi mat trong tau ngam co nhat Hai quan Ukraine
Trước khi Crimea sáp nhập vào Nga, Hải quân Ukraine từng có trong biên chế tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Zaporizhzhia thuộc Project 641 được đóng dưới thời Liên Xô. Tuy nhiên, sau sự kiện Crimea, con tàu này đã được giao cho Hạm đội Biển Đen (Hải quân Nga) quản lý.