So sánh với Nhật Bản, đại biểu QH đề xuất thu phí “chia tay” 3 - 5 USD

(Kiến Thức) - Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng đưa ví dụ mỗi công dân Nhật Bản khi ra nước ngoài phải đóng phí chia tay khoảng 9,3 đô la, từ đó đề xuất công dân Việt Nam đóng phí chia tay khi xuất cảnh khoảng 3-5 USD như một cách thực hiện trách nhiệm công dân khi xuất cảnh.

Tại hội trường Quốc hội hôm nay, nêu ý kiến về dự thảo Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng - nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam, đề xuất Nhà nước thu phí chia tay khi xuất cảnh.
So sanh voi Nhat Ban, dai bieu QH de xuat thu phi “chia tay” 3 - 5 USD
 Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng.
Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng dẫn chứng một số nước đã áp dụng chính sách visa và phí xuất nhập cảnh để điều chỉnh việc xuất, nhập cảnh của công dân, có nước không khuyến khích công dân xuất cảnh thì người ta áp dụng thuế hoặc phí.
Đại biểu Hưng lấy ví dụ, năm ngoái Quốc hội Nhật Bản đã ban hành đạo luật áp dụng từ ngày 07 tháng giêng năm 2019, tức là mỗi công dân Nhật Bản khi ra nước ngoài thì phải đóng một phí gọi là phí chia tay hay gọi là phí du lịch là 1000 yên/người khoảng 9,3 đô la. Phí này người ta sử dụng để thực hiện một số dự án nhằm phát triển ngành công nghiệp không khói của Nhật Bản cũng như Chính phủ Nhật Bản dự kiến hàng năm sẽ thu được 400 triệu đô la để hoàn thiện việc xuất, nhập cảnh cho công dân được tốt hơn. Cũng như việc xây dựng hạ tầng giao thông du lịch ở một số vùng còn khó khăn và thực hiện một số chính sách khác.
Do vậy, Đại biểu Hưng cho rằng, nên chăng Việt Nam cũng giống một số nước là khi công dân ra nước ngoài thì có trách nhiệm đóng góp một khoản tiền gọi là phí chia tay khoảng 3-5 đô la/người khi xuất cảnh.
“Dùng số tiền đó trích một phần cho các cơ quan ngoại giao dùng để có kinh phí bảo hộ công dân Việt Nam, hỗ trợ công dân khi công dân Việt Nam ra nước ngoài gặp khó khăn; một phần để cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam đầu tư nâng cấp máy móc kỹ thuật cũng như những việc khác để đảm bảo cho việc công dân Việt Nam xuất cảnh được tốt hơn, được chu đáo hơn, thân thiện hơn và hoàn thiện hơn, các chiến sỹ khi công dân xuất, nhập cảnh thì tươi cười vui vẻ, ân cần hơn với công dân. Một phần nữa cho vào quỹ để xúc tiến phát triển du lịch, giúp cho quảng bá và đẩy mạnh du lịch nước nhà”, đại biểu Hưng nói và đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, học hỏi các nước để chúng ta có nguồn lực góp phần bảo hộ công dân tốt hơn.
Bày tỏ sự đồng tình với việc ban hành luật này, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng cho rằng, cần mở rộng hơn phạm vi điều chỉnh, không chỉ riêng xuất, nhập cảnh ra khỏi biên giới mà cũng phải điều chỉnh để vấn đề quản lý điều hành cũng như trách nhiệm của công dân Việt Nam và các cơ quan quản lý khi công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Đại biểu Hưng đề nghị trong các hành vi bị cấm, cần cấm công dân Việt Nam khi ra nước ngoài vi phạm luật pháp, phong tục tập quán của nước sở tại, phải cấm xâm nhập bất hợp pháp biên giới lãnh hải của nước ngoài, tránh trường hợp chúng ta xâm phạm biên giới đánh cá.
“Hàng năm, hàng trăm công dân Việt Nam mình bị bắt giữ, Chính phủ phải thương lượng để đưa công dân về nước, EU cũng phạt thẻ vàng khi cấm đánh bắt cá. Khi công dân Việt Nam ra nước ngoài, cũng cấm không được có những xâm phạm không chỉ luật pháp mà còn phong tục tập quán, mất vệ sinh, vô văn hóa, những hành vi ở nước ngoài. Ở nước ngoài vấn đề vệ sinh rất quan trọng. Văn hóa bắt đầu từ đâu? Văn hóa bắt đầu từ sạch và đẹp. Cho nên công dân Việt Nam ra nước ngoài cũng phải có hành vi nghiêm cấm”, đại biểu Hưng nói.
Đại biểu Hưng đề nghị ngoài việc công dân có quyền trong luật đã quy định, đề nghị công dân cũng có quyền phải được nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền hợp pháp của công dân ra nước ngoài.
Sáng ngày 12/6, Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Dự thảo luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam sẽ được tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp cuối năm 2019.

VP Quốc hội đề nghị Bộ Công an xác minh vụ nhắn tin đe dọa ĐBQH

(Kiến Thức) - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Văn phòng Quốc hội đã có văn bản gửi Bộ Công an xác đề nghị xác minh thông tin việc lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội một số địa phương nhận được tin nhắn tống tiền.

Nhiều luật sẽ được Quốc hội xem xét thông qua

Ngã giá tại phòng quản lý xuất nhập cảnh

Muốn làm hộ chiếu “siêu tốc”, chỉ cần chi số tiền lớn cho “cò mồi”, thậm chí trực tiếp cho cán bộ công an. Tại một số nơi, “cò mồi” và cán bộ công an dường như là một. Cảnh tượng nhức nhối này diễn ra công khai tại một số Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh (XNC) ở nhiều địa phương…

Luật ngầm
Theo Thông tư 29/2016 của Bộ Công an về hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông trong nước cho công dân Việt Nam, thời gian làm hộ chiếu không quá 8 ngày làm việc đối với hồ sơ nộp tại phòng quản lý xuất nhập cảnh, và 5 ngày làm việc tại Cục quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an). Mức phí đối với hộ chiếu mới cấp lần đầu là 200 nghìn đồng, và hộ chiếu cấp lại là 400 nghìn đồng.
Nga gia tai phong quan ly xuat nhap canh
Cận cảnh cán bộ phòng quản lý XNC Bắc Giang “làm luật”. 
Tuy nhiên, thời gian làm hộ chiếu hiện nay tại các phòng quản lý Xuất nhập cảnh thường cao hơn gấp 2 lần quy định hiện hành. Do đó, lợi dụng sự sốt ruột của người dân, một cò mồi và cán bộ đã móc nối với nhau để làm hộ chiếu nhanh với mức giá gấp cả chục lần.
Suốt hơn nhiều tháng trời có mặt tại các phòng quản lý Xuất nhập cảnh ở miền Bắc, nhóm PV đã ghi nhận nhiều hình ảnh về việc chung chi tiền để có nhanh hộ chiếu.
Tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh tỉnh Bắc Giang và Hải Dương, cảnh ngã giá của cán bộ Xuất nhập cảnh diễn ra công khai, phổ biến. Tại đây, PV ghi được rất nhiều cảnh cán bộ ngã giá thẳng thừng với người dân; mức giá làm nhanh trong 2-3 ngày là 1,6 triệu đồng; 10 ngày là 6 trăm nghìn đồng. Nhiều người làm hộ chiếu còn ngán ngẩm thở dài về sự tăng giá chóng mặt về mức phí làm nhanh. “Đợt trước, làm trong thời gian 10 ngày lấy chỉ có 400 nghìn đồng, nay đã lên tận 600 nghìn”, một người dân cho biết.