So sánh 3 ông lớn đang nổi lên nhờ vaccine COVID-19

(VietnamDaily) - VinBioCare, Nanogen và Y Dược phẩm Vimedimex đang được dư luận đặc biệt quan tâm bởi động thái tích cực liên quan đến vắc xin COVID-19.

Trong bối cảnh chưa thể tìm ra thuốc đặc trị để đẩy lùi COVID-19, vắc xin là giải pháp duy nhất giúp thế giới thoát đại dịch. Tại Việt Nam, không ít doanh nghiệp đã và đang có những động thái tích cực liên quan đến vắc xin COVID-19.
Nanogen nghiên cứu vắc xin "Made in Vietnam"
Khi Việt Nam bắt đầu thử nghiệm vắc xin COVID-19 đầu tiên trên người vào cuối tháng 12 năm ngoái, Công ty Cổ phần Sinh học Dược Nanogen gây chú ý khi là đơn vị tư nhân duy nhất tham gia vào nghiên cứu.
Công ty Cổ phần Sinh học Dược Nanogen thành lập từ tháng 9/1997, trụ sở đặt tại quận 9, TP HCM. Cũng như nhiều công ty trong nước cùng phân khúc, Nanogen chỉ được biết đến là một hãng dược, sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu.
Những năm gần đây, doanh thu hàng năm của Nanogen không có quá nhiều biến động. Năm 2019, Nanogen đạt doanh thu cao nhất 191 tỷ đồng, tăng 17% so với 3 năm trước đó. Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản của Nanogen đạt 1.369 tỷ đồng, tăng 38% so với hồi đầu năm.
So sanh 3 ong lon dang noi len nho vaccine COVID-19
 Vắc xin Nano Covax có kết quả thử nghiệm khả quan. Ảnh: Người lao động
Tuy nhiên, mọi chuyện đã khác đi kể từ ngày 17/12/2020 khi những mũi tiêm thử nghiệm đầu tiên vắc xin Nanocovax được triển khai. Kể từ đây, cái tên Nanogen gắn với loại vắc xin "Made in Vietnam" đầu tiên - Nanocovax trở nên phổ biến hơn.
Đến nay, Nano Covax là vắc xin COVID-19 đầu tiên của Việt Nam đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Ngày 16/8, Bộ Y tế cho biết tạm thời chưa phê duyệt mở rộng địa bàn nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vắc xin Nanocovax trong giai đoạn hiện nay.
Dù chưa được cấp phép khẩn cấp, Nanogen đến nay đã được biết đến là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu vắc xin nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu giá kháng thể trung hòa của vắc-xin Nano Covax cao gấp hơn 2 lần so với nhóm khỏi bệnh, tương đương hiệu quả bảo vệ là 90% trong việc ngăn ngừa COVID-19 có triệu chứng. Sau khi tiêm vắc-xin 3 tháng, hàm lượng kháng thể đặc hiệu của người tiêm Nano Covax vẫn cao hơn nhóm khỏi bệnh.
VinBioCare của Vingroup thử nghiệm lâm sàng vắc xin ARCT-154
Ngày 15/8, Trường Đại học Y Hà Nội khởi động chương trình thử nghiệm lâm sàng vắc xin ARCT-154 phòng COVID-19 giai đoạn 1 cho 100 tình nguyện viên đến từ Hà Nội.
So sanh 3 ong lon dang noi len nho vaccine COVID-19-Hinh-2
VinBioCare của Vingroup thử nghiệm lâm sàng vắc xin ARCT-154. Ảnh minh hoạ: TTXVN
Vắc xin được Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học VinBioCare của Tập đoàn Vingroup đàm phán với Công ty Arcturus Therapeutics, Inc, Mỹ để mua công nghệ vắc xin mRNA phòng COVID-19.
Với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, Tập đoàn Vingroup cho biết dự kiến xuất xưởng những lô vắc xin đầu tiên vào đầu năm 2022.
VinBioCare được Vingroup thành lập đầu tháng 6 với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, ngành nghề chính của là sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu.
VinBiocare có trụ sở tại Toà nhà văn phòng Techno Park, khu đô thị Vinhomes Ocean Park, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Chủ tịch HĐQT của VinBiocare là bà Mai Hương Nội, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup.
Rất nhanh chóng, Vingroup bước vào lĩnh vực sản xuất vắc xin nhiều khó khăn nhưng cũng hứa hẹn mang về nhiều hào quang phía trước.
Giờ đây, khi nhắc đến Vingroup, ngoài nhắc đến Vinhomes, VinFast, người ta sẽ còn nhớ đến một tập đoàn lớn đã và đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung vắc xin, đóng góp lớn vào mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng, vực dậy nền kinh tế chung.
Dược phẩm Vimedimex nhập khẩu 25 triệu vắc xin COVID-19
Công ty cổ phần y dược phẩm Vimedimex là một doanh nghiệp khác được dư luận chú ý thời gian qua khi Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì hỗ trợ Vimedimex nhập khẩu vắc xin Sputnik V về Việt Nam.
Theo đó, ngày 4/8/2021, Vimedimex trở thành đối tác chiến lược của Group 42 và Công ty Royal Strategics Partners tại UAE để nhập khẩu, phân phối vắc xin COVID-19 tại Việt Nam.
Cùng ngày, Công ty Royal Strategics Partners đã đồng ý bán và ký Hợp đồng nhập khẩu với Vimedimex 10 triệu liều vaccine COVID-19 Janssen; 5 triệu liều vắc xin COVID-19 Pfizer; 10 triệu liều vắc xin COVID-19 Sputnik V.
Hiện nay, các bên đang hoàn thiện hồ sơ pháp lý để nộp vào Bộ y tế xin cấp phép nhập khẩu và đơn hàng đầu tiên dự kiến về Việt Nam cuối tháng 8/2021, nếu được Bộ y tế phê duyệt, cấp phép nhập khẩu kịp thời.
Y Dược phẩm Vimedimex tiền thân là công ty Xuất nhập khẩu Y tế được thành lập năm 1984 và cổ phần hóa vào năm 2006 với vốn điều lệ 25 tỷ đồng. Đến nay công ty có vốn điều lệ hơn 154 tỷ đồng, tương đối nhỏ trong ngành y tế nước nhà.
So sanh 3 ong lon dang noi len nho vaccine COVID-19-Hinh-3
Ba loại vắc xin COVID-19 do Y Dược phẩm Vimedimex nhập khẩu. Ảnh: Người lao động, AFP, Getty. 
Về kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính quý 2/2021 của Vimedimex cho biết, doanh thu bán hàng hợp nhất của doanh nghiệp đạt hơn 3.960 tỷ đồng, tăng gần 3% so với doanh thu 3.846 tỷ đồng quý 2/2020.
6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của Vimedimex đạt hơn 19,2 tỷ đồng, tăng nhẹ so với lợi nhuận gần 18,7 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020.
Trên thị trường chứng khoán, trong tuần giao dịch (9 - 13/8), cổ phiếu VMD của công ty này gây bất ngờ với 5 phiên tăng kịch trần liên tiếp. Theo đó, giá cổ phiếu VMD tăng từ 24.700 đồng/cp lên 34.500 đồng/cp.
Kết thức phiên giao dịch 16/8, cổ phiếu VMD tiếp tục tăng 6,96% lên mức 36.900 đồng/cp.
Diễn biến tích cực trên sàn chứng khoán đến ngay sau thông tin Thủ tướng đã giao Bộ Y tế chủ trì hỗ trợ Y Dược phẩm Vimedimex nhập khẩu vắc xin Sputnik V về Việt Nam.

Vì sao MCG bị cưỡng chế thuế 22,5 tỷ, buộc ngừng sử dụng hoá đơn?

(Vietnamdaily) - CTCP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (HOSE: MCG) vừa công bố quyết định cưỡng chế của Cục Thuế TP Hà Nội bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.

Ngày 12/08, Cục Thuế TP Hà Nội vừa quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với MCG do Công ty có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định.

Bỏ ra 140 triệu đồng để làm nội thất siêu sang chảnh cho Toyota Innova

Một garage độ tại Ấn Độ có tên Reddy Customs đã cho ra đời phiên bản độ thương gia hoá của mẫu xe MPV Toyota Innova.

Bo ra 140 trieu dong de lam noi that sieu sang chanh cho Toyota Innova

Mới đây, một xưởng độ tại Ấn Độ có tên Reddy Customs đã cho ra đời phiên bản độ thương gia hoá của mẫu xe MPV Toyota Innova. Đáng chú ý, mức giá được đơn vị này đưa ra cho toàn bộ quá trình tu bổ xe chỉ dừng lại con số 440.000 Rupee (khoảng 140 triệu đồng). Đây được xem là số tiền rất phải chăng để biến một mẫu MPV phổ thông như Toyota Innova trở nên sang trọng và tiện nghi chuẩn thương gia.

Bo ra 140 trieu dong de lam noi that sieu sang chanh cho Toyota Innova-Hinh-2
Sự thay đổi đầu tiên mà Reddy Customs tạo ra trên bản độ Toyota Innova siêu sang nằm ở việc trang bị thêm một vách ngăn giữa hàng ghế trước và hai hàng ghế sau. Điều này sẽ tạo sự riêng tự tuyệt đối cho hành khách. Trên vách ngăn này, xưởng độ cũng sử dụng phần ốp chỉ toàn gỗ và da, kết hợp trang bị 2 màn hình giải trí riêng biệt gắn trên vách. 

Chuyên gia Indonesia hiến kế giúp đất nước đánh bại COVID-19

(VietnamDaily) - Chuyên gia dịch tễ nổi tiếng người Indonesia Pandu Riono cho rằng Indonesia cần một kế hoạch có hệ thống và mục tiêu rõ ràng chống COVID-19.

Indonesia vẫn là "tâm dịch" COVID-19 ở Đông Nam Á

Biến thể Delta với mức độ lây nhiễm cao đã khiến số ca mắc tại Indonesia tăng vọt. Dù tuyên bố làn sóng COVID-19 đạt đỉnh hồi đầu tháng 8, Indonesia hiện vẫn là tâm dịch của khu vực Đông Nam Á. Tính đến ngày 17/8, nước này ghi nhận tổng cộng hơn 3,87 triệu ca mắc, trong đó 119.000 người tử vong.

Ngày 12/8, Ủy ban Bảo vệ Trẻ em Indonesia (KPAI) cho biết, 350.000 trẻ em nước này mắc COVID-19, trong đó 777 em tử vong kể từ khi dịch bùng phát.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh viện tại Indonesia đang thiếu phòng cách ly, nguồn cung oxy, thiết bị bảo hộ cá nhân, thiết bị y tế cũng như các túi đựng thi thể. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng của Indonesia vẫn ở mức thấp.

Chuyen gia Indonesia “hien ke” giup dat nuoc danh bai COVID-19
Nhiều tình nguyện viên hỗ trợ chôn cất người tử vong vì COVID-19 tại Indonesia. Ảnh: Getty. 
CNA dẫn lời nhà dịch tễ học Pandu Riono đến từ Đại học Indonesia cho rằng Indonesia đang đối mặt với làn sóng COVID-19 kinh khủng như hiện nay bắt nguồn từ việc đánh mất cơ hội khống chế dịch bệnh vào năm ngoái.
"Nếu thủ đô Jakarta áp đặt lệnh phong tỏa thực sự nghiêm ngặt và người dân tuân thủ khi ổ dịch đầu tiên bùng phát vào đầu tháng 3/2020 thì virus 'sẽ không lây lan sang các thành phố khác ở Java hay trên các hòn đảo khác của Indonesia", ông Pandu lập luận.
Cần lập kế hoạch và mục tiêu chống dịch rõ ràng
Theo chuyên gia Pandu, Indonesia cần một kế hoạch có hệ thống và mục tiêu rõ ràng chống COVID-19 để tránh rơi vào "bẫy đại dịch" - tình cảnh mà số ca mắc và tử vong vẫn cao trong khi các bệnh viện quá tải. 
"Chính phủ nên lập kế hoạch xác định những việc cần làm và mục tiêu đạt được trong năm tới và năm sau nữa. Nếu không có kế hoạch rõ ràng, chúng ta không có cách nào có thể kiểm soát được đại dịch này", vị chuyên gia người Indonesia nói tiếp.
Chuyen gia Indonesia “hien ke” giup dat nuoc danh bai COVID-19-Hinh-2
 Nhân viên y tế kiểm tra tình hình sức khỏe của các bệnh nhân COVID-19 tại một khu cách ly ở Jakarta. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, chính phủ Indonesia cho biết họ đã có một chiến lược dài hạn để thoát khỏi đại dịch.
Cách đây hơn hai tuần, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Pandjaitan cho biết trên CNA rằng Indonesia dự kiến sẽ đẩy nhanh việc tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 lên 2,5 triệu liều mỗi ngày vào tháng 9 tới và sau đó là 5 triệu liều mỗi ngày.
Ông Luhut, người phụ trách ứng phó đại dịch của Indonesia, cho hay chính phủ đang cố gắng kiểm soát tình hình dịch bệnh ở từng hòn đảo. Ngoài ra, nước này cũng đang lên kế hoạch sống chung với COVID-19. Chẳng hạn như, người dân có thể vẫn phải đeo khẩu trang và mang theo thẻ tiêm chủng khi đi du lịch.
Khó đạt được miễn dịch cộng đồng
Theo một cuộc khảo sát được cơ quan y tế Jakarta thực hiện vào tháng 3, 44,5% trong số 10,6 triệu cư dân của thủ đô Jakarta đã mang kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2, cao hơn nhiều so với con số được báo cáo chính thức.
Dù vậy, chuyên gia Pandu cũng thừa nhận khả năng miễn dịch cộng đồng ở Jakarta khó có thể đạt được vì tỷ lệ tiêm chủng hoặc miễn dịch ở nhiều khu vực khác của Indonesia vẫn ở mức thấp.
“Khả năng miễn dịch cộng đồng ở Indonesia là rất khó đạt được. Indonesia là nước có dân số lớn với hơn 270 triệu người”, ông Pandu nói.
Vị chuyên gia cảnh báo, nếu Indonesia không thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 một cách nghiêm ngặt hơn, thì số ca mắc sẽ liên tục biến động.
Thách thức trong cuộc chiến chống COVID-19
Chuyên gia Pandu Riono cho rằng, những thách thức trong việc phòng chống dịch COVID-19 ở Indonesia bao gồm thông tin sai lệch, nguồn cung cấp vắc xin không đủ, các biện pháp khó tuân thủ và việc mở cửa trở lại quá sớm ở một số khu vực.
Pandu Riono nhận định, Indonesia có thể không có đủ 2 triệu liều vắc xin mỗi ngày trong tháng này, kèm theo đó là thách thức về hậu cần, chẳng hạn như không có đủ nhân viên y tế để thực hiện việc tiêm chủng cho người dân.
Chính phủ nên cung cấp những thông tin chính xác về vắc xin cũng như tác dụng phụ của nó, đồng thời nên nghiêm khắc đối với những thông tin sai lệch về COVID-19 và nên cảnh báo hoặc truy tố những người phát tán thông tin sai lệch.
Cũng theo chuyên gia Pandu, chính phủ nên kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các với các ngày lễ như Hari Raya Puasa và Hari Raya Haji ở nước này.
Chuyen gia Indonesia “hien ke” giup dat nuoc danh bai COVID-19-Hinh-3
Xe cứu thương chở thi thể người tử vong vì COVID-19 tới nghĩa trang ở ngoại ô Jakarta. Ảnh: AP. 
Được biết, sau lễ Hari Raya Puasa, hay Eid al-Fitr, số ca mắc COVID-19 được báo cáo hàng ngày của Indonesia đã tăng từ dưới 5.000 vào ngày 13/5 lên hơn 50.000 vào tháng 7/2021. Từ ngày 1/8 đến 11/8, các ca mắc mới được báo cáo dao động trong khoảng 20.709 đến 39.532.