Singapore sẽ là quốc gia đầu tiên ở ĐNÁ sở hữu tiêm kích tàng hình

Ngày 18/1, Bộ Quốc phòng Singapore thông báo nước này đã lựa chọn tiêm kích chiến đấu F-35 để thay thế phi đội tiêm kích chiến đấu cũ kỹ của mình, lựa chọn máy bay của Mỹ thay vì các sản phẩm của châu Âu và Trung Quốc.
 

Thông báo của Bộ Quốc phòng Singapore nêu rõ dàn máy bay chiến đấu F-16 của nước này sẽ sớm được cho ngừng hoạt động sau năm 2030 và tiêm kích F-35 đã được xác định là mô hình thay thế thích hợp nhất sẽ giúp duy trì năng lực Không quân của Singapore.
Tuy nhiên, bộ này cũng khuyến cáo Không quân Singapore trước tiên nên mua một “số lượng nhỏ” “để đánh giá toàn diện năng lực cũng như độ tương thích của các máy bay này trước khi quyết định tiếp nhận một phi đội hoàn chỉnh.
Trong một phát biểu đăng tải trước đó ngày 18/1, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen nhấn mạnh nước này đã phải mất tới hơn 5 năm để quyết định mua loại máy bay chiến đấu nào. Do đó, Singapore cần phải xem xét kỹ lưỡng và chi tiết thương vụ này. Ông Ng cũng cho biết các cơ quan của Singapore sẽ sớm khởi động đối thoại với đối tác Mỹ để thúc đẩy tiến trình mua máy bay. Hai bên dự kiến sẽ phải cần 9-12 tháng để hoàn tất các điều khoản trong thương vụ này.
Singapore se la quoc gia dau tien o DNA so huu tiem kich tang hinh
Máy bay F-35 của Mỹ do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất trong một chuyến bay thử nghiệm tại Fort Worth, bang Texas. Nguồn ảnh: Aviation.. 
Trước đó, Singapore, một trong những quốc gia có quân đội hiện đại nhất châu Á, tuyên bố đang cân nhắc giữa máy bay chiến đấu F-35 của tập đoàn Lockheed Martin với máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của châu Âu và các tiêm kích chiến đấu tàng hình do Trung Quốc chế tạo để thay thế các máy bay cũ trong quân đội.
Tiêm kích F-35 là một trong những mẫu máy bay chiến đấu hiện đại nhất thế giới và các thương vụ bán F-35 đóng góp khoảng 25% tổng doanh thu của Lockheed Martin. Theo hợp đồng giữa Lockheed Martin và Bộ Quốc phòng Mỹ, giá của một chiếc F-35A, mẫu phổ biến nhất của dòng F-35, vào khoảng 90 triệu USD.
Tuy nhiên, dù hiện đại bậc nhất, các máy bay F-35 cũng không tránh được một số "điều tiếng" về lỗi kỹ thuật. Hồi năm ngoái, tất cả các máy bay F-35 cả trong và ngoài nước của Lockheed Martin đã bị cấm bay để kiểm tra động cơ sau khi xảy ra một vụ rơi máy bay vào cuối tháng 9/2018 tại căn cứ quân sự Beaufort, bang Carolina Nam.

Trung Quốc sắp sở hữu tiêm kích tàng hình hai chỗ ngồi đầu tiên

Tờ Thời báo Hoàn cầu trích dẫn các nguồn tin quân sự trong nước ngày 16-1 cho hay, Quân đội Trung Quốc đang dự định phát triển biến thể của dòng máy bay chiến đấu tàng hình J-20 trở thành máy bay tàng hình đầu tiên trên thế giới có hai chỗ ngồi.

Theo đó, biến thể đang được phát triển của J-20 được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ ném bom, tác chiến điện tử và có thể được triển khai từ các tàu sân bay. Đặc biệt, phiên bản nâng cấp này sẽ đưa J-20 trở thành máy bay tàng hình hai chỗ ngồi đầu tiên trên thế giới.

Australia nhận F-35 giữa nghi ngờ về chi phí và hiệu quả

(Kiến Thức) - Không quân Australia đã nhận được 2 tiêm kích tàng hình F-35 nhưng các vấn đề về chi phí và hiệu suất chiến đấu đang phủ bóng đen lên kế hoạch mua sắm của Canberra.

Hôm 10/12, hai tiêm kích tàng hình F-35 trong số 72 chiếc mà chính phủ Australia ký hợp đồng mua đã đến căn cứ không quân RAAF Williamtown, bang New South Wales, Australia. Sự kiện này đánh dấu cột mốc mới trong chương trình hiện đại hóa quân sự của Canberra, South China Morning Post đưa tin.

Chính phủ Australia đã chi 17 tỷ USD để mua 72 tiêm kích F-35. Tuy nhiên, tổng số tiền cho chương trình có thể cao hơn và chi phí vận hành, bảo trì chưa thể ước tính được con số chính xác. Bản chất của chương trình tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35 là chưa thể xác định giá cuối cùng, hay chi phí vận hành, bảo trì. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy cho các quốc gia mua sắm F-35 khi luôn ở thế bị động.