Singapore sắm tên lửa mạnh gần bằng nửa S-300 VN

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Singapore đã quyết định mua hệ thống phòng không Aster 30 có tầm bắn gần một nửa S-300PMU-1 của Việt Nam.

Hãng thông tấn AFP dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Singapore, nước này sẽ mua hệ thống phòng không của châu Âu để thay thế cho các khẩu đội tên lửa HAWK do Mỹ chế tạo đã lỗi thời.
Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen cho biết, hệ thống tên lửa đất đối không ASTER 30 do Tập đoàn MBDA (Cộng hòa Pháp) phát triển cho phép bảo vệ nước này chống lại nhiều mối đe dọa trên không gồm cả tiêm kích phản lực, trực thăng, UAV và vũ khí chính xác cao.
“ASTER 30 mạnh hơn gấp nhiều lần hệ thống phòng không I-HAWK của chúng ta”, ông Ng Eng Hen nói với Quốc hội. Tuy nhiên, ông này không tiết lộ giá trị của bản hợp đồng này.
“Hệ thống ASTER 30 được sử dụng ở Pháp, Italy sẽ cung cấp sự bảo vệ thành phố với khả năng chống tên lửa và máy bay lên tới 70km”, Bộ Quốc phòng Singapore cho biết.
Thử nghiệm đạn tên lửa Aster-30.
 Thử nghiệm đạn tên lửa Aster-30.
Hiện nay, trong biên chế Quân đội Singapore chỉ có hệ thống phòng không I-HAWK do Mỹ chế tạo, đạt tầm bắn tối đa khoảng 40km. Ngoài ra, còn có hệ thống phòng không tầm ngắn Spyder với cự ly 15km.
Bộ trưởng Ng Eng Hen cũng tiết lộ thêm rằng, Singapore đang tìm cách nâng cấp phi đội máy bay tiêm kích F-16 với việc hiện đại hóa hệ thống điện tử và kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Singapore vẫn tiếp tục đánh giá tiêm kích tàng hình F-35 JSF như là sự thay thế cho máy bay tiêm kích cũ của nước này.
Tuy chỉ là đất nước có diện tích nhỏ bé ở Đông Nam Á, nhưng Singapore lại là quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn nhất khu vực. Theo công bố chính thức, ngân sách quốc phòng năm 2013 của Singapore khoảng 9,79 tỷ USD, tăng hơn so với năm 2012.

Singapore mua siêu tiêm kích F-35?

Trong một bài phát biểu, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Singapore Ng Eng hen tuyên bố, nước này đang tiến hành những bước cuối cùng đánh giá F-35. Việc này nhằm mục đích mua F-35 trang bị cho Không quân Singapore trong tương lai gần.

Việt Nam, Singapore ký biên bản ghi nhớ cứu hộ tàu ngầm

(Kiến Thức) - Hải quân Nhân dân Việt Nam và Hải quân Singapore vừa ký kết biên bản ghi nhớ về cứu hộ tàu ngầm.

Quân đội nước nào sở hữu nhiều “rồng lửa” nhất ĐNA?

Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đầu tư khá ít cho lực lượng phòng không (kể cả Singapore và Indonesia). Các lực lượng các nước này hầu như chỉ trang bị một số ít tên lửa phòng không tầm thấp, tầm trung. Vì vậy, nếu xét về sức mạnh và số lượng kiểu loại thì Việt Nam là quốc gia trang bị nhiều “rồng lửa” nhất khu vực (7 loại).
Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đầu tư khá ít cho lực lượng phòng không (kể cả Singapore và Indonesia). Các lực lượng các nước này hầu như chỉ trang bị một số ít tên lửa phòng không tầm thấp, tầm trung. Vì vậy, nếu xét về sức mạnh và số lượng kiểu loại thì Việt Nam là quốc gia trang bị nhiều “rồng lửa” nhất khu vực (7 loại).

Đầu tiên là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao S-75 Dvina (Nga sản xuất). Loại tên lửa này đã được quân đội ta hiện đại hóa lên chuẩn S-75M3 mạnh hơn tăng tầm bắn tới 60km, độ cao diệt mục tiêu 27km. Trong ảnh là “rồng lửa” S-75M3 rời bệ phóng trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của Quân chủng Phòng không – Không quân.
Đầu tiên là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao S-75 Dvina (Nga sản xuất). Loại tên lửa này đã được quân đội ta hiện đại hóa lên chuẩn S-75M3 mạnh hơn tăng tầm bắn tới 60km, độ cao diệt mục tiêu 27km. Trong ảnh là “rồng lửa” S-75M3 rời bệ phóng trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của Quân chủng Phòng không – Không quân.

Thứ 2 là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – xa S-125 Pechora (Nga sản xuất). Một số đơn vị S-125 cũng đã được quân đội ta hiện đại hóa lên chuẩn S-125-2TM có những sự cải tiến đáng kể về radar, đạn tên lửa, khả năng triển khai thu hồi nhanh.
Thứ 2 là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – xa S-125 Pechora (Nga sản xuất). Một số đơn vị S-125 cũng đã được quân đội ta hiện đại hóa lên chuẩn S-125-2TM có những sự cải tiến đáng kể về radar, đạn tên lửa, khả năng triển khai thu hồi nhanh.

Hệ thống S-125-2TM hiện đại hóa có khả năng diệt mục tiêu ở tầm 35km, tầm cao đạt 25km. Thậm chí, hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình với độ chính xác tới 80%. Trong ảnh là đạn tên lửa S-125-2TM rời bệ phóng tấn công mục tiêu trong diễn tập ở trường bắn TB1.
Hệ thống S-125-2TM hiện đại hóa có khả năng diệt mục tiêu ở tầm 35km, tầm cao đạt 25km. Thậm chí, hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình với độ chính xác tới 80%. Trong ảnh là đạn tên lửa S-125-2TM rời bệ phóng tấn công mục tiêu trong diễn tập ở trường bắn TB1.

Thứ 3 là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp tự hành 9K35 Strela 10 mà ta nhận được từ Liên Xô trong giai đoạn 1985-1986 (20 bệ phóng và 500 đạn). Hiện nay, cũng có thể chúng ta đã tự làm chủ công nghệ sản xuất đạn cho loại tên lửa này.
Thứ 3 là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp tự hành 9K35 Strela 10 mà ta nhận được từ Liên Xô trong giai đoạn 1985-1986 (20 bệ phóng và 500 đạn). Hiện nay, cũng có thể chúng ta đã tự làm chủ công nghệ sản xuất đạn cho loại tên lửa này.

9K35 Strela 10 đạt tầm bắn xa đến 5km, độ cao diệt mục tiêu từ 10m tới 3.500m.
9K35 Strela 10 đạt tầm bắn xa đến 5km, độ cao diệt mục tiêu từ 10m tới 3.500m.

Thứ 4 là tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tầm thấp 9K32 Strela 2 được viện trợ cho Việt Nam từ năm 1972 (quân đội ta định danh là A72). Chúng ta có thể đã tự sản xuất được loại vũ khí phòng không hiệu quả này.
Thứ 4 là tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tầm thấp 9K32 Strela 2 được viện trợ cho Việt Nam từ năm 1972 (quân đội ta định danh là A72). Chúng ta có thể đã tự sản xuất được loại vũ khí phòng không hiệu quả này.

Tên lửa 9K32 Strela 2 đạt tầm bắn xa đến 4,2km, độ cao diệt mục tiêu từ 50m tới 2,3km.
 Tên lửa 9K32 Strela 2 đạt tầm bắn xa đến 4,2km, độ cao diệt mục tiêu từ 50m tới 2,3km.

Thứ 5 là tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tầm thấp 9K38 Igla có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 5,2km, tầm cao 3,5km. Ảnh minh họa nước ngoài.
Thứ 5 là tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tầm thấp 9K38 Igla có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 5,2km, tầm cao 3,5km. Ảnh minh họa nước ngoài.

Thứ 6 là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub (Việt Nam nhận được 10 hệ thống cùng 600 quả đạn giai đoạn 1979-1980). Đạn tên lửa của 2K12 Kub có thể diệt mục tiêu ở tầm xa đến 24km, độ cao diệt mục tiêu từ 50m tới 12km. Ảnh minh họa nước ngoài.
Thứ 6 là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub (Việt Nam nhận được 10 hệ thống cùng 600 quả đạn giai đoạn 1979-1980). Đạn tên lửa của 2K12 Kub có thể diệt mục tiêu ở tầm xa đến 24km, độ cao diệt mục tiêu từ 50m tới 12km. Ảnh minh họa nước ngoài.

“Khủng nhất” trong lực lượng phòng không Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung là hệ thống tên lửa tầm cao S-300 PMU-1. Việt Nam có trong biên chế 2 tiểu đoàn tên lửa loại này ở miền Bắc và miền Nam.
“Khủng nhất” trong lực lượng phòng không Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung là hệ thống tên lửa tầm cao S-300 PMU-1. Việt Nam có trong biên chế 2 tiểu đoàn tên lửa loại này ở miền Bắc và miền Nam.

S-300 PMU-1 được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không (máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình và thậm chí là tên lửa đạn đạo). Trong ảnh là đài radar chiếu xạ và điều khiển hỏa lực 30N6E có thể theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn bắn tên lửa hạ 6 mục tiêu cùng lúc.
S-300 PMU-1 được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không (máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình và thậm chí là tên lửa đạn đạo). Trong ảnh là đài radar chiếu xạ và điều khiển hỏa lực 30N6E có thể theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn bắn tên lửa hạ 6 mục tiêu cùng lúc.

Bệ phóng di động của S-3000 PMU-1 lắp 4 ống phóng tên lửa đạt tầm bắn xa tới 150km, độ cao từ 5m tới 27km.
Bệ phóng di động của S-3000 PMU-1 lắp 4 ống phóng tên lửa đạt tầm bắn xa tới 150km, độ cao từ 5m tới 27km.

Trong ảnh là đạn tên lửa hệ thống S-300 rời bệ phóng di động. Ảnh minh họa nước ngoài.
Trong ảnh là đạn tên lửa hệ thống S-300 rời bệ phóng di động. Ảnh minh họa nước ngoài.