Siêu dự án chống ngập 10.000 tỉ ở Sài Gòn đã hẹn ngày vận hành

(Vietnamdaily) - Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan khẳng định dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng đến cuối năm 2019 cơ bản hoàn thành. Đến tháng 6/2020, dự án sẽ chính thức đi vào vận hành.

Ngày 19/7, UBND TP HCM tổ chức họp kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng 6 tháng trên địa bàn. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp.

Theo báo cáo của chủ đầu tư, tính đến cuối tháng 5 năm nay, dự án "giải quyết ngập do triều khu vực TP có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu" (giai đoạn 1) đã thi công được 75%. Khối lượng tương ứng với khối lượng xây lắp là 5.180/6.907 tỉ đồng; giá trị giải ngân chi phí Bồi thường Giải phóng mặt bằng là 32,15 tỉ đồng.

Đây là dự án có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng, thuộc Nhóm A, thực hiện theo hình thức đầu tư PPP (áp dụng loại Hợp đồng BT). Dự án hiện nay đang chậm tiến độ so với dự kiến ban đầu đưa ra là hoàn thành vào tháng 6/2019.

Theo đó, cống Bến Nghé đã thi công được 84%, cống Tân Thuận đạt 69%, cống Phú Xuân 75%, cống Mương Chuối 95%, cống Cây Khô 70%, cống Phú Định 65%, đê/kè 58% và cơ khí thiết bị hoàn thành được 75%.

Sieu du an chong ngap 10.000 ti o Sai Gon da hen ngay van hanh
Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng sẽ vận hành vào đầu năm 2020.

Ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, đây là dự án rất quan trọng, được người dân quan tâm, yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ để dự án sớm hoàn thành.

Một trong những lí do khiến dự án chậm tiến độ vì vướng mặt bằng thi công và vấn đề đền bù, tái định cư cho người dân sau khi giải phóng mặt bằng.

Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết, quan điểm của TP là tất cả người dân đều phải được tái định cư dù họ không đủ điều kiện. Theo đó, TP sẽ vận dụng tối đa các hỗ trợ để người dân đủ tiền mua đất.

Ông Hoan cũng cho biết, TP đã làm việc Ngân hàng BIDV về vấn đề gia hạn tái cấp vốn. Các bên cùng thống nhất một số việc, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ để gỡ điểm vướng này. Ngân hàng sẽ hướng dẫn cho TP, nhà đầu tư các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ để gia hạn thời gian cấp vốn.

Vị Phó Chủ tịch UBND TP HCM khẳng định đến cuối năm 2019 dự án cơ bản hoàn thành. Đến tháng 6/2020, dự án sẽ chính thức đi vào vận hành.

Thiếu tướng Lê Văn Cương: QH nên giám sát dự án BT 10.000 tỷ của Trung Nam Group

Đó là kiến nghị của Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) về những dấu hiệu khất tất của Trung Nam Group tại dự án BT 10.000 tỷ chống ngập ở TP. HCM.

Trước đó, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã đề cập nhiều vi phạm của nhà đầu tư dự án là Trung Nam Group. Theo đó, trong công tác lập thẩm định và phê duyệt Tổng mức đầu tư dư án, Trung Nam Group đã tính toán sai khối lượng, sáp dụng sai đơn giá, vận dụng máy thi công và nhân công K3 làm tăng tổng mức đầu tư số tiền hơn 402 tỷ đồng. Đối với công tác lập thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở, theo KTNN, các bên đã lựa chọn giải pháp thiết kế cơ sở chưa phù hợp, dẫn đến điều chỉnh thay đổi trong quá trình triển khai, thay đổi đổi biện pháp cho hầm vượt sống Sài Gòn, điều chỉnh trụ pin và bản đáy khi thiết kế bản vẽ thi công.

Dự án BT chống ngập 10.000 tỷ: “Việc tái khởi động thuộc thẩm quyền Trung Nam Group“

Đó là ý kiến của Liên danh Tư vấn Giám sát Hợp đồng (TVGSHĐ) trong kiến nghị mới đây gửi UBND TP.HCM về những vấn đề tồn tại cần được xử lý ngay tại dự án chống ngập gần 10.000 tỷ do Trung Nam Group làm nhà đầu tư.

Du an BT chong ngap 10.000 ty: “Viec tai khoi dong thuoc tham quyen Trung Nam Group
Nhiều bất cập tại dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng 
Những vấn đề nổi cộm chưa được giải quyết

Chưa chốt được thời gian khởi công lại dự án chống ngập 10.000 tỷ

(Kiến Thức) - Theo lãnh đạo Trung tâm chống ngập TP HCM, đến nay TP vẫn chưa chốt được thời gian khởi công lại dự án chống ngập vì đang chờ các sở ngành kiểm tra, rà soát.

Liên quan đến dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng hiện đang phải tạm ngưng thi công, ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng quản lý hệ thống thoát nước – Trung tâm chống ngập TP.HCM cho biết, hiện nay các sở ngành đang tập trung rà soát, tham mưu UBND TP giải quyết.

Sau khi hoàn chỉnh thủ tục liên quan, điều chỉnh dự án mới có thể khởi động trở lại.