Shangri La 2019: Đối sách của Đông Nam Á giữa “tâm bão” Mỹ-Trung

Cạnh tranh Mỹ - Trung có ảnh hưởng gì đến Đông Nam Á và khu vực này có thể làm gì để đối phó với những thay đổi này?

Shangri La 2019 - Đấu trường cạnh tranh Mỹ - Trung
Hội nghị cấp cao An ninh châu Á (hay còn được biết đến với tên Đối thoại Shangri-La) lần thứ 18 chính thức khai mạc vào lúc 19h tối 31/5, theo giờ Việt Nam và kéo dài đến 2/6.
Shangri La 2019: Doi sach cua Dong Nam A giua “tam bao” My-Trung
 Cạnh tranh Mỹ - Trung có ảnh hưởng gì đến Đông Nam Á và khu vực này có thể làm gì để đối phó với những thay đổi này? Ảnh: Reuters.
Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tham dự diễn đàn này trong gần 1 thập kỷ, trong khi phía Mỹ với sự tham dự của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan dự kiến cũng sẽ trình bày một số điểm cụ thể trong chiến lược quốc phòng của nước này về một Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do.
Tại Đông Nam Á, cạnh tranh Mỹ-Trung gia tăng là một dấu hiệu đáng lo ngại cho an ninh, chủ quyền và thịnh vượng của khu vực.
Tướng Joseph Dunford – Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ cáo buộc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã "nuốt lời" khi Bắc Kinh tiến hành quân sự hóa Biển Đông.
"Trở lại năm 2016, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết với Tổng thống Barack Obama sẽ không quân sự hóa khu vực này. Nhưng những gì chúng ta thấy ngày nay thì ngược lại với những cơ sở lưu trữ đạn dược hay những cuộc thử tên lửa phòng thủ của Trung Quốc”, ông Dunford nói.
Trong khi đó, phát biểu với báo giới trên đường đến Jakarta ngày 29/5, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Shanahan cho biết Trung Quốc vẫn là ưu tiên hàng đầu của ông dù những đe dọa ở Trung Đông và Triều Tiên khiến người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ phải tốn không ít thời gian.
"Thực hiện Chiến lược Phòng thủ Quốc gia là ưu tiên hàng đầu của tôi và Trung Quốc chính là ưu tiên này".
Các quan chức Mỹ cho biết chuyến công du châu Á - Thái Bình Dương của ông Shanahan là một "chuyến đi nghe ngóng" tình hình khi Washington đang tìm cách đảm bảo cam kết của các đồng minh đối với an ninh khu vực.
Việc Trung Quốc cử một phái đoàn tham dự diễn đàn Đối thoại Shangri –La không chỉ gồm các chuyên gia về hợp tác quân sự quốc tế và quan hệ quốc phòng mà còn cả các quan chức cao cấp có kinh nghiệm lãnh đạo đã cho thấy Bắc Kinh muốn sử dụng cơ hội này để làm rõ lập trường và bảo vệ vị thế của mình tại khu vực.
Sau nhiều tháng đáp trả thuế quan lẫn nhau, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang cạnh tranh để thuyết phục các đồng minh vẫn còn hoài nghi trong khu vực về phe mình.
Trong bối cảnh đó, liệu cạnh tranh Mỹ - Trung có ảnh hưởng gì đến Đông Nam Á và khu vực này có thể làm gì để đối phó với những thay đổi này?
Đông Nam Á trong “tâm bão” Mỹ-Trung
Đông Nam Á không còn xa lạ với việc phải đối phó với những thay đổi trong quan hệ giữa các cường quốc trên thế giới. Các quốc gia Đông Nam Á từng rơi vào tình thế này trong Chiến tranh Lạnh khi Mỹ và Liên Xô đối đầu. Đông Nam Á cũng luôn phải điều chỉnh để thích nghi với những thay đổi trong quan hệ Mỹ - Trung.
Những lo ngại về căng thẳng Mỹ - Trung đã gia tăng trong những năm qua. Khác biệt về lập trường của 2 nước trong nhiều vấn đề làm dấy lên những câu hỏi như liệu hai bên có thể điều chỉnh chiến lược để "thích nghi" với các lợi ích với nhau hay không và điều này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của trật tự khu vực này như thế nào.
Cạnh tranh Mỹ - Trung đang ngày càng tích tụ nhiều mâu thuẫn và có nguy cơ vượt qua những ranh giới mong manh để trở thành một cuộc đối đầu.
Hai nhà phân tích Nick Bisley Brendan Taylor đã nhận định trên trang Nikkei Asian Review rằng, các nước Đông Nam Á thường tránh công khai đứng về một phía với tuyên bố "chúng tôi không muốn chọn bên nào". Tuy nhiên, tránh đưa ra lựa chọn có thể sẽ là một giải pháp ngày càng khó khăn hơn với các quốc gia này trong giai đoạn cạnh tranh mới giữa các nước lớn như hiện nay.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã khẳng định hồi tháng 11/2018 rằng sẽ đến thời điểm mà các nước ASEAN bị đẩy đến tình thế phải chọn 1 trong 2 bên.
Cạnh tranh giữa các cường quốc không phải là điều gì mới trong quan hệ quốc tế nhưng nếu không được giải quyết hợp lý, vấn đề này có thể đe dọa đến sự ổn định khu vực.
Tuy nhiên, Siswo Pramono, người đứng đầu Trung tâm Phân tích và Phát triển Chính sách của Bộ Ngoại giao Indonesia thì lại có quan điểm khác. Chuyên gia này nhận định tốc độ phát triển kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã giúp 10 nước thành viên tạo được ảnh hưởng chưa từng có.
"Chúng tôi không phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc bởi chúng tôi có "miếng bánh" của mình. "Miếng bánh" ấy là vị trí chiến lược của chúng tôi và thị trường khu vực đang phát triển nhanh chóng. Chúng tôi không phải quan tâm Mỹ hay Trung Quốc nói gì bởi quyết định là phụ thuộc vào chúng tôi".
Đối thoại Shangri-La được thành lập để thúc đẩy đối thoại, tăng cường niềm tin và trao đổi về các mối quan tâm chung giữa các quốc gia trong khu vực. Nhưng ngày nay nó đã trở thành nơi để Mỹ - Trung "đọ sức" với nhau qua những tầm nhìn chiến lược được trình bày. Bắc Kinh và Washington đều sẽ tận dụng diễn đàn này để thực hiện các mục tiêu của họ trong khu vực.
Đối sách của Đông Nam Á
Mặc dù Đông Nam Á có thể tận dụng cạnh tranh Mỹ - Trung để đạt được lợi ích nhưng một loạt các thách thức khác cũng hạn chế khả năng của họ như những căng thẳng chính trị trong nước và những vấn đề nội bộ của ASEAN.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là xoay xở để tồn tại trong "cơn bão" Mỹ- Trung trong những năm tới nằm ngoài khả năng của các nước Đông Nam Á. Thực tế thì vẫn còn nhiều điều khu vực này có thể thực hiện để định hình sự cạnh tranh này theo hướng tích cực cũng như hạn chế những tác động tiêu cực có thể xảy ra.
Trước tiên, các chính phủ Đông Nam Á nên làm sáng tỏ quan điểm của họ về sự liên quan của khu vực này trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung. Thay vì chỉ nhìn nhận mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với Mỹ và Trung Quốc theo kiểu chọn phe, nghĩa là ngả về phía nước này và tránh xa nước kia thì cần phải xem xét mối quan hệ này theo một hình lăng trụ đa diện, nghĩa là xác định rõ những tiêu chí có thể hợp tác vì lợi ích phát triển chứ không phải chỉ vì ủng hộ riêng quốc gia nào. Thủ tướng Malaysia Mahathir tuyên bố nước này sẽ hợp tác với tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei bất chấp căng thẳng Mỹ- Trung bởi :"Nghiên cứu của Huawei vượt xa Malaysia. Chúng tôi sẽ tận dụng công nghệ của họ nhiều nhất có thể".
Thứ hai, các nước Đông nam Á nên tăng cường hợp tác với các cường quốc khác ngoài Mỹ và Trung Quốc để đưa ra những giải pháp bao quát hơn trước những thách thức khu vực. Một vấn đề có thể kể tới như cơ sở hạ tầng, Đông Nam Á có thể hợp tác với các quốc gia khác để giải quyết nhu cầu phát triển thực sự của mình thay vì tập trung vào những cuộc tranh luận giữa Mỹ và Trung Quốc về các vấn đề trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.
Thứ ba, các quốc gia trong khu vực phải chủ động trong việc đảm bảo Đông Nam Á vẫn giữ quan điểm trung lập đối với các cuộc thảo luận đang diễn ra trong việc định hình tương lai cấu trúc an ninh khu vực.
Thứ tư, khu vực này phải tăng cường thực hiện các quy định khu vực cũng như quốc tế để đối phó với tranh chấp Mỹ - Trung, thậm chí cả khi 2 nước này không sẵn sàng thực hiện. Thúc đẩy các thể chế mà ASEAN là trung tâm là điều cần thiết đối với trật tự khu vực dựa trên các quy tắc cũng như tầm quan trọng của việc tự do hàng hải ở Biển Đông.
Thứ năm, các nước Đông Nam Á nên tăng cường đoàn kết với nhau, hạn chế những chia rẽ trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng.
Thứ sáu, các nước Đông Nam Á nên "tăng khả năng đề kháng" trước những thay đổi trọng tâm của các cường quốc, từ chủ nghĩa bảo hộ gia tăng của Mỹ đến chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Shangri-La 2018: Mỹ tăng cường hợp tác an ninh với ASEAN

Trong cuộc gặp bên lề Đối thoại Shangri-la (SLD) vừa khai mạc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo hãng tin Kyodo, ngày 1/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định chủ trương của Mỹ tăng cường hợp tác an ninh với các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Trong cuộc gặp bên lề Hội nghị An ninh châu Á ở Singapore, được biết tới với tên gọi Đối thoại Shangri-la (SLD), vừa khai mạc, Bộ trưởng Mattis và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ngưỡng mộ thành tựu của 4 vị Thủ tướng Anh nổi tiếng nhất

(Kiến Thức) - Trong khoảng thời gian lãnh đạo đất nước, Thủ tướng Winston Churchill hay "Bà đầm thép" Magaret Thatcher,... đều đạt được những thành tựu đáng nể, để lại dấu ấn lớn trong lòng người dân nước Anh.

Nguong mo thanh tuu cua 4 vi Thu tuong Anh noi tieng nhat
 Thủ tướng Winston Churchill là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử nước Anh. Ông là Thủ tướng Anh trong nhiệm kỳ 1940-1945 và 1951-1955. Dấu ấn lớn nhất trong cuộc đời Thủ tướng Churchill phải kể đến vai trò của ông trong việc dẫn dắt nước Anh đoàn kết, đi qua những ngày tháng "đen tối" của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: UPI.

Nguong mo thanh tuu cua 4 vi Thu tuong Anh noi tieng nhat-Hinh-2
 Sau khi trở thành Thủ tướng Anh vào tháng 5/1940 trong bối cảnh Thế chiến II bắt đầu diễn ra ác liệt và phát xít Đức xâm lược nhiều nước Châu Âu, ông Churchill đã giúp lãnh đạo quân Đồng minh cùng nước Mỹ và Liên Xô đánh bại phe Trục và xây dựng lại hòa bình thời hậu chiến. Ảnh: DE.

Nguong mo thanh tuu cua 4 vi Thu tuong Anh noi tieng nhat-Hinh-3
 Tái đắc cử vị trí Thủ tướng Anh năm 1951, ông Churchill đã đưa ra những cải cách quan trọng trong nước. Có thể nói, trong lòng người dân Anh, Thủ tướng Churchill là một anh hùng dân tộc. Ảnh: NP. 

Nguong mo thanh tuu cua 4 vi Thu tuong Anh noi tieng nhat-Hinh-4
 Tính đến thời điểm hiện tại, ông Churchill vẫn là Thủ tướng Anh duy nhất nhận giải thưởng Nobel Văn học, và được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý khác. Ảnh: Daily Mail. 

Nguong mo thanh tuu cua 4 vi Thu tuong Anh noi tieng nhat-Hinh-5
Nhắc đến những vị Thủ tướng nổi tiếng nhất nước Anh không thể không kể đến nữ Thủ tướng Magaret Thatcher. Với những quan điểm và chính sách cứng rắn nên bà còn được mệnh danh là "Bà đầm thép". Bà là Thủ tướng Anh trong suốt 11 năm, từ tháng 5/1979 đến tháng 11/1990. Ảnh: Telegraph.  

Nguong mo thanh tuu cua 4 vi Thu tuong Anh noi tieng nhat-Hinh-6
 Thành tựu chủ yếu được ghi nhận của Thủ tướng Magaret Thatcher đó là trong lĩnh vực kinh tế. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, bà đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm chấm dứt việc chính phủ can thiệp quá mức vào nền kinh tế như tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, giảm chi phí cho các dịch vụ y tế và nhà ở, thực hiện chính sách nhằm cân bằng ngân sách và kiềm chế lạm phát,... Ảnh: AP. 

Nguong mo thanh tuu cua 4 vi Thu tuong Anh noi tieng nhat-Hinh-7
 Nữ thủ tướng đầu tiên của Anh là người đặt nền móng cho chính sách đối ngoại độc lập và mạnh mẽ hơn của Anh trong thập niên 1980. Ảnh: NG.

Nguong mo thanh tuu cua 4 vi Thu tuong Anh noi tieng nhat-Hinh-8
 Với những cống hiến của mình, bà được nhiều người ca ngợi là người có công cải cách nền kinh tế của nước Anh. Năm 2002, BBC xếp nữ Thủ tướng Magaret Thatcher ở vị trí thứ 16 trong danh sách 100 người Anh vĩ đại nhất mọi thời đại. Ảnh: NYT. 

Nguong mo thanh tuu cua 4 vi Thu tuong Anh noi tieng nhat-Hinh-9
 Ông Tony Blair là Thủ tướng Anh trong khoảng thời gian từ tháng 5/1997 đến tháng 6/2007. Ảnh: YN. 
Nguong mo thanh tuu cua 4 vi Thu tuong Anh noi tieng nhat-Hinh-10
 Trong suốt 10 năm cầm quyền, ông Tony cũng mang lại nhiều điều tốt đẹp cho đất nước. Mặc dù vậy, những "di sản" này lại không được người dân Anh nhớ đến nhiều. Ảnh: The Times.

Nguong mo thanh tuu cua 4 vi Thu tuong Anh noi tieng nhat-Hinh-11
 Đáng chú ý nhất trong số những thành tựu mà ông Tony đạt được đó là "giúp" London giành quyền đăng cai Thế vận hội 2012 và là "kiến trúc sư" cho thỏa thuận hòa bình Bắc Ireland. Ảnh: HT. 

Nguong mo thanh tuu cua 4 vi Thu tuong Anh noi tieng nhat-Hinh-12
 Thỏa thuận hòa bình mang tính lịch sử này có tên "Ngày thứ Sáu tốt lành" được ký năm 1998 giúp chấm dứt cuộc xung đột tôn giáo kéo dài suốt 3 thập kỷ vốn khiến hơn 3.500 thiệt mạng. Ảnh: Time. 

Nguong mo thanh tuu cua 4 vi Thu tuong Anh noi tieng nhat-Hinh-13
 Người kế nhiệm ông Tony là Thủ tướng Gordon Brown, đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu Chính phủ Anh trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2010. Ảnh: DE. 
Nguong mo thanh tuu cua 4 vi Thu tuong Anh noi tieng nhat-Hinh-14
 Tuy nhiên, những thành tựu của ông Brown chủ yếu được ghi nhận trong thời gian ông làm Bộ trưởng Tài chính Anh (1997-2007). Ông từng được coi là một trong những Bộ trưởng Tài chính thành đạt và quyền lực nhất trong chính phủ của Thủ tướng Tony Blair. Ảnh: The Times. 

Nguong mo thanh tuu cua 4 vi Thu tuong Anh noi tieng nhat-Hinh-15
 Cụ thể, 3 thành tựu đặc biệt của Bộ trưởng Tài chính Anh Gordon Brown trong suốt một thập niên đương chức đó là: Dẫn dắt thời kỳ tăng trưởng lâu dài nhất; biến Ngân hàng Anh Quốc thành một định chế độc lập; và kiến tạo một thỏa ước về nạn nghèo đói và biến đổi khí hậu tại Hội nghị thượng đỉnh G8 năm 2005. Ảnh: MM.