SEVEN.am bị tố nhập hàng Trung Quốc rồi cắt mác: "Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự"

(Kiến Thức) - Xoay quanh nghi vấn SEVEN.am bị tố nhập hàng Trung Quốc rồi cắt mác, luật sư Đặng Văn Cường nhận định, việc một doanh nghiệp cắt nhãn mác hàng hóa để dán mác thương hiệu khác vào là hành vi lừa dối khách hàng.

Dư luận đang xôn xao trước thông tin nghi vấn thương hiệu thời trang SEVEN.am nhập hàng Trung Quốc rồi cắt mác, bán ra thị trường.
Theo báo Tuổi trẻ Thủ đô, những kiện hàng như túi, khăn, quần áo… được đưa về kho của Công ty cổ phần MHA ở tầng 4, tòa nhà Hesco (địa chỉ 135 Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội). Trước khi xuất đi hàng chục showroom, các công nhân sẽ kiểm tra từng sản phẩm, nếu thấy bất kỳ chữ Trung Quốc nào sẽ phải loại bỏ ngay và thay vào đó bằng nhãn hiệu SEVEN.am.
SEVEN.am bi to nhap hang Trung Quoc roi cat mac:
Sản phẩm được cắt chữ Trung Quốc tại kho SEVEN.am. (Nguồn: Tuổi trẻ Thủ đô).  
Trước lùm xùm này, trả lời một số cơ quan truyền thông ông Nguyễn Vũ Hải Anh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần MHA xác nhận có nhập hàng Trung Quốc nhưng đều có hóa đơn. Vị Tổng giám đốc Công ty cổ phần MHA đồng thời khẳng định: "Đôi khi có cắt mác cổ vì khách hàng kêu ngứa, những chỗ khác như mác sườn thì vẫn còn. Tôi khẳng định những sản phẩm nào bên tôi không sản xuất thì không gắn mác SEVEN.am. Khi bán hàng nhân viên cũng nói rõ "đây là hàng Trung Quốc".
Đánh giá về tính pháp lý trong sự việc này, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng VPLS Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, việc một doanh nghiệp thương mại cắt nhãn mác hàng hóa để dán mác thương hiệu khác vào là hành vi lừa dối khách hàng.
SEVEN.am bi to nhap hang Trung Quoc roi cat mac:
  Cửa hàng SEVEN.am trên phố Thái Hà. (Ảnh: Ngọc Khánh/VTC NEWS).
Theo quy định của pháp luật thì lừa dối khách hàng là hành vi gian dối trong việc cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng khi thực hiện hợp đồng mua, bán.
Luật sư Cường phân tích: Hành vi lừa dối khách hàng có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm Hình sự. Trong trường hợp nếu có khách hàng mà thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng trở lên thì người lừa dối khách hàng sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 198 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội “Lừa dối khách hàng”.
Ngoài ra, cơ quan quản lý thị trường và cơ quan thuế sẽ làm rõ các sai phạm, trách nhiệm khác của doanh nghiệp này trong việc xuất nhập khẩu, kê khai nộp thuế. Nếu đủ căn cứ xử lý hình sự thì sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để xem xét giải quyết. Trong trường hợp không đủ căn cứ để xử lý hình sự về các tội danh như: trốn thuế, buôn lậu, lừa dối khách hàng thì vẫn có thể xem xét trách nhiệm bằng chế tài hành chính nếu có vi phạm.
Luật sư Đặng Văn Cường kiến nghị: “SEVEN.am là một thương hiệu có tiếng trong thời gian gần đây, việc kinh doanh của Công ty này có ảnh hưởng lớn đến thị trường và quyền lợi của rất nhiều người tiêu dùng. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh làm rõ hành vi vi phạm, mức độ vi phạm để có hình thức xử lý cho phù hợp”.
Theo cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Công ty cổ phần MHA tăng vốn điều lệ từ 4,8 tỷ đồng lên 9,9 tỷ đồng hồi giữa năm 2018. Trong đó, gồm ba cổ đông sáng lập: Ông Nguyễn Vũ Hải Anh nắm 60%, ông Đặng Quốc Anh nắm giữ 30% (ông Quốc Anh cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty này) và bà Nguyễn Vũ Mai Hương nắm 10%.
Ngoài việc kinh doanh thời trang, ông Nguyễn Vũ Hải Anh còn là một diễn viên quen thuộc trên màn ảnh nhỏ.

10 thương hiệu giá trị nhất thế giới hiện nay

(Kiến Thức) - Không lạ gì khi các “ông lớn” như Amazon, Alibaba hay Walmart đều nắm giữ những vị trí cao nhất trong danh sách những thương hiệu giá trị nhất thế giới hiện nay. 

10 thuong hieu gia tri nhat the gioi hien nay
 Với giá trị thương hiệu được định mức 150,81 tỷ đô la, không khó hiểu khi Amazon - công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới tính theo doanh thu và vốn hoá - đứng đầu trong danh sách 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới. Ảnh: Tapchitaichinh.
10 thuong hieu gia tri nhat the gioi hien nay-Hinh-2
 Đứng ở vị trí thứ hai là Walmart với thương hiệu trị giá 61,48 tỷ đô la. Chuỗi bán lẻ lớn nhất thế giới đã tụt một bậc so với năm ngoái. Ảnh: Vneconomy.
10 thuong hieu gia tri nhat the gioi hien nay-Hinh-3
 Với thương hiệu trị giá 54,92 tỷ đô la, Alibaba.com giữ nguyên vị trí thứ 3 của mình như năm 2017. Ảnh: Genkcdn.
10 thuong hieu gia tri nhat the gioi hien nay-Hinh-4
 Cũng bảo vệ vị trí thành công của mình là Home Depot với thương hiệu trị giá 33,74 tỷ đô la. Tập đoàn bán lẻ cung cấp thiết bị gia đình này có tới 2.284 cửa hàng ở khắp Bắc Mỹ. Ảnh: Bensbargains.
10 thuong hieu gia tri nhat the gioi hien nay-Hinh-5
 Đứng ở vị trí thứ 5 là Ikea với giá trị thương hiệu là 24,35 tỷ đô la. Năm ngoái, hãng sản xuất đồ nội thất khổng lồ đến từ Thuỵ Điển cũng xếp ở vị trí thứ 5. Ảnh: Hdnux.
10 thuong hieu gia tri nhat the gioi hien nay-Hinh-6
 CVS Health - một nhà bán lẻ dược phẩm và công ty chăm sóc sức khỏe của Mỹ đứng ở vị trí số 6 với thương hiệu trị giá 20,6 tỷ đô la. Ảnh: Cvshealth.
10 thuong hieu gia tri nhat the gioi hien nay-Hinh-7
 

Với giá trị thương hiệu 19,62 tỷ đô la, JD.com - tập đoàn thương mại điện tử lớn thứ nhì Trung Quốc - có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm ngoái. Được biết, công ty này đứng thứ 11 trong danh sách các thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2017. Ảnh: Yimg.

10 thuong hieu gia tri nhat the gioi hien nay-Hinh-8
 Walgreens - chuỗi dược phẩm lớn của Mỹ xếp ở vị trí thứ 8 với thương hiệu trị giá 15,54 tỷ đô la. Ảnh: Nocookie.
10 thuong hieu gia tri nhat the gioi hien nay-Hinh-9
 

Với 14,02 tỷ đô la, Lowe's đứng ở vị trí thứ 9 trong danh sách 10 thương hiệu giá trị nhất hiện nay. Ảnh: Amazonaws.

10 thuong hieu gia tri nhat the gioi hien nay-Hinh-10
 Đứng cuối cùng trong danh sách này chính là Target với thương hiệu trị giá 13,67 tỷ đô la. Năm ngoái, công ty này đứng ở vị trí thứ 7. Ảnh: Investo.

10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2018

Hãng tư vấn định giá thương hiệu nổi tiếng của Anh Brand Finance vừa công bố xếp hạng các thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2018. 

Brand Finance dựa trên các tiêu chí về đầu tư marketing, đầu tư của cổ đông và kết quả kinh doanh để xác định giá trị của mỗi thương hiệu mang về cho công ty của mình. Đứng đầu danh sách là thương hiệu Amazon của tỷ phú giàu nhất thế giới Jeff Bezos.
 

1. Amazon - Giá trị thương hiệu: 150,8 tỷ USD

Tăng 47% giá trị thương hiệu so với năm 2017, Amazon là công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới tính theo doanh thu và vốn hoá. Ngoài ra, công ty này còn phát triển mạnh trong mảng cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, điện tử, cũng như phát trực tiếp video và âm nhạc. Năm 2017, Amazon thâu tóm chuỗi cửa hàng thực phẩm Whole Foods với giá 13,7 tỷ USD – thương vụ gây chấn động thị trường bán lẻ truyền thống. Thương vụ này cho thấy sự quan tâm và mở rộng của Amazon từ thế giới số sang cửa hàng truyền thống.

 

2. Apple - Giá trị thương hiệu: 146,3 tỷ USD

Apple tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 trong danh sách này. Theo báo cáo của Brand Finance, gần 2/3 doanh thu của Apple đến từ iPhone và hãng này cần duy trì điều đó nếu muốn tiếp tục giữ vị trí số 2 trong bảng xếp hạng năm tới.

 

3. Google – Giá trị thương hiệu: 120,9 tỷ USD

Google đã tụt từ vị trí số một xuống thứ 3 trong danh sách thương hiệu toàn cầu dù đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn dự báo trong năm 2017. Theo Brand Finance, dù vẫn thống trị mảng tìm kiếm internet và công nghệ đám mây, Google không tập trung nhiều vào các mảng kinh doanh khác.

 

4. Samsung – Giá trị thương hiệu: 92,3 tỷ USD

Samsung đã tăng 2 bậc trong danh sách này và trở thành một trong những công ty quyền lực nhất trong giới công nghệ. Ngoài các dòng diện thoại Galaxy, Samsung còn cung cấp máy tính bảng, TV, đồ gia dụng, thiết bị an ninh…

 

5. Facebook – Giá trị thương hiệu: 89,7 tỷ USD

So với năm 2017, Facebook đã tăng 45% giá trị và đi một mạch từ vị trí số 9 lên thứ 5 trong danh sách thương hiệu giá trị nhất thế giới. Theo Brand Finance, mạng xã hội này đang hưởng lợi lớn từ vị thế thống trị trong mảng nội dung số.

 

6. AT&T – Giá trị thương hiệu: 82,4 tỷ USD

Cũng giống như Verizon, hãng viễn thông AT&T cũng giảm 5% giá trị so với năm 2017 với cùng nguyên nhân. Để đối phó với việc đang mất dần khách hàng, hãng này đang mở rộng dần sang mảng giải trí.

 

7. Microsoft - Giá trị thương hiệu: 81,2 tỷ USD

Microsoft có khởi đầu khá tốt trong năm 2018 với mảng dịch vụ đám mây chỉ đứng sau Amazon. Dù vậy, giá trị của thương hiệu vẫn thấp hơn đáng kể so với các đối thủ lớn như Apple và Google.

 

8. Verizon – Giá trị thương hiệu: 62,8 tỷ USD

Giá trị của Verizon đã giảm 5% so với năm 2017 khi mất dần khách hàng vào tay các đối thủ nhỏ hơn như T-mobile.

 

9. Walmart – Giá trị thương hiệu: 61,5 tỷ USD

Chuỗi bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart đã tụt một bậc so với năm 2017 với tương lai bất ổn khi khởi đầu năm 2018 với việc đóng cửa hơn 60 cửa hàng Sam's Club.

 

10. ICBC - Giá trị thương hiệu: 59,2 tỷ USD

Từ năm 2008, tỷ trọng giá trị các thương hiệu toàn cầu của Trung Quốc đã tăng từ 3% lên 15%. 2018 là năm thứ 2 liên tiếp ICBC (Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc) giữ vị trí thứ 10 trong danh sách thương hiệu giá trị nhất thế giới.