Vì sao SCIC rao bán 35% vốn Domesco với giá gấp đôi thị trường?

(Vietnamdaily) - Sau hai lần bán vốn bất thành, SCIC tiếp tục rao bán 34,71% cổ phần tại Domesco với giá khởi điểm 1.531 tỷ đồng, tương đương 127.046 đồng/cp, cao hơn gấp đôi so với thị giá hiện tại của DMC.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa thông báo chào bán cạnh tranh theo lô cổ phần của Công ty CP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (HoSE: DMC) thuộc sở hữu SCIC.

Cụ thể, SCIC sẽ bán 1 lô gồm hơn 12,054 triệu cổ phần Domesco, tương đương 34,71% vốn thuộc sở hữu của SCIC.

Mức giá khởi điểm cho lô cổ phần này là hơn 1.531 tỷ đồng, bằng với giá đợt chào bán trước, tương đương 127.046 đồng/cp. Mức giá này gấp đôi so với thị giá cổ phiếu DMC trên sàn chứng khoán tại kết phiên ngày 14/4 đạt 58.600 đồng/cp. 

Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên SCIC muốn thoái sạch vốn khỏi Domesco. Trước đó, vào năm 2019, SCIC từng thất bại trong việc bán vốn doanh nghiệp dược này do không có nhà đầu tư tham gia. Khi ấy, giá khởi điểm cho mỗi cổ phần là 119.600 đồng/cp, cao hơn 64% so với thị giá cổ phiếu DMC thời điểm đó.

Gần đây nhất, SCIC cũng đã phải hủy bỏ kế hoạch bán đấu giá hơn 12 triệu cổ phiếu DMC, tương đương 34,71% vốn của Domesco vào ngày 3/3 vừa qua. Lý do là không có nhà đầu tư nào tham gia đấu giá lô cổ phần này.

Vi sao SCIC rao ban 35% von Domesco voi gia gap doi thi truong?
 Ảnh minh họa

Domesco được thành lập vào ngày 19/5/1989, là doanh nghiệp chuyên nghiên cứu phát triển, sản xuất, tiếp thị và kinh doanh dược phẩm, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, thực phẩm chức năng, nước uống tinh khiết và thức uống từ dược liệu,… Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thực phẩm – thực phẩm chức năng, vật tư y tế, trang thiết y tế phục vụ công tác khám và chữa. bệnh. Domesco hiện có 4 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, 3 nhà máy hoá dược và 1 nhà máy dược liệu – thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Tính tới ngày 31/12/2024, cổ đông lớn của Domesco gồm Abbott Laboratories (Chile) Holdco SpA sở hữu 51,69% vốn điều lệ; SCIC sở hữu 34,71% vốn điều lệ. Còn lại 13,6% vốn điều lệ thuộc về các cổ đông khác sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.

Về tình hình kinh doanh, năm 2024, DMC ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực, vượt kế hoạch đề ra.

Cụ thể, năm 2024, doanh thu thuần của Domesco đạt 1.899 tỷ đồng, tăng 4,94% so với kế hoạch và 10,49% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế cũng đạt 202,70 tỷ đồng, hoàn thành 101,35% kế hoạch và tăng trưởng 10,67% so với năm 2023.

Dựa trên những kết quả đạt được và bối cảnh thị trường, DMC đặt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025. Công ty dự kiến trình ĐHĐCĐ kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu thuần đạt 2.052 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 220 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 8% và 8,5% so với năm trước. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần được kỳ vọng duy trì ở mức 10,72%.

ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của Domesco dự kiến tổ chức vào ngày 17/4 tới đây tại hội trường công ty tại Đồng Tháp.

http://www.scic.vn/index.php/vi/component/content/article/40-tin-tuc/thong-bao-ban-von/3087-thong-bao-chao-ban-c-nh-tranh-theo-lo-c-ph-n-c-a-t-ng-cong-ty-d-u-tu-va-kinh-doanh-v-n-nha-nu-c-t-i-cong-ty-c-ph-n-xu-t-nh-p-kh-u-y-t-domesco?Itemid=166

Chuyên gia gợi ý cổ phiếu cảng biển 'hot' nhờ siêu cảng Cần Giờ

(Vietnamdaily) - Vị thế của Cảng Cần Giờ sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh với các trung tâm hàng hải khu vực như Singapore, Thái Lan, và Indonesia, nhờ khả năng xử lý khối lượng hàng hóa lớn và kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mới đây, trong một báo cáo của Công ty Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam (GTJASVN) về ngành Cảng và Vận tải biển nhận định, năm 2025, ngành cảng biển Việt Nam đứng trước cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào siêu cảng Cần Giờ, sự mở rộng của cụm cảng nước sâu và dòng vốn FDI đổ vào logistics. Tuy nhiên, trong bối cảnh dư cung, biến động địa chính trị và cạnh tranh khu vực, liệu đây có phải là thời điểm “vàng” cho nhà đầu tư?

Theo đánh giá của Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam, ngành cảng biển Việt Nam đã ghi nhận những kết quả tích cực trong năm 2024, khi tổng sản lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển đạt hơn 860 triệu tấn, tăng 24,6% so với năm trước, trong khi lượt tàu cập cảng vượt 102.000 lượt, phản ánh vai trò ngày càng quan trọng của cảng biển trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cường Thuận IDICO liên tục bị UBND Đồng Nai xử phạt

(Vietnamdaily) - Ngoài bị xử phạt về hành chính, Công ty Cường Thuận IDICO còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Ngày 19/3/2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - Nguyễn Thị Hoàng đã ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 896/QĐ-XPHC đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (Công ty Cường Thuận IDICO), trụ sở tại số 168, KP 11, phường An Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Xuân Quang - Tổng Giám đốc.

Theo quyết định xử phạt, Công ty Cường Thuận IDICO đã thực hiện 2 hành vi vi phạm hành chính: "Chiếm đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước đã quản lý thuộc địa giới hành chính của xã với diện tích từ 0,5 ha đến dưới 1 ha".

Cụ thể, Công ty Cường Thuận IDICO đã tự ý sử dụng diện tích 6.456,9 m2 đất có mặt nước chuyên dùng (diện tích đất này thuộc ranh giới hồ Trị An mà UBND tỉnh giao cho Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai quản lý theo Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 7/5/2015, số 25/2022/QĐ-UBND ngày 25/5/2022) tại vị trí đảo thuộc xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu để hoạt động kinh doanh du lịch khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép (vị trí khu đất được thể hiện tại Bản đồ hiện trạng khu đất số 414/2025 tỷ lệ 1/1000 được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận ngày 5/3/2025). Thời điểm công ty bắt đầu đưa diện tích 6.456,9 m2 đất vào sử dụng từ ngày 20/8/2019.

Cuong Thuan IDICO lien tuc bi UBND Dong Nai xu phat
Cường Thuận IDICO liên tục bị xử phạt 

Hành vi thứ hai: "Chiếm đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước đã quản lý thuộc địa giới hành chính của đô thị với diện tích dưới 0,02 ha".

Cụ thể, Công ty Cường Thuận IDICO đã sử dụng diện tích 96,8 m2 đất có mặt nước chuyên dùng (diện tích đất này thuộc ranh giới hồ Trị An mà UBND tỉnh giao cho Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai quản lý theo Quyết định số 6/2015/QĐ-UBND ngày 7/5/2015, số 25/2022/QĐ-UBND ngày 25/5/2022) tại thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, để hoạt động kinh doanh du lịch khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho cho phép (vị trí khu đất được thể hiện tại Bản đồ hiện trạng khu đất số 416/2025 tỷ lệ 1/1000 được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận ngày 5/3/2025). Thời điểm công ty bắt đầu đưa diện tích 96,8 m2 đất vào sử dụng từ ngày 20/8/2019.

Với 2 hành vi vi phạm trên, Công ty Cường Thuận IDICO bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt số tiền 166 triệu đồng. Ngoài bị xử phạt về hành chính, Công ty Cường Thuận IDICO còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: Khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm theo quy định đối với hành vi 1 và hành vi 2.

Cụ thể, thực hiện khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm là đất trống, không có công trình xây dựng trên đất. Thời hạn thực hiện 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Ngoài ra, Công ty Cường Thuận IDICO phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định với số tiền là hơn 305 triệu đồng. Thời hạn thực hiện 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt trên.

Trước đó, Công ty Cường Thuận IDICO cũng bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt số tiền hơn 1,5 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động kinh doanh du lịch Trung tâm du lịch Đảo Ó - Đồng Trường do có nhiều vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

Cường Thuận IDICO tiền thân là Công ty TNHH Cường Thuận được bà Trương Hồng Loan thành lập năm 2000, ban đầu hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông.

Cường Thuận IDICO được biết đến là một trong những “ông trùm” đầu tư BOT trong nước, như: Dự án BOT Quốc lộ 1 tuyến tránh Tp.Biên Hoà; dự án BOT Quốc lộ 91 và 91B (Cần Thơ - An Giang); dự án BOT nút giao đường 319 và cao tốc Tp.HCM - Long Thành; dự án BOT đường chuyên dùng tại xã Phước Tân và xã Tam Phước (Tp.Biên Hòa).

Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, doanh thu Cường Thuận IDICO tăng trưởng 29,55% so với cùng kỳ, giá vốn tăng 48,44% so với cùng kỳ.

Thêm vào đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 17,45% so với cùng kỳ. Trong khi chi phí bán hàng giảm 27,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 24,93 tỷ đồng, giảm 1,36% so với cùng kỳ.

Lũy kế cả năm 2024, doanh thu đạt 1.118,67 tỷ đồng, tăng 37,36% so với cùng kỳ, lợi nhuận đạt 106,68 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ. Về tình hình tài chính trong quý 4/2024, chi phí tài chính tăng 11,11% so với cùng kỳ, trong đó chi phí lãi vay giảm 15,79% so với cùng kỳ.