Sau tiêm vắc xin COVID-19 sốt hay không sốt tốt hơn?

Nhiều người cho rằng sau khi tiêm vắc xin thì phải sốt hoặc có một tác dụng phụ nào đó mới chứng tỏ cơ thể sản sinh kháng thể. Tuy nhiên, các chuyên gia không đồng tình với quan điểm này.

Sau tiêm vắc xin Covid-19, sốt hay không sốt tốt hơn?

Rất nhiều người cho rằng, sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 thì phải sốt hoặc có một tác dụng phụ nào đó mới tốt, cho thấy hệ miễn dịch làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm.

ThS. BS Nguyễn Hồng Hà - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam cho biết, theo khuyến cáo sốt là một triệu chứng thông thường sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Triệu chứng sau khi tiêm vắc xin nặng hay nhẹ hoặc không có là do phản ứng của mỗi người khác nhau. Vắc xin sẽ tạo ra một số lượng kháng thể nhất định nhưng khoảng thời gian tạo ra đủ ở mỗi người cũng khác nhau. Sốt hay không sốt sau khi tiêm vắc xin Covid-19 thì vắc xin vẫn mang lại hiệu quả miễn dịch như nhau.

BS Lê Tiến Huy (Viện phó Viện Khoa học Công nghệ Y dược) cho biết, theo những nghiên cứu lâm sàng từ vắc xin Pfizer, Moderna, hơn 50% người tham gia thử nghiệm không hề có tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin nhưng lượng kháng thể mà cơ thể họ tạo ra vẫn tương đương với những người có tác dụng phụ. Sốt hay không sốt chỉ là phản ứng của cơ thể với một kháng nguyên lạ. Kết quả cuối cùng vẫn là cơ thể tạo ra kháng thể.

Sau tiem vac xin COVID-19 sot hay khong sot tot hon?

Sốt trên 39 độ sau khi tiêm vắc xin có nguy hiểm không?

Bác sĩ Hà cho biết, sau khi tiêm vắc xin, thông thường chỉ sốt nhẹ và có thể tự khỏi sau 1-2 ngày. Trường hợp sốt cao trên 38,5 độ thì cần chú ý theo dõi nhiệt độ và các biểu hiện khác. Nhiều bệnh lý có thể gây sốt và người mới tiêm vắc xin vô tình mắc bệnh trong thời gian này sẽ dễ gây nhầm lẫn với phản ứng tiêm chủng.

Nếu thấy sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt, đi kèm với các biểu hiện như đau đầu dữ dội, đau cơ không phải do sang chấn, sốt kéo dài 3-4 ngày không dứt thì phải đến bệnh viện hoặc xin tư vấn từ bác sĩ. Không thể loại trừ trường hợp người tiêm nhiễm SARS-CoV-2 và gây sốt.

Sau tiem vac xin COVID-19 sot hay khong sot tot hon?-Hinh-2

Khi nào thì uống thuốc hạ sốt

Bác sĩ Hà cho biết, sau khi tiêm vắc xin, nếu người tiêm bị sốt trên 38,5 độ C hoặc đau nhiều thì có thể uống thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol. Sau 6-8 tiếng mới được uống thuốc hạ sốt tiếp. Không được dùng thuốc chứa corticostreroid vì nó có thể làm giảm tác dụng sinh miễn dịch của vắc xin.

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn nên uống nhiều nước. Khi uống, nên chia nhỏ lượng nước cần uống và uống từ từ.

Ngoài ra, nên bổ sung các loại nước hoa quả như nước chanh, nước cam, nước ép bưởi để cung cấp vitamin A, C cho cơ thể.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

“Không có bằng chứng khoa học về việc vắc xin ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới hay nữ giới”.

Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam WHO đã phê duyệt 7 loại vắc xin phòng Covid-19 gồm: Pfizer/BioNTech, AstraZeneca của Oxford, AstraZeneca của Viện Huyết thanh Ấn Độ, Janssen, Moderna, Sinopharm/BBIP và Sinovac.

Tiem vac xin phong Covid-19 co anh huong den kha nang sinh san?

Những lưu ý khi đi tiêm vắc xin để không bị lây nhiễm COVID-19

Bảo hộ bản thân đúng cách khi đi tiêm vắc xin, giữ khoảng cách an toàn, không tiếp xúc gần với người xung quanh tại điểm tiêm và vệ sinh cơ thể đúng cách khi về đến nhà là những lưu ý để người dân tránh lây nhiễm Covid-19.

Chiến lược tiêm vắc xin đang trong giai đoạn gấp rút để nhanh chóng tạo miễn dịch cộng đồng, bảo vệ những người chưa nhiễm covid-19.

Tuy nhiên, có rất nhiều mối quan ngại về việc lây nhiễm Covid-19 từ việc đi tiêm ngừa. Đây là mối quan ngại có căn cứ, vì chỗ đi tiêm vắc xin cũng là nơi đông người và theo nguyên tắc, càng đông người càng có nguy cơ lây nhiễm nếu chúng ta không tuân thủ các nguyên tắc an toàn. Như vậy, làm sao để đi tiêm vắc xin được an toàn hơn?

Viêm da cơ địa: Tiêm vắc-xin COVID-19 về ngứa phải làm sao?

 Bạn đọc Nguyễn Mai (tỉnh Long An) hỏi: "Tôi bị viêm da cơ địa hay ngứa toàn thân, nhất là khi chuyển mùa. Vừa rồi tôi tiêm vắc-xin về lại bị ngứa, xin hỏi tôi có thể uống thuốc tiếp hay không?"

Viem da co dia: Tiem vac-xin COVID-19 ve ngua phai lam sao?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM) trả lời: