Sáp nhập các tỉnh, thành: Không nhất thiết nhập các tỉnh từng chia tách

Sáp nhập các tỉnh, thành không chỉ căn cứ vào diện tích, dân số mà còn cần căn cứ vào các tiêu chí truyền thống lịch sử văn hóa, an ninh quốc phòng, quy hoạch vùng…

Tại Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp khi trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống cho rằng, chủ trương bỏ cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh thành là phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
Sap nhap cac tinh, thanh: Khong nhat thiet nhap cac tinh tung chia tach
Ảnh minh họa. 
Tiền đề hướng tới việc sáp nhập tỉnh, thành
Chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, bỏ cấp huyện. Đại biểu nhìn nhận thế nào?
Việc sáp nhập, hợp nhất một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, tôi đã có ý kiến cách đây 5,6 năm. Tại khóa 14, lần đầu tiên, tôi đã suy nghĩ vấn đề hợp nhất một số tỉnh, thành trên cả nước đối với các địa phương dân số ít, diện tích nhỏ. Có tỉnh hiện chỉ có hơn 300.000 dân số là quá bé so với các tỉnh, thành có hàng triệu dân.
Theo tôi, đây là thời điểm phù hợp để thực hiện chủ trương bỏ cấp huyện và sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Hiện đang thời điểm sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, đây là cuộc cách mạng rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Chúng ta hiện đang thực hiện tinh giản một số bộ, ngành của trung ương đến các địa phương. Đa số các cán bộ, Đảng viên và nhân dân rất đồng tình ủng hộ đối với chủ trương này.
Tôi nghĩ rằng, đây là tiền đề quan trọng đến hướng tới việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Với dân số khoảng 100 triệu dân, nhưng có đến 63 tỉnh, thành phố, như thế là rất nhiều. Ngay nước láng giềng Trung Quốc, với dân số hơn 1,4 tỷ người, nhưng cũng chỉ có 34 tỉnh, thành (23 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương và 2 Đặc khu hành chính). Trong khi Việt Nam chúng ta nhiều lần tách nhập để phát triển, nhưng vẫn chưa triệt để.
Hiện nay, việc hợp nhất các đơn vị hành chính cấp tỉnh là định hướng đúng đắn để bộ máy thống nhất từ trung ương đến địa phương không có sự cồng kềnh với nhau, mà quản lý nhà nước phân thẩm quyền, trách nhiệm, ủy quyền… cho các nơi một cách minh bạch, công tâm, khách quan, thể hiện quyền lực của địa phương dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan trung ương. Tôi cho rằng, rất cần thiết đối với các tỉnh, thành.
Hiện đang trong thời điểm phải tổ chức thực hiện. Tất nhiên, chúng ta đang cùng một lúc sáp nhập, tinh gọn các bộ ngành, hiện đang nghiên cứu sáp nhập các tỉnh, thành, có thể cần phải có chủ trương cụ thể, có đề án khả thi để tổ chức thực hiện. Từ nay đến cuối năm cần có phương án và đầu năm 2026 thực hiện.
Sap nhap cac tinh, thanh: Khong nhat thiet nhap cac tinh tung chia tach-Hinh-2
Đại biểu Phạm Văn Hòa. 
Theo đại biểu, sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian cấp huyện giờ đã phù hợp?
Hiện chính quyền từ trung ương đến địa phương là 4 cấp, địa phương hiện 3 cấp. Tôi cho rằng, cần thiết phải bỏ cấp trung gian cấp huyện. Tuy nhiên, phải giao thẩm quyền cho tỉnh và hợp nhất các xã lại với nhau. Hiện các xã của chúng ta vẫn rất manh mún dù sau nhiều lần sáp nhập, có xã chỉ có 2000 đến 3000 dân, tôi cho rằng là không hợp lý. Hiện nay thời kỳ 4.0, địa bàn có xa đi nữa, đường làng thôn xóm đã thuận lợi, hợp nhất các xã lại là phù hợp. Sau đó giao thẩm quyền cho cấp xã thay vì cấp huyện hiện nay đang quản lý. Ví dụ như trong đầu tư xây dựng cơ bản, hiện huyện đang thực hiện một số nhiệm vụ. Có thể tính toán lại, những dự án lớn giao cho tỉnh, những dự án nhỏ giao cho xã. Thời điểm hiện nay là phù hợp, nhưng phải làm từng bước chứ không thể -nóng vội, hiệu quả không cao.
Sáp nhập tỉnh, thành nên theo hướng nào?
Trước đây một số tỉnh tách ra, hiện có nên nhập lại hay nghiên cứu sáp nhập các, tỉnh thành theo quy hoạch vùng, liên kết vùng để thuận lợi đầu tư, phát triển kinh tế xã hội?
Đối với phương án sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện mới là chủ trương, định hướng, chưa có phương án cụ thể. Tuy nhiên, theo tôi, để thực hiện sáp nhập tỉnh nào với tỉnh nào cần có tiêu chí cụ thể. Ngoài tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên cần tính đến những tiêu chí về văn hóa, lịch sử, an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, vị trí địa chính trị, quy hoạch vùng, quốc gia, văn hóa của cộng đồng dân cư, nhằm đảm bảo sự ổn định để phát triển kinh tế - xã hội trong thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Trước đây, chúng ta có nhiều lần tách nhập. Đôi với các tỉnh từng tách ra, hiện có ý kiến hợp lại. Tuy nhiên, tôi cho rằng, việc sáp nhập tỉnh, thành cần theo tình hình thực tiễn hiện nay. Trước đây chúng ta từng tách tỉnh, nhưng đã lâu rồi, giờ nhập lại cần đánh giá, xem xét các khía cạnh, tình hình thực tiễn, khách quan về kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, quy hoạch vùng…Tôi đề xuất nghiên cứu theo vùng kinh tế như tỉnh công nghiệp, tỉnh nông nghiệp, tỉnh phát triển kinh tế biển, thành phố dịch vụ…Tôi nghĩ phân theo từng vùng, từng lĩnh vực, ngành nghề để thuận lợi cho đầu tư. Ví dụ như tỉnh A, B xưa không phải chung một tỉnh nhưng giờ có thể hai tỉnh nhập lại khi cùng định hướng phát triển công nghiệp hay tỉnh C, D đang liên kết vùng có thể nhập lại với nhau. Bên Trung Quốc họ làm rõ ràng tỉnh nào là du lịch, tỉnh nào là phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ…Ở Việt Nam có thể nghiên cứu các phương án đó để phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước khi bước vào kỷ nguyên mới.
Hiện tỉnh nào sáp nhập với tỉnh nào, bao nhiêu tỉnh trong diện sáp nhập, sáp nhập còn bao nhiêu tỉnh, thành là phù hợp…chưa thể biết được. Nhưng các tỉnh có diện tích nhỏ, dân số ít cần phải sáp nhập, còn lại cần phải có phương án, đề án cụ thể. Dư luận cho rằng sáp nhập còn trên dưới 40 tỉnh, thành, tôi nghĩ cũng là phù hợp.
Xin cảm ơn Đại biểu Phạm Văn Hòa về cuộc trao đổi trên!
Các tỉnh, thành chưa đáp ứng 2 tiêu chuẩn diện tích và dân số:
Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 27/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ tiêu chuẩn của tỉnh.
Trong đó, tỉnh miền núi, vùng cao có tiêu chuẩn về dân số từ 900.000 người trở lên và diện tích tự nhiên từ 8.000km2 trở lên. Các tỉnh còn lại có tiêu chuẩn về dân số từ 1,4 triệu người trở lên và diện tích tự nhiên từ 5.000km2 trở lên.
Dựa trên số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê tính đến năm 2024, đối với các tỉnh thành miền núi, có 8 tỉnh không đạt đồng thời cả 2 tiêu chí về diện tích và dân số theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Bắc Kạn (0,3 triệu người, 4.859,96km2), Tuyên Quang (0,8 triệu người, 5.867,90km2), Lào Cai (0,8 triệu người, 6.364,00km2), Đắk Nông (0,7 triệu người, 6.509,30km2), Cao Bằng (0,5 triệu người, 6.700,30km2), Yên Bái (0,7 triệu người, 6.887,70km2), Hà Giang (gần 0,9 triệu người, 7.929,50km2), Hòa Bình (gần 0,9 triệu người, 4.591,00km2).
Đối với các tỉnh thành khác, có 13 tỉnh không đạt đồng thời cả 2 tiêu chí về diện tích và dân số là: Quảng Trị (0,6 triệu người, 4.739,80km2), Hậu Giang (0,8 triệu người, 1.621,80km2), Hà Nam (gần 0,9 triệu người, 860,90km2), Bạc Liêu (1 triệu người, 2.669,00km2), Ninh Bình (0,9 triệu người, 1.387,00km2), Trà Vinh (1 triệu người, 2.358,20km2), Vĩnh Long (1,1 triệu người, 1.475,km2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1,2 triệu người, 1.980,8km2), Vĩnh Phúc (1,2 triệu người, 1.235,2km2), Tây Ninh (1,2 triệu người, 4.041,4km2), Sóc Trăng (1,3 triệu người, 3.311,8km2), Hưng Yên (1,3 triệu người, 930,2km2), Bến Tre (1,3 triệu người, 2.394,6km2).
Việt Nam hiện có 63 tỉnh, thành phố (57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Huế).
Những lần chia tách, sáp nhập tỉnh thành ở Việt Nam
Tháng 4/1975 Việt Nam có 72 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Tháng 12/1975, Quốc hội ra nghị quyết bãi bỏ cấp khu, giải thể khu tự trị, hợp nhất đơn vị hành chính, sáp nhập hàng loạt tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Đến đầu năm 1976, việc sáp nhập tiếp tục được thực hiện trên diện rộng trải dài từ Bắc Trung Bộ đến các tỉnh Tây Nam Bộ, Tây Nguyên. Cả nước chỉ còn 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh vào năm 1976.
Đến năm 1978, Quốc hội phê chuẩn việc mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện; tách tỉnh Cao Lạng thành 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Lúc này, Việt Nam có 39 tỉnh, thành phố. Đến năm 1979, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo được thành lập, tương đương cấp tỉnh và cả nước tăng lên 40 đơn vị hành chính.
Đến năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên tách làm 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế; còn tỉnh Nghĩa Bình tách ra thành tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định; tỉnh Phú Khánh tách thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Khi đó, cả nước có 44 tỉnh, thành phố.
Năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình; Hà Nam Ninh tách ra thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình; Nghệ Tĩnh tách thành tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập trên cơ sở 3 huyện tách từ tỉnh Đồng Nai hợp nhất với đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (giải thể đặc khu). Đơn vị hành chính của cả nước tăng lên thành 53 tỉnh thành.
Năm 1997, số đơn vị hành chính cấp tỉnh được nâng lên thành 61 khi tỉnh Bắc Thái tách ra thành tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên; tỉnh Hà Bắc chia tách thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh; tỉnh Nam Hà tách ra thành tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định; tỉnh Hải Hưng tách thành tỉnh Hải Dương và Hưng Yên; tỉnh Vĩnh Phú tách thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ (sau gần 29 năm hợp nhất).
Năm 1997, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng chia tách thành 2 đơn vị hành chính là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng (trực thuộc Trung ương); tỉnh Sông Bé tách thành hai tỉnh là Bình Dương và Bình Phước.
Năm 2004, Việt Nam có 64 đơn vị hành chính cấp tỉnh khi Đắk Lắk tách thành hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk; Cần Thơ tách thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Lai Châu tách thành tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên. Đến năm 2008, tỉnh Hà Tây và 4 xã của tỉnh Hòa Bình cùng huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội. Từ đó đến nay, Việt Nam giữ nguyên số đơn vị hành chính gồm 63 tỉnh, thành phố.

Loạt cán bộ công an các tỉnh, thành xin nghỉ hưu trước tuổi

Nhiều lãnh đạo, cán bộ Công an tỉnh các địa phương như Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Đồng Nai, Hải Dương, Quảng Ninh...đã tình nguyện nghỉ hưu trước tuổi để phục vụ tinh gọn bộ máy.

Loat can bo cong an cac tinh, thanh xin nghi huu truoc tuoi
21 lãnh đạo, chỉ huy Công an Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi: Công an tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức Lễ Công bố Quyết định nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 1/3 đối với 21 lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng và cấp đội trong Công an tỉnh này. Trong đó có 9 Trưởng phòng, Trưởng Công an huyện; 10 Phó Trưởng phòng và 2 Đội trưởng. Trong số 21 người, có 19 người hưởng chế độ hưu trí và 2 người được nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ chờ hưu.
Loat can bo cong an cac tinh, thanh xin nghi huu truoc tuoi-Hinh-2
10 Trưởng phòng, Trưởng Công an huyện Công an tỉnh Hưng Yên xin nghỉ hưu trước tuổi: Ngày 17/2, Công an tỉnh Hưng Yên tổ chức lễ công bố quyết định của Giám đốc Công an tỉnh cho 4 cán bộ tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi để sắp xếp bộ máy gồm: Đại tá Nguyễn Quang Trung, Chánh Thanh tra Công an tỉnh; Đại tá Nguyễn Văn Học, Trưởng phòng Kỹ thuật Hình sự; Đại tá Nguyễn Văn Đường, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động; Thượng tá Đỗ Văn Tiến, Giám thị Trại tạm giam. Trước đó, Công an tỉnh Hưng Yên có 6 trưởng phòng, trưởng Công an cấp huyện xin nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí trước hạn tuổi.
Loat can bo cong an cac tinh, thanh xin nghi huu truoc tuoi-Hinh-3

11 cán bộ Công an tỉnh Ninh Thuận xin nghỉ hưu trước tuổiNgày 17/2, Công an tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ công bố quyết định đối với 11 lãnh đạo cấp phòng có đơn xin nghỉ hưu trước hạn tuổi phục vụ. Trong đó, 6 trưởng phòng gồm: Đại tá Nguyễn Đăng Thuấn, Trưởng phòng PA06; Đại tá Lê Mai, Trưởng phòng PX03; Thượng tá Nguyễn Văn Thạnh, Chánh Văn phòng PC01; Thượng tá Nguyễn Văn Quyết, Trưởng phòng PC10; Thượng tá Mai Thị Hồng Tiến, Trưởng phòng PV06 và Thượng tá Lê Văn Sang, Chánh Thanh tra PX05.

Loat can bo cong an cac tinh, thanh xin nghi huu truoc tuoi-Hinh-4
6 lãnh đạo cấp phòng Công an tỉnh Thái Bình xin nghỉ hưu trước tuổi: Ngày 17/2, Công an tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ công bố các Quyết định đối với 6 lãnh đạo các phòng nghỉ công tác trước hạn tuổi từ ngày 1/3 gồm: Đại tá Lê Hồng Chương, Trưởng phòng An ninh kinh tế; Thượng tá Nguyễn Văn Canh, Trưởng phòng hồ sơ; Thượng tá Nguyễn Ngọc Quýnh, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Thượng tá Lê Đức Cường, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Thượng tá Nguyễn Thanh Tùng, Giám thị Trại Tạm giam và Thượng tá Lại Kim Đô, Phó Giám thị Trại Tạm giam. 
Loat can bo cong an cac tinh, thanh xin nghi huu truoc tuoi-Hinh-5
8 Trưởng phòng, Trưởng Công an huyện Công an Ninh Bình xin nghỉ hưu sớm gồm: Đại tá Đinh Văn Tuấn, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh; Đại tá Nguyễn Văn Tứ, Trưởng phòng Cảnh sát QLHC về TTXH; Đại tá Đặng Văn Linh, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH; Đại tá Nguyễn Đình Toán, Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự; Đại tá Phạm Văn Hội, Trưởng Công an huyện Gia Viễn; Thượng tá Nguyễn Văn Lượng, Chánh Thanh tra Công an tỉnh; Thượng tá Phạm Trung Trực, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra; Thượng tá Đào Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. 
Loat can bo cong an cac tinh, thanh xin nghi huu truoc tuoi-Hinh-6
13 lãnh đạo Công an cấp huyện, phòng ở Nam Định tự nguyện xin nghỉ trước tuổi: Ngày 17/2, Công an tỉnh Nam Định đã tổ chức lễ công bố quyết định nghỉ công tác đối với 13 cán bộ, lãnh đạo xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: 6 trưởng phòng, 1 trưởng Công an huyện, 4 Phó Trưởng phòng và 2 Phó Trưởng Công an huyện. Trong đó, có 5 cán bộ còn thời gian công tác từ 30 đến dưới 60 tháng (2 trưởng phòng, 1 trưởng Công an huyện và 2 phó trưởng phòng. Ngoài ra, 55 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy xung phong bố trí giữ chức vụ thấp hơn.
Loat can bo cong an cac tinh, thanh xin nghi huu truoc tuoi-Hinh-7
Đại tá và 24 Thượng tá Công an tỉnh Bến Tre xin nghỉ hưu trước tuổi: Ngày 17/2, Công an tỉnh Bến Tre tổ chức lễ công bố quyết định nghỉ công tác để hưởng chế độ hưu trí từ ngày 1/3/2025 đối với 25 lãnh đạo cấp phòng, cấp huyện gồm: 7 trưởng phòng, 3 trưởng Công an huyện, 11 phó trưởng phòng và 4 phó trưởng Công an huyện. Các trường hợp này còn thời gian phục vụ theo quy định từ 8 tháng đến 57 tháng. Trong 25 lãnh đạo cấp phòng, cấp huyện xin nghỉ hưu trước tuổi có 1 cán bộ có cấp hàm Đại tá và 24 cán bộ cấp hàm Thượng tá. 
Loat can bo cong an cac tinh, thanh xin nghi huu truoc tuoi-Hinh-8
15 Trưởng phòng, Phó phòng Công an Đà Nẵng nghỉ hưu trước tuổi: Công an thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức công bố các quyết định nghỉ hưu trước hạn tuổi phục vụ đối với 6 trưởng phòng và 9 phó trưởng phòng. Trong số các trưởng phòng gồm: Đại tá Nguyễn Đức Dũng, Trưởng phòng Tham mưu; Đại tá Nguyễn Văn Hoa, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh; Đại tá Phan Ngọc Truyền, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Thượng tá Nguyễn Bảy, Chánh Thanh tra; Thượng tá Nguyễn Nho Chinh, Trưởng phòng An ninh kinh tế; Thượng tá Nguyễn Văng Cung, Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự. 
Loat can bo cong an cac tinh, thanh xin nghi huu truoc tuoi-Hinh-9
13 lãnh đạo cấp phòng Công an Đồng Nai xung phong nghỉ hưu trước tuổi: Chiều 14/2, Công an tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, 13 lãnh đạo cấp phòng, cấp huyện tình nguyện xin nghỉ công tác trước hạn tuổi gồm: 5 trưởng phòng và 8 phó trưởng phòng, phó trưởng Công an huyện. 
Loat can bo cong an cac tinh, thanh xin nghi huu truoc tuoi-Hinh-10
18 lãnh đạo Công an cấp phòng, cấp huyện ở Nghệ An nghỉ hưu trước tuổi: Triển khai sắp xếp bộ máy, đến nay Công an tỉnh Nghệ An đã có 18 lãnh đạo cấp phòng, cấp huyện xung phong nghỉ hưu trước tuổi và 4 Phó Trưởng Công an huyện đến nhận công tác và giữ chức vụ chỉ huy Công an xã. Trong số cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi có 4 Trưởng phòng, Trưởng Công an huyện và 9 Phó Trưởng phòng và tương đương, Phó Trưởng Công an huyện.
Loat can bo cong an cac tinh, thanh xin nghi huu truoc tuoi-Hinh-11
7 lãnh đạo cấp phòng Công an tỉnh Hà Nam tình nguyện xin nghỉ công tác trước hạn tuổi gồm: Đại tá Nguyễn Quốc Chiến, Trưởng phòng An ninh kinh tế; Thượng tá Trần Hồng Sơn, Trưởng phòng Cảnh sát Cơ động; Thượng tá Đỗ Anh Tuấn, Trưởng phòng Công tác Đảng và công tác chính trị; Thượng tá Lã Quốc Khánh, Phó trưởng phòng An ninh nội địa; Thượng tá Vũ Hồng Phương, Phó Trưởng phòng An ninh kinh tế; Thượng tá Trần Quốc Huy, Phó trưởng phòng Cảnh sát kinh tế; Thượng tá Hoàng Minh Tiến, Phó trưởng phòng Tham mưu. 
Loat can bo cong an cac tinh, thanh xin nghi huu truoc tuoi-Hinh-12
9 lãnh đạo cấp phòng, huyện Công an tỉnh Quảng Ninh xin nghỉ công tác trước tuổi gồm: Đại tá Lê Đức Hiền, Trưởng phòng Hậu cần; Đại tá Nguyễn Đức Quý; Chánh Thanh tra Công an tỉnh); Đại tá Nguyễn Hải Phong, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động; Thượng tá Lê Đình Đông; Trưởng phòng Hồ sơ; Thượng tá Vũ Văn Thức; Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh; Đại tá Vũ Minh Đức, Phó Trưởng Công an TP Đông Triều; Thượng tá Nguyễn Văn Dinh, Phó Trưởng Công an TP Cẩm Phả; Thượng tá Ngô Quốc Thông, Phó Trưởng Công an huyện Vân Đồn và Thượng tá Hoàng Văn Vĩnh, Phó Trưởng phòng Hồ sơ. 
Loat can bo cong an cac tinh, thanh xin nghi huu truoc tuoi-Hinh-13
6 cán bộ công an cấp phòng ở Hải Dương xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: Đại tá Phạm Đức Điệp – Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an tỉnh, Bí thư Đảng uỷ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Thượng tá Phạm Văn Lục - Bí thư Đảng uỷ, Trưởng phòng Hồ sơ nghiệp vụ; Thượng tá Vũ Đức Khoa - Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng An ninh nội địa; Thượng tá Vũ Hồng Phong - Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự; Thượng tá Đỗ Mạnh Hưng - Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; Thượng tá Dương Ngọc Vĩnh - Phó Trưởng phòng Tham mưu. 

Chính phủ cho ý kiến về 7 dự án luật quan trọng

Sáng 20/2, Chính phủ tổ chức phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 2/2025. Đây là phiên họp thứ 2 của năm 2025 về chuyên đề xây dựng pháp luật.

Chinh phu cho y kien ve 7 du an luat quan trong
Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 2/2025 của Chính phủ xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 7 dự án luật sẽ trình Quốc hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc