Chính phủ cho ý kiến về 7 dự án luật quan trọng

Sáng 20/2, Chính phủ tổ chức phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 2/2025. Đây là phiên họp thứ 2 của năm 2025 về chuyên đề xây dựng pháp luật.

Chinh phu cho y kien ve 7 du an luat quan trong
Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 2/2025 của Chính phủ xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 7 dự án luật sẽ trình Quốc hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc 

Phó Thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Thủ tướng Chính phủ điều hành phiên họp. Cùng dự có các Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Tại phiên họp, Chính phủ xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 7 dự án luật sẽ trình Quốc hội, gồm: Luật Tình trạng khẩn cấp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Đường sắt (sửa đổi); Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; Luật Dẫn độ; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Sau khi nghe các bộ, cơ quan trình bày tờ trình tóm tắt về các dự án luật; báo cáo tiếp thu ý kiến thẩm định về các dự án luật…, các thành viên Chính phủ thảo luận sôi nổi về sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm xây dựng dự án luật; nội dung chính sách cơ bản của các dự án luật, nhất là những nội dung mới, mang tính đột phá nhằm tạo hành lang pháp lý và khơi thông các điểm nghẽn cho phát triển; tính đồng bộ của quy định; kinh nghiệm quốc tế…
Chinh phu cho y kien ve 7 du an luat quan trong-Hinh-2
 Phó Thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Thủ tướng Chính phủ điều hành phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đánh giá các dự án luật này có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết, phiên họp đã cho ý kiến về các quy định trong các dự thảo nhằm nâng cao hiệu quả công tác tương trợ tư pháp ở các lĩnh vực hình sự, dẫn độ, chuyển giao người chấp hành án phạt tù; tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá; phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, tạo ra không gian mới phát triển đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị; bảo vệ dữ liệu cá nhân; góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và tương thích với pháp luật quốc tế…
Phiên họp thống nhất giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện, sớm trình ban hành Nghị quyết phiên họp để thống nhất triển khai; các đồng chí bộ trưởng chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện các dự án luật theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025; các đồng chí Phó Thủ tướng được phân công theo lĩnh vực phụ trách quan tâm, trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện 7 dự án luật.
Chinh phu cho y kien ve 7 du an luat quan trong-Hinh-3
 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chinh phu cho y kien ve 7 du an luat quan trong-Hinh-4
 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chinh phu cho y kien ve 7 du an luat quan trong-Hinh-5
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc 

Các đại biểu cũng đánh giá, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thống nhất rất cao và thông qua 4 luật và 5 nghị quyết quan trọng liên quan đến xây dựng, hoàn thiện thể chế và đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18; trong đó các luật vừa được thông qua về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hiện nay, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nút thắt về thể chế, khơi dậy mọi tiềm năng và khơi thông mọi nguồn lực, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới; góp phần phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
Đặc biệt, việc Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với nhiều đổi mới, đột phá về cả tư duy, cách làm, thẩm quyền, quy trình, thủ tục, được kỳ vọng sẽ là đòn bẩy trong thực hiện đột phá chiến lược về thể chế; góp phần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính.
Chinh phu cho y kien ve 7 du an luat quan trong-Hinh-6
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc 
Chinh phu cho y kien ve 7 du an luat quan trong-Hinh-7
 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chinh phu cho y kien ve 7 du an luat quan trong-Hinh-8
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc 

Các đại biểu thống nhất cho rằng, các luật, nghị quyết nêu trên vừa được Quốc hội thông qua, đặt ra nhiệm vụ cho Chính phủ là rất lớn. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần phải tập trung tối đa nguồn lực vào công tác xây dựng thể chế, pháp luật, trong đó vừa bảo đảm đưa các luật vừa được thông qua vào cuộc sống bằng việc khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, vừa xây dựng các luật mới để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp tục ưu tiên thời gian, tập trung nguồn lực cao nhất, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật được xem xét, cho ý kiến tại phiên họp này để trình Quốc hội theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình thẩm tra, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Các đại biểu nhấn mạnh, quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thống nhất, đồng bộ với các luật vừa được Quốc hội thông qua; tuân thủ trình tự, thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Luật cần quy định theo hướng khung, mang tính nguyên tắc, chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Giao Chính phủ quy định chi tiết nhằm bảo đảm tính ổn định của luật và bảo đảm tính chủ động của Chính phủ trong quản lý, điều hành; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Chinh phu cho y kien ve 7 du an luat quan trong-Hinh-9
 Phiên họp thống nhất giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện, sớm trình ban hành Nghị quyết phiên họp để thống nhất triển khai - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cùng với đó, cần phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và tương thích với pháp luật quốc tế. Tập trung rà soát các quy định pháp luật hiện hành nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho hoạt động của tổ chức bộ máy mới, bảo đảm thông suốt, hiệu quả, không để khoảng trống pháp lý, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
Để khẩn trương triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, các bộ, ngành, cơ quan tập trung chỉ đạo kịp thời soạn thảo, trình, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm đồng bộ, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả; không để nợ ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tăng cường công tác truyền thông chính sách, phổ biến pháp luật, tạo sự đồng thuận xã hội trong cả khâu xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật.

Đâu là nguồn cơn cuộc khủng hoảng chính trị ở Hong Kong?

(Kiến Thức) - "Dự luật dẫn độ là mối đe dọa nguy hiểm đối với quyền tự do và cuộc sống của chúng ta kể từ năm 1997, khi Anh trao trả lại Hong Kong cho Trung Quốc", nhà hoạt động Martin Lee nói.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?
 Hơn 1 triệu người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong ngày 9/6 nhằm phản đối dự luật cho phép dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc. Có thể nói, đây là cuộc biểu tình quy mô lớn nhất kể từ khi Hong Kong được Anh trao trả lại cho Trung Quốc năm 1997. (Nguồn ảnh: Reuters)

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-2
 Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga khẳng định dự luật là cần thiết để xóa bỏ "lỗ hổng pháp lý tồn tại từ lâu", chấm dứt tình trạng tội phạm bị truy nã từ đại lục đến "trú ẩn" ở Hong Kong. 

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-3
 Tuy nhiên, những người phản đối dự luật dẫn độ cho rằng, nếu được thông qua, luật mới sẽ cho phép Trung Quốc đại lục gia tăng kiểm soát hệ thống pháp lý của Hong Kong, làm suy yếu hệ thống luật pháp tại đặc khu hành chính này. 

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-4
 Có thể thấy, cuộc biểu tình có sự tham gia của nhiều thành phần, bao gồm các doanh nhân, luật sư, sinh viên hay các nhà hoạt động,...và ở mọi độ tuổi, cả người già và trẻ nhỏ.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-5
 Những người tham gia cuộc tuần hành không chỉ phản đối dự luật dẫn độ, mà còn muốn lên tiếng về sự thiếu minh bạch của chính quyền và quyền tự do cá nhân của họ ngày càng bị xói mòn.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-6
 "Dự luật này nguy hiểm không chỉ đối với các nhà hoạt động. Chúng tôi không phải là nhà hoạt động. Ngay cả khi là công dân bình thường, thì chúng tôi cũng không thể đứng nhìn Trung Quốc làm xói mòn tự do của chúng tôi", ông Lee Kin Long, 46 tuổi, cho biết.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-7
 Còn các hiệp hội doanh nghiệp lo ngại rằng dự luật sẽ gây tổn hại đến danh tiếng của Hong Kong như một trung tâm tài chính. Các nhóm tự do báo chí cũng lên tiếng phản đối. Không ít người hoài nghi những người bất đồng chính kiến có khả năng sẽ bị xét xử không công bằng.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-8
 Theo Lee Cheuk-yan - một nhà hoạt động ở Hong Kong, tương lai của đặc khu hành chính này đang bị đe dọa.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-9
 "Người dân Hong Kong muốn bảo vệ sự tự do của chúng ta, tự do ngôn luận, pháp quyền, hệ thống tư pháp và nền tảng kinh tế của chúng ta vốn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin vào Hong Kong bởi dự luật này, thì nền kinh tế của Hong Kong cũng sẽ bị hủy hoại", nói.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-10
Pun Tin-chi một giáo viên đã nghỉ hưu, 70 tuổi, chia sẻ ông không tin chính quyền nói thật về bản chất của dự luật dẫn độ này.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-11
 "Dự luật này là mối đe dọa nguy hiểm đối với quyền tự do và cuộc sống của chúng ta kể từ năm 1997, khi Anh trao trả lại Hong Kong cho Trung Quốc", tờ Wall Street Jourrnal dẫn lời nhà hoạt động Martin Lee.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-12
 Và cuộc tuần hành hôm 9/6 có thể được coi là nỗ lực cuối cùng của những người phản đối dự luật dẫn độ này để thuyết phục chính quyền Hong Kong tạm hoãn hoặc hủy bỏ nó. Phiên bản cuối cùng của dự luật dẫn độ sẽ được đệ trình vào ngày 13/6 và dự kiến được thông qua vào cuối tháng này.

Mời độc giả xem video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: CBSN)

Hình ảnh đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình Hong Kong

(Kiến Thức) - Đụng độ đã xảy ra giữa cảnh sát và người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc tại Hong Kong sáng 12/6. Cảnh sát Hong Kong đã phải sử dụng hơi cay và vòi rồng để trấn áp đám đông người biểu tình.

Hinh anh dung do giua canh sat va nguoi bieu tinh Hong Kong
 Sáng ngày 12/6, hàng chục nghìn người dân Hong Kong tiếp tục xuống đường biểu tình, bãi công toàn thành phố để phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc đang gây tranh cãi. (Nguồn ảnh: SCMP/The Guardian)

Hinh anh dung do giua canh sat va nguoi bieu tinh Hong Kong-Hinh-2
 Lực lượng cảnh sát Hong Kong đã được triển khai, sử dụng hơi cay và vòi rồng để trấn áp đám đông người biểu tình. Trước đó, họ kêu gọi những người biểu tình giải tán và cảnh báo sẽ sử dụng vũ lực nếu cần thiết.

Hinh anh dung do giua canh sat va nguoi bieu tinh Hong Kong-Hinh-3
 Một số người biểu tình sử dụng ô và bao nylong để bảo vệ mình trước hơi cay từ phía cảnh sát.

Hinh anh dung do giua canh sat va nguoi bieu tinh Hong Kong-Hinh-4
Brian Chan, một sinh viên 23 tuổi, trúng hơi cay từ cảnh sát và sau đó được đưa vào chữa trị ở trạm sơ cứu vừa được dựng lên bởi các sinh viên ngành y gần khu vực biểu tình. 

Hinh anh dung do giua canh sat va nguoi bieu tinh Hong Kong-Hinh-5
 “Chúng tôi không muốn bạo lực, và bạo lực là sai, nhưng nếu chính quyền vẫn bỏ qua nguyện vọng của chúng tôi, chúng tôi sẽ không loại trừ khả năng leo thang”, Brian chia sẻ.

Hinh anh dung do giua canh sat va nguoi bieu tinh Hong Kong-Hinh-6
Nhiều người biểu tình cạy gạch khỏi vỉa hè và xếp thành tường bên ngoài các cơ quan công quyền ở Hong Kong. 

Hinh anh dung do giua canh sat va nguoi bieu tinh Hong Kong-Hinh-7
 Cuộc biểu tình hôm 12/6 tiếp tục thu hút nhiều thành phần tham gia. 

Hinh anh dung do giua canh sat va nguoi bieu tinh Hong Kong-Hinh-8
Trước sức ép từ cuộc biểu tình, theo thông tin mới nhất, Hội đồng Lập pháp Hong Kong sẽ hoãn cuộc họp dự kiến diễn ra vào lúc 11 giờ sáng 12/6 (giờ địa phương). Chủ tịch Hội đồng Lập pháp sẽ công bố thời gian cuộc họp sau. Theo kế hoạch, cuộc họp sẽ thảo luận thêm về dự luật dẫn độ đang gây tranh cãi tại Hong Kong. 

Hinh anh dung do giua canh sat va nguoi bieu tinh Hong Kong-Hinh-9
Hình ảnh phòng họp của Hội đồng Lập pháp Hong Kong vắng vẻ sáng 12/6 do cuộc họp bị hoãn. 

Hinh anh dung do giua canh sat va nguoi bieu tinh Hong Kong-Hinh-10
 Tuy nhiên, đám đông người biểu tình vẫn chưa giải tán. Họ hô vang "Rút lại" (dự luật) để yêu cầu chính quyền huỷ bỏ dự luật dẫn độ đang gây tranh cãi này.

Hinh anh dung do giua canh sat va nguoi bieu tinh Hong Kong-Hinh-11
Cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn. "Họ (người biểu tình) không biết điều gì sẽ xảy ra vì họ nghĩ rằng chính phủ vẫn sẽ thúc đẩy dự luật này. Không có dấu hiệu rút lui. Họ vẫn hô vang 'Rút lại' và 'Không rút lui", một phóng viên cho biết. 

Mời độc giả xem video: Biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: The Guardian)

Hong Kong hoãn thảo luận dự luật dẫn độ vì biểu tình

(Kiến Thức) - Cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc tiếp diễn tại Hong Kong ngày 12/6. Theo thông tin mới nhất, Hội đồng Lập pháp Hong Kong đã hoãn cuộc họp thảo luận về dự luật này trong sáng nay.

Hong Kong hoan thao luan du luat dan do vi bieu tinh
Ngày 12/6, hàng chục nghìn người dân Hong Kong tiếp tục xuống đường biểu tình, bãi công toàn thành phố để phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc đang gây tranh cãi. (Nguồn ảnh: Reuters/BBC) 
Hong Kong hoan thao luan du luat dan do vi bieu tinh-Hinh-2
Trước sức ép từ cuộc biểu tình, theo thông tin mới nhất, Hội đồng Lập pháp Hong Kong sẽ hoãn cuộc họp dự kiến diễn ra vào lúc 11 giờ sáng 12/6 (giờ địa phương). Chủ tịch Hội đồng Lập pháp sẽ công bố thời gian cuộc họp sau. Theo kế hoạch, cuộc họp sẽ thảo luận thêm về dự luật dẫn độ đang gây tranh cãi tại Hong Kong

Hong Kong hoan thao luan du luat dan do vi bieu tinh-Hinh-3
Được biết, ngay từ sáng 12/6, đông đảo người biểu tình vốn cắm trại qua đêm tại Công viên Tamar bắt đầu chặn đường vào trụ sở Hội đồng Lập pháp Hong Kong để phản đối dự luật. Theo BBC, đám đông người biểu tình, trong đó có một số người đeo mặt nạ và đội mũ bảo hiểm, đã phong tỏa nhiều tuyến đường chính xung quanh các cơ quan công quyền của thành phố.

Hong Kong hoan thao luan du luat dan do vi bieu tinh-Hinh-4
Một số người biểu tình đã dựng lên các hàng rào để chặn các phương tiện giao thông tại trung tâm đặc khu này. 

Hong Kong hoan thao luan du luat dan do vi bieu tinh-Hinh-5
 Cảnh tượng hỗn loạn đã diễn ra khi những người biểu tình đụng độ với lực lượng cảnh sát chống bạo động. 

Hong Kong hoan thao luan du luat dan do vi bieu tinh-Hinh-6
 Cảnh sát Hong Kong đã sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông người biểu tình. Trước đó, họ kêu gọi những người biểu tình giải tán và cảnh báo sẽ sử dụng vũ lực nếu cần thiết.

Hong Kong hoan thao luan du luat dan do vi bieu tinh-Hinh-7
 Thành viên Hội đồng Lập pháp Eddie Chu Hoi-Dick đứng về phía đám đông người biểu tình. "Các nhà lập pháp không tới được văn phòng. Tôi sẽ thúc giục Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Andrew Leung hủy bỏ cuộc họp 11h sáng nay", ông Chu nói.

Hong Kong hoan thao luan du luat dan do vi bieu tinh-Hinh-8
 Trong một thông cáo, chính quyền cho biết tất cả lối vào văn phòng chính quyền ở khu Admiralty đều bị đóng cửa do tắc nghẽn nghiêm trọng, và các công chức không cần đến cơ quan vào thời điểm này.

Hong Kong hoan thao luan du luat dan do vi bieu tinh-Hinh-9
 Những người tham gia cuộc biểu tình tập trung tại một địa điểm ở Hong Kong sáng 12/6.
Hong Kong hoan thao luan du luat dan do vi bieu tinh-Hinh-10
 Trước đó, Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết bà sẽ tiếp tục thúc đẩy dự luật dẫn độ gây tranh cãi bất chấp này, bất chấp các cuộc biểu tình.

Hong Kong hoan thao luan du luat dan do vi bieu tinh-Hinh-11
Cuộc biểu tình thu hút nhiều thành phần tham gia, bao gồm doanh nhân, sinh viên, tài xế xe buýt, giáo viên và nhân viên xã hội cùng các nhóm khác... Họ khẳng định sẽ tiếp tục biểu tình trong nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn chặn dự luật. 

Hong Kong hoan thao luan du luat dan do vi bieu tinh-Hinh-12
 Trong một động thái hiếm thấy, các lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng Hong Kong cảnh báo rằng việc thông qua dự luật dẫn độ có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin vào Hong Kong và làm suy giảm lợi thế cạnh tranh của đặc khu này.