Hợp nhất các bộ, ngành TƯ là tiền đề cho sáp nhập tỉnh, thành

Theo đại biểu Quốc hội, việc hợp nhất các bộ, ngành, cơ quan trung ương là tiền đề quan trọng để hướng tới sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa có kết luận về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.

Trong đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, báo cáo Bộ Chính trị trong quý 3/2025.

Hop nhat cac bo, nganh TU la tien de cho sap nhap tinh, thanh

Từ năm 2008 tới nay nước ta giữ ổn định với 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh (Ảnh minh họa)

Trao đổi với phóng viên, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết trong việc thực hiện lộ trình sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, sau khi đã thực hiện tinh gọn bộ máy các cơ quan trung ương. Đây chính là tiền đề quan trọng đến hướng tới việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Nhấn mạnh quan điểm “rất cần thiết” phải thực hiện yêu cầu cấp bách này, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng, về đơn vị hành chính, không chỉ với cấp xã, cấp huyện, mà còn phải thực hiện với cả cấp tỉnh.

Theo ông, với dân số 100 triệu dân nhưng có đến 63 tỉnh, thành phố, như thế là rất nhiều. Ngay nước láng giềng Trung Quốc, với dân số hơn 1,4 tỷ người, nhưng cũng chỉ có 34 tỉnh, thành (23 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương và 2 Đặc khu hành chính).

Khi phát biểu tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cũng cho rằng, việc tổ chức hợp lý các đơn vị hành chính với quy mô về diện tích, dân số phù hợp không chỉ ở cấp xã, cấp huyện mà còn đối với cấp tỉnh.

Theo đại biểu, đây là một trong những điều kiện căn bản và cần nghiên cứu, chuẩn bị với tầm nhìn chiến lược, xuất phát từ đặc điểm, nhu cầu phát triển của địa phương.

Các lần chia tách, sáp nhập

Nhìn lại sử về quản lý địa giới đơn vị hành chính, vào năm 1975, Việt Nam có 72 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Sau khi tiến hành bãi bỏ cấp khu, giải thể khu tự trị, hợp nhất, sáp nhập, năm 1976, cả nước chỉ còn 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Năm 1978, Quốc hội phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện; đồng thời tách tỉnh Cao Lạng thành 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Khi đó, Việt Nam có 39 tỉnh, thành phố. Một năm sau, đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo được thành lập tương đương cấp tỉnh.

Đến năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên tách làm 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế; còn tỉnh Nghĩa Bình tách ra thành tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định; tỉnh Phú Khánh tách thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Khi đó, cả nước có 44 tỉnh, thành phố.

Năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình; Hà Nam Ninh tách ra thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình; Nghệ Tĩnh tách thành tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Trong khi đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập trên cơ sở 3 huyện tách từ tỉnh Đồng Nai hợp nhất với đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.

Vào năm 1997, số đơn vị hành chính cấp tỉnh được nâng lên 61, bởi khi đó, tỉnh Bắc Thái tách ra thành 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên; Hà Bắc chia tách thành tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

Tỉnh Nam Hà khi đó tách ra thành tỉnh Hà Nam và Nam Định; tỉnh Hải Hưng tách thành tỉnh Hải Dương và Hưng Yên; tỉnh Vĩnh Phú tách thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

Vào năm 1997, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng chia tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng; tỉnh Sông Bé tách thành hai tỉnh là Bình Dương và Bình Phước.

Năm 2004, Việt Nam có 64 đơn vị hành chính cấp tỉnh khi Đắk Lắk tách thành hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk; Cần Thơ tách thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Lai Châu tách thành tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên.

Đến năm 2008, tỉnh Hà Tây và 4 xã của tỉnh Hòa Bình cùng huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội. Từ đó đến nay, Việt Nam giữ nguyên số đơn vị hành chính gồm 63 tỉnh, thành phố.

Thực tiễn cho thấy, khi bàn sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, có rất nhiều khó khăn, nhất là các yếu tố truyền thống, lịch sử, đặc biệt là công tác cán bộ. Tuy nhiên, sau nhiều năm nhìn lại, việc sáp nhập này cho thấy quyết sách đúng đắn, thành công, hiệu quả.

Thanh Hóa: Không tổ chức chúc mừng dịp Quốc khánh 2/9

(Kiến Thức) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến vừa ký công văn yêu cầu các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh không tổ chức chúc mừng trong dịp Quốc khánh 2/9.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Nội dung công văn nêu rõ: Thực hiện Chỉ thị 45 – CT/TW ngày 22/7/2010 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, trong dịp Quốc khánh 2/9 năm nay, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân từ tỉnh đến cơ sở không đến chúc mừng các cơ quan đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh mà dành thời gian thăm hỏi, động viên các gia đình chính sách, người có công, người có hoàn cảnh khó khăn và tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh đạt kế hoạch đề ra.

Nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết 27 Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Theo đó, Nghị quyết nhấn mạnh đến việc xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Trong các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, Nghị quyết nêu rõ, tổ chức bộ máy nhà nước cơ bản tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, chuyên nghiệp, liêm chính, chí công, vô tư.

Từ đó, Trung ương yêu cầu tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Nghien cuu thi diem sap xep don vi hanh chinh cap tinh

Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII. Ảnh: Nhật Bắc

Cụ thể, Trung ương yêu cầu tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tổ chức các bộ, các cơ quan chuyên môn đa ngành, đa lĩnh vực; giảm hợp lý số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Trung ương cũng yêu cầu từng bước xóa bỏ cơ chế phối hợp liên ngành, gắn với việc xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu.

Cùng đó, Trung ương cũng yêu cầu giảm cấp chính quyền phù hợp ở một số địa phương; xây dựng mô hình quản trị chính quyền địa phương phù hợp với từng địa bàn.

Nghị quyết đề cập đến việc tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương.

Bên cạnh đó, Trung ương cũng yêu cầu tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Trong đó nhấn mạnh việc tăng hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, giảm số lượng đại biểu công tác ở các cơ quan hành pháp, tư pháp; bảo đảm các điều kiện để đại biểu Quốc hội thực hiện tốt vai trò trung tâm của mình.

Ngoài ra, Trung ương cũng nhấn mạnh đến việc tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội theo hướng nghiên cứu tăng hợp lý số kỳ họp của Quốc hội nghiên cứu để xác định rõ hơn phạm vi, đối tượng, phương pháp, hình thức giám sát tối cao của Quốc hội phù hợp thực tiễn.

Cùng với đó là nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn, giải trình, giám sát văn bản quy phạm pháp luật, chú trọng việc theo dõi, xem xét, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát; thực hiện nghiêm việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội.

Nghị quyết cũng nêu rõ việc đổi mới quy trình quyết định về ngân sách nhà nước bảo đảm thực chất, đi đôi với giám sát việc thực hiện ngân sách, từng bước thay thế việc ban hành các nghị quyết bằng các đạo luật về tài chính, ngân sách. Trung ương yêu cầu hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý mọi hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động tư pháp; bảo đảm tính độc lập của tòa án.

Trung ương lưu ý, khắc phục tình trạng quan hệ giữa các cấp tòa án là quan hệ hành chính, bảo đảm độc lập giữa các cấp xét xử và độc lập của thẩm phán, hội thẩm khi xét xử.

Trung ương cũng nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; hoàn thiện cơ chế để nhân dân trực tiếp kiểm soát quyền lực nhà nước; bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, quyền kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo và các quyền khác của công dân.

Cùng với đó là hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham nhũng, tiêu cực; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực để không dám tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng văn hoá liêm chính, tiết kiệm để không cần, không muốn tham nhũng, tiêu cực.

>>> Mời độc giả xem thêm video Xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường (Nguồn: THĐT)