Sản xuất thuốc kém chất lượng, ôm quỹ đất khủng: Ông chủ dược Mediplantex là ai?

Chủ tịch HĐQT của Dược Trung ương Mediplantex là bà Đoàn Thị Hồng Thúy, nhưng việc điều hành Mediplantex đến nay vẫn tập trung chủ yếu trong tay gia đình ông Trần Hoàng Dũng, với tổng sở hữu 47,62% vốn điều lệ Công ty.

Công ty CP Dược Trung ương Mediplantex (Mediplantex - Mã CK: MED) sản xuất thuốc kém chất lượng, ôm nhiều quỹ đất khủng chính thức được cổ phần hóa và đổi tên vào tháng 4/2005, có trụ sở chính tại số 358 đường Giải Phóng (phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân TP.Hà Nội).
San xuat thuoc kem chat luong, om quy dat khung: Ong chu duoc Mediplantex la ai?
 Công ty CP Dược Trung ương Mediplantex.
Hiện nay, Chủ tịch Hội đồng quản trị Mediplantex là bà Đoàn Thị Hồng Thúy sinh năm 1951 (sở hữu 2,18% vốn điều lệ). Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật là ông Trần Hoàng Dũng sinh năm 1960.
Mặc dù bà Hồng Thúy được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT, nhưng việc điều hành Mediplantex đến nay vẫn tập trung chủ yếu trong tay gia đình của ông Dũng, gồm vợ và 2 con, với tổng sở hữu 47,62% vốn điều lệ Công ty.
Trong đó, ông Trần Hoàng Dũng nắm giữ tỷ lệ sở hữu 7,96%. Vợ ông Dũng là bà Nguyễn Ngọc Xuân Trang sở hữu hơn 1 triệu cổ phiếu, tương đương 16,97% vốn. Các con của ông Dũng lần lượt nắm giữ 21,99% và 0,7% vốn của Mediplantex. Tổng Công ty Dược Việt Nam đứng sau gia đình ông Dũng với 11,37% vốn Công ty.
San xuat thuoc kem chat luong, om quy dat khung: Ong chu duoc Mediplantex la ai?-Hinh-2
Ông Trần Hoàng Dũng (ngồi giữa), Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Mediplantex. (Ảnh: Mediplantex).
Ông Dũng là doanh nhân dày dặn trong lĩnh vực y - dược, tham gia vào HĐQT Mediplantex từ năm 2008, tuy nhiên phải từ năm 2015, ảnh hưởng của doanh nhân này mới tăng lên rõ rệt. Trước khi bà Đoàn Thị Hồng Thúy được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT Mediplantex (ngày 30/6/2020), thì vị trí này do ông Trần Hoàng Dũng đảm nhiệm.
Được biết, Mediplantex hiện là doanh nghiệp sản xuất và phân phối trên 200 mặt hàng từ dược phẩm; dược liệu, nguyên liệu chiết xuất bán tổng hợp đến thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, tinh dầu, hương liệu…
Ngày 18/3/2020, cổ phiếu MED của Mediplantex đã có phiên giao dịch đầu tiên tại sàn HNX với giá khởi điểm 45.000 đồng/cổ phiếu.
San xuat thuoc kem chat luong, om quy dat khung: Ong chu duoc Mediplantex la ai?-Hinh-3
Quyết định xử phạt hành chính số tiền là 220 triệu đồng đối với Mediplantex.
Trước đó, ngày 7/4/2021, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định xử phạt hành chính với Mediplantex số tiền là 220 triệu đồng do sản xuất thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, không đúng với hồ sơ đăng ký.
Đồng thời, Công ty phải tiêu hủy toàn bộ lô thuốc Chymomedi (có tác dụng kháng viêm, giảm phù nề), số lô 254418, sản xuất năm 2018. Số thuốc này không đạt tiêu chuẩn, vi phạm mức độ 2, tức không bảo đảm đầy đủ hiệu quả điều trị, hoặc có nguy cơ không an toàn cho người sử dụng…
Mặc dù sản xuất thuốc kém chất lượng, hoạt động kinh doanh sa sút nhưng Mediplantex vẫn mạo hiểm ôm nhiều quỹ đất khủng lấn sân sang lĩnh vực bất động sản.

Trước điện thoại và TV, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã dứt lòng chia tay mảng nào?

(Kiến Thức) - Trước điện thoại và TV, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã không ít lần trải qua những quyết định đột phá và dứt khoát, bao gồm cả bán, đóng cửa một số mảng kinh doanh. 

Mới đây, thông tin Tập đoàn Vingroup chính thức dừng việc nghiên cứu, sản xuất tivi và điện thoại di động nhằm tập trung hoàn toàn cho VinFast khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.
Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mà một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất nước. Trong báo cáo thường niên của Vingroup, tập đoàn này nhấn mạnh: Tư tưởng khởi nghiệp được chọn làm nền tảng cho sự phát triển của Vingroup, một doanh nghiệp có một bề dày lịch sử hình thành và phát triển.

Ma trận thực phẩm chức năng

Nhiều thanh niên tuổi 18-20 không bằng cấp, chuyên môn về ngành y dược, trở thành những dược sĩ, bác sĩ “rởm”, lừa lọc người bệnh.

Các công ty thực phẩm chức năng (TPCN) bất chấp đạo đức kinh doanh, sử dụng đủ chiêu trò gian dối để bán hàng, đẩy người dân vào vòng xoáy rủi ro, nguy hiểm về sức khỏe.

“Tiêm” vào đầu khách hàng nỗi sợ hãi

Thông tư số 43/2014/TT-BYT đã quy định rõ TPCN (gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học và dùng cho chế độ ăn đặc biệt) không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Các sản phẩm này chỉ dùng để hỗ trợ chức năng nào đó cho cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tật. Thế nhưng, trên thị trường vẫn đầy rẫy những đơn vị kinh doanh TPCN dùng đủ chiêu trò rê dắt người dân nhầm tưởng đây là “thần dược” hay thuốc chữa bách bệnh.