Sản lượng ống thép của Hòa Phát trong tháng 2 tăng 11%

(Vietnamdaily) - Giá các sản phẩm ống thép trên thị trường trong và ngoài nước liên tục tăng mạnh là lý do chính thúc đẩy sản lượng bán hàng tốt.

Theo thông tin từ Tập đoàn Hoà Phát (HPG), tháng 2, sản lượng bán hàng ống thép Hòa Phát đạt 53.200 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 2 tháng đầu năm, Hòa Phát cung ứng ra thị trường hơn 93.200 tấn ống thép, tăng 8,6%.
Theo lãnh đạo Công ty, giá các sản phẩm ống thép trên thị trường trong và ngoài nước liên tục tăng mạnh là lý do chính thúc đẩy sản lượng bán hàng tốt. Có những ngày Công ty xuất bán gần 5.000 tấn ống thép trên cả 3 miền. Nhờ vậy, dù số ngày làm việc trong tháng 2 ít nhưng sản lượng tiêu thụ ống thép vẫn tăng so với tháng 2/2020.
Trong đó, sản lượng bán hàng khu vực miền Trung và miền Nam tăng trưởng mạnh, lần lượt tăng 29% và 25% so với cùng kỳ năm 2020. Khu vực miền Bắc, dù lượng tăng nhẹ nhưng vẫn đóng góp 45% sản lượng bán hàng.
San luong ong thep cua Hoa Phat trong thang 2 tang 11%
Sản lượng bán hàng ống thép trong tháng 2 tăng 11%. 
Không chỉ thuận lợi tại thị trường trong nước, trong tháng qua, các sản phẩm chất lượng cao của ống thép Hòa Phát cũng được xuất khẩu đến các thị trường Mỹ, Úc, Canada và Hongkong.
Ngoài thành phẩm ống thép, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát còn cung cấp cho thị trường gần 10.000 tấn tôn nguyên liệu (tôn cuộn mạ kẽm). Đây là nguyên liệu nền cho các nhà máy sản xuất ống thép, xà gồ, sàn deck, phụ kiện cơ khí, lan can, hàng rào...
Sản phẩm Tôn Hòa Phát cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Trong tháng 2, sản lượng bán hàng của Công ty TNHH Tôn Hòa Phát đạt gần 17.000 tấn tăng 62% so với cùng kỳ.
Lũy kế 2 tháng, tôn Hòa Phát ghi nhận sản lượng trên 42.000 tấn, tăng 91% so với cùng kỳ. Các dòng sản phẩm bán chạy nhất tại miền Bắc là tôn lạnh mạ màu, tôn Panel cao cấp.
Ở thị trường miền Nam và miền Trung, dòng tôn lạnh, tôn mạ màu cao cấp Premium được khách hàng khu vực này ưu tiên lựa chọn.
Đặc biệt với thị trường xuất khẩu, tôn Hòa Phát đã khẳng định chất lượng và được khách hàng đón nhận tích cực, các hợp đồng đã dược ký kết đến hết tháng 7/2021 với các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Cannada... Tôn Hòa Phát hiện nằm trong Top 5 về thị phần tại Việt Nam.
Kết quả kinh doanh đầu năm khả quan là bước đà tốt để Ống thép và Tôn mạ màu Hòa Phát hoàn thành các mục tiêu trong năm nay. Trong đó: Sản phẩm ống thép phấn đấu đạt 920.000 tấn, tăng 12% so với 2020 luôn giữ vững thị phần số 1 Việt Nam; Sản phẩm Tôn mục tiêu là 330.000 tấn, tăng trưởng 200% so với 2020, duy trì và cải thiện vị trí trong Top 5 doanh nghiệp sản xuất tôn có thị phần lớn nhất.

Hoà Phát ghi nhận 1 triệu tấn sản lượng HRC trong 9 tháng

(Vietnamdaily) - Theo thông tin từ Tập đoàn Hoà Phát (HPG), sáng 20/2, tấn thép cuộn cán nóng (HRC) thứ 1 triệu đã chính thức ra lò tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Sau hơn 9 tháng từ khi đưa vào vận hành thử nghiệm, sản lượng HRC của Hòa Phát đã đạt 1 triệu tấn.

Theo đánh giá của chuyên gia đến từ Tập đoàn Danieli, nhà thầu tư vấn, sản xuất, lắp đặt thiết bị dây chuyền cán thép cho Hòa Phát từ đầu những năm 2000 đến nay, sản lượng trên là kỷ lục cho một nhà máy đúc cán tấm nóng trực tiếp trên toàn thế giới, ít có dây chuyền đúc cán tấm nào trên thế giới đạt được con số 1 triệu tấn sau thời gian ngắn như vậy.

Quỹ PENM III đã thoái hết vốn khỏi Hoà Phát, thu về khoảng 300 tỷ

(Vietnamdaily) - Trong khoảng thời gian từ 23/2-4/3, thị giá HPG trong khoảng 43.300-46.800 đồng/cp, quỹ ngoại PENM III có thể thu về hơn 300 tỷ đồng.

PENM III Germany GmBH & Co.KG vừa thông báo đã bán toàn bộ hơn 7 triệu cổ phiếu HPG đang sở hữu, tương đương 0,21% vốn điều lệ của Tập đoàn Hòa Phát. Giao dịch này được thực hiện trong thời gian từ 23/2-4/3 qua phương thức khớp lệnh/thỏa thuận.

Trong khoảng thời gian này, thị giá HPG trong khoảng 43.300-46.800 đồng/cp, quỹ ngoại này có thể thu về hơn 300 tỷ đồng.

Vì sao nhiều sếp doanh nghiệp từ chối nhận thù lao?

(Vietnamdaily) - Thù lao không phải là khoản thu duy nhất của các lãnh đạo doanh nghiệp, tuy vậy nhiều sếp vẫn “từ chối” nhận thù lao cho dù điều hành công ty đi lên và mang lại lợi nhuận đều đặn hàng năm. 

Đáng kể nhất đó là một tờ trình trong tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2021, ông chủ Masan - Nguyễn Đăng Quang và các thành viên trong HĐQT có đề xuất ý kiến xin không nhận thù lao. Đây là năm thứ 9 liên tiếp kể từ 2013, ban lãnh đạo Masan duy trì truyền thống không nhận thù lao.