Saigonbank: Cơ cấu cổ đông 'cô đặc', nợ xấu tăng vọt

(Vietnamdaily) - Tổng số cổ phần mà nhóm cổ đông tổ chức đang nắm giữ tại Saigonbank là 321,798 triệu cổ phiếu SGB, tương ứng với 94,98% vốn điều lệ.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) vừa công bố danh sách 10 cổ đông tổ chức sở hữu trên 1% vốn điều lệ của ngân hàng.
Theo thông tin công bố, Văn phòng Thành ủy TP HCM hiện là cổ đông lớn nhất của Saigonbank, nắm giữ hơn 61,61 triệu cổ phiếu, tương đương 18,18% vốn Saigonbank.
Ngoài ra, 3 doanh nghiệp thuộc Đảng bộ TP HCM gồm: Công ty TNHH MTV Dầu khí TP HCM, Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kỳ Hòa và Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh Nhà Phú Nhuận, sở hữu lần lượt 47,7 triệu, 55,4 triệu và 56,4 triệu cổ phiếu SGB, tương ứng với tỷ lệ 14,08%, 16,35% và 16,64% vốn điều lệ.
Như vậy, tổng tỷ lệ sở hữu của 4 cổ đông Nhà nước của Saigonbank đã đạt 65,25%, tương đương hơn 221 triệu cổ phiếu.
Saigonbank: Co cau co dong 'co dac', no xau tang vot
 Ảnh I.T
Bên cạnh đó, CTCP Phát Đại Cát hiện là cổ đông lớn thứ 5 tại Saigonbank. Công ty này trở thành cổ đông lớn sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng hơn 16,75 triệu cổ phiếu SGB vào ngày 8/1/2025, nâng tỷ lệ sở hữu từ 4,944% lên 9,889%, tương đương hơn 33,5 triệu cổ phiếu.
CTCP Phát Đại Cát (nhóm công ty Nguyễn Kim nắm giữ chi phối) được thành lập vào tháng 1/2022, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Người đại diện pháp luật của công ty là ông Lê Huỳnh Gia Hoàng.
Ngoài ra, danh sách còn bao gồm những doanh nghiệp như CTCP Tiger Capital (16,8 triệu cổ phiếu, 4,965%), Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV (11,8 triệu cổ phiếu, 3,492%) và Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV (4,8 triệu cổ phiếu, 1,428%).
Bên cạnh nhóm cổ đông trong nước, danh sách công bố của Saigonbank đáng chú ý khi xuất hiện hai tên ngoại là Asia Investment Capital LLC và Sugarland Texas Investments LLC. Hai tổ chức này lần lượt sở hữu 16,84 triệu và 16,86 triệu cổ phiếu SGB, tương ứng 4,972% và 4,979% vốn điều lệ.
Như vậy, tổng số cổ phần mà nhóm cổ đông tổ chức đang nắm giữ tại Saigonbank là 321,798 triệu cổ phiếu SGB, tương ứng với 94,98% vốn điều lệ ngân hàng.
Về tình hình kinh doanh, Saigonbank báo lỗ trước thuế gần 114 tỷ đồng trong quý 4/2024 dù đã giảm mạnh 70% chi phí dự phòng rủi ro. Cả năm 2024, Saigonbank đạt lợi nhuận trước thuế xấp xỉ 100 tỷ đồng, giảm tới 70% so với năm trước.
Chất lượng tài sản của Saigonbank cuối năm 2024 có dấu hiệu suy giảm khi nợ xấu nội bảng tăng mạnh, chiếm 580 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với đầu năm. Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng vọt 73% lên 400 tỷ đồng, chiếm tới 69% tổng nợ xấu. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) cũng tăng gần 2,7 lần, cho thấy áp lực nợ xấu đang gia tăng đáng kể. Các con số này kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của Saigonbank tăng từ 2,02% lên 2,66%.
Về quy mô tài sản, tính đến cuối năm 2024, tổng tài sản của Saigonbank đạt 33.260 tỷ đồng, tăng 5,6% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 9,4% lên 21.623 tỷ đồng, trong khi tiền gửi khách hàng đạt 24.413 tỷ đồng, tăng 3,6%. Vốn điều lệ của ngân hàng duy trì ở mức 3.388 tỷ đồng.

SHS dự báo lợi nhuận Hòa Phát đạt 12.591 tỷ trong năm 2025

(Vietnamdaily) - SHS dự đoán việc nhà máy Dung Quất 2 dự kiến sẽ vận hành trong quý 2/2025 sẽ tăng năng lực sản xuất thép thô của HPG lên 14,5 triệu tấn (8,6 triệu tấn HRC).

Trong báo cáo phân tích mới đây về Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG), Chứng khoán SHS cho rằng việc Việt Nam áp thuế chống bán phá giá đối với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ giúp thu hẹp chênh lệch giá HRC với hàng sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho HPG đẩy mạnh hoạt động bán hàng, đặc biệt khi giai đoạn 1 của dự án Dung Quất 2 dự kiến sẽ vận hành trong quý 2/2025.

Giao dịch cổ phiếu GKM không báo cáo, Angimex bị xử phạt

(Vietnamdaily) - UBCKNN vừa ra quyết định phạt Angimex 80 triệu đồng do không báo cáo dự kiến giao dịch cổ phiếu.

Ngày 17/03/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 08/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex, HoSE: AGM).

Theo đó, công ty bị xử phạt 80 triệu đồng do đã thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu nhưng không thông báo trước.

Tisco nói gì khi bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục và tăng lỗ sau kiểm toán?

(Vietnamdaily) - Tăng lỗ ròng sau kiểm toán, Gang thép Thái Nguyên còn nhận được ý kiến ngoại trừ của kiểm toán đồng thời còn bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục do dự án TISCO 2 đình trệ và nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn.

CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, UPCoM: TIS) vừa công bố giải trình về ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên và sự chênh lệch liên quan đến báo cáo tài chính sau kiểm toán của công ty so với báo cáo tự lập trước đó.

Cụ thể, theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2024 mới công bố, Gang thép Thái Nguyên ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 10.601 tỷ đồng, không thay đổi so với báo cáo tài chính chưa kiểm toán.