Sai phạm nào khiến sản phẩm nước rửa tay Interco bị thu hồi?

(Kiến Thức) - Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế vừa thông báo quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng đối với mỹ phẩm Nước rửa tay Interco Hand Wash.

Cụ thể, Cục Quản lý Dược đã ra Công văn số 221/QLD-MP ngày 10/01/2019 về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng đối với mỹ phẩm Nước rửa tay Interco Hand Wash của Công ty cổ phần Mỹ phẩm - Dược Quốc tế Interco (Địa chỉ: Số 89 A phố Hàng Mã, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội)
Quyết định thu hồi này căn cứ công văn số 778/VKNTTW-KH đề ngày 05/12/2018 của Viện Kiếm nghiệm thuốc Trung ương gửi kèm Phiếu kiếm nghiệm số 49L10 ngày 05/12/2018 về kết quả kiếm nghiệm mẫu mỹ phẩm Nước rửa tay Interco Hand Wash (Số lô: 200817; ngày sản xuất: 20/8/2017; hạn dùng: 20/8/2020; số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm: 770/14/CBMP-HN) do Công ty cố phần Mỹ phẩm - Dược Quốc tế Interco sản xuất.
Mẫu mỹ phấm Nước rửa tay Interco Hand Wash bị thu hồi do Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương lấy tại Công ty TNHH Xuân Thủy (địa chỉ. 38 Khâm Thiên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) để kiểm tra chất lượng. Kết quả cho thấy mẫu thử không đáp ứng yêu cầu về giới hạn các chất bảo quản 5-Chloro-2-methyl-3-isothiazolone (MCT) và 2-methyl-4-isothiazolin-3-one (MIT) trong mỹ phẩm.
Cục Quản lý Dược thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô mỹ phẩm Nước rửa tay Interco Hand Wash (Số lô: 200817; ngày sản xuất: 20/8/2017; hạn dùng: 20/8/2020, Số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm: 770/14/CBMP-HN) do Công ty cổ phần Mỹ phấm - Dược Quốc tế Interco sản xuất.
Công ty cố phần Mỹ phẩm - Dược Quốc tế Interco phải gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng lô mỹ phấm nêu trên, tiến hành thu hồi toàn bộ lô mỹ phấm không đáp ứng quy định; và gửi báo cáo thu hồi lô mỹ phấm trên về Cục Quản lý Dược trước ngày 30/01/2019.
Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Sở Y tế thành phố Hà Nội kiểm tra Công ty cố phần Mỹ phấm - Dược Quốc tế Interco trong việc chấp hành pháp luật về sản xuất., kinh doanh mỹ phẩm theo quy định; giám sát việc thu hồi lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định; xử lý, xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành và báo cáo kết quả về Cục Quản lý Dược trước ngày 15/02/2019.

Thu hồi hàng loạt mỹ phẩm của công ty Samsara

(Kiến Thức) - Mới đây Cục quản lý dược đã yêu cầu thu hồi mỹ phẩm công ty Samsara.

Thông tin thu hồi mỹ phẩm công ty Samsara cũng như đình chỉ lưu hành 3 loại mỹ phẩm trên được Cục Quản lý Dược công bố trong công văn số 1952/QLD-MP gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Vì sao F0 bệnh nhẹ vẫn gặp di chứng nặng hậu COVID-19?

Quá trình khám bệnh, Ths.BS Thy từng gặp F0 có triệu chứng nhẹ nhưng sau khi có kết quả âm tính, di chứng hậu Covid xuất hiện nhiều và nặng nề.

Sau khi âm tính, nhiều người bệnh vẫn có các biểu hiện như ho, khó thở, mất ngủ, rụng tóc… Không ít người bệnh lo lắng liệu mình bị tái nhiễm COVID-19 hay mắc di chứng hậu COVID. Về vấn đề này, Ths.BS Kiều Xuân Thy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3 cho biết, muốn biết tái nhiễm COVID hay không, người bệnh phải tiến hành xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 mới có thể khẳng định tình trạng tái nhiễm.

Trường hợp mắc hậu COVID là các triệu chứng kéo dài dù đã âm tính với virus SARS-CoV-2. Cụ thể dù đã xét nghiệm âm tính, người bệnh vẫn còn những còn triệu chứng của nhiễm COVID như mệt, ho, khó thở, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ rối loạn lo âu…

Tại sao tiêu thụ nhiều mì ăn liền gây suy dinh dưỡng?

Đánh giá mì ăn liền rất tiện lợi, nhưng các chuyên gia cho rằng có hai lý do không nên ăn loại thực phẩm này.

Trong báo cáo mới được công bố ngày 15/10 của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), việc lạm dụng những thực phẩm ăn liền giá rẻ như mì ăn liền, bánh quy có thể giúp no bụng nhưng thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng khiến trẻ em Đông Nam Á bị thiếu dinh dưỡng và các vi chất cần thiết cho sự phát triển.