Sai lầm chế biến thịt gà, bà nội trợ nào cũng mắc phải

(Kiến Thức) - Rửa thịt gà sống trước khi chế biến tưởng chừng là điều hợp lý nhưng các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo không nên rửa lại thịt gà mua sẵn ở siêu thị vì điều này có thể làm lây lan vi khuẩn.

Sai lam che bien thit ga, ba noi tro nao cung mac phai
Rửa thịt gà sống bằng nước có thể khiến vi khuẩn dễ lây lan ra xung quanh. Ảnh: Shutterstock. 
Phần lớn mọi người rửa thịt gà trước khi chế biến vì muốn rửa sạch độ nhớt của thịt và khử vi khuẩn trong thịt. Điều này dường như có vẻ đúng vì thịt gà sống thường chứa nhiều vi khuẩn, chẳng hạn như campylobacter và salmonella.
Tuy nhiên trên thực tế, theo Cơ quan Y tế Quốc gia Anh, rửa sạch gà bằng nước không có hiệu quả thực sự trong việc làm sạch mà còn có thể gây lây lan vi khuẩn. Khi vòi nước xả vào miếng thịt gà rồi chảy xuống hoặc bắn tung tóe ra xung quanh có thể làm vi khuẩn từ thịt lây lan rộng hơn ra bồn rửa, mặt bàn, thậm chí là quần áo.
Cách chắc chắn duy nhất giúp loại bỏ vi khuẩn là nấu chín thịt ở nhiệt độ thích hợp. Quy tắc này cũng đúng với các loại thịt tươi khác và cá, Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo. Nhiệt độ tối thiểu để nấu chín thịt gà phải là 165 độ.
Theo nhà nghiên cứu an toàn thực phẩm tiến sĩ Jennifer Quinlan của Đại học Drexel (Mỹ), nếu người chế biến thịt gà cảm thấy khó chịu vì thịt còn nhớt thì thay vì rửa bằng nước, họ có thể dùng khăn giấy để lau sạch phần nhớt đó.
Hoặc nếu bạn vẫn muốn trung thành với thói quen rửa thịt bằng nước trước khi nấu thì nên thực hiện các biện pháp khử trùng cũng như vệ sinh các bề mặt bị nước rửa thịt gà dính vào.
Ngoài ra, mọi người cần phải rửa sạch tay cũng như mọi vật dụng có tiếp xúc với thịt gà sống để tránh bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh và ngộ độc thực phẩm.

Những loại cá cực ngon nhưng kịch độc, ai đi biển tuyệt đối không ăn

(Kiến Thức) - Bên cạnh nhiều loại ốc chứa chất kịch độc, biển Việt Nam cũng có một số loại cá cực ngon nhưng chứa độc tố gây chết người, chúng ta cần biết cách phân biệt để phòng tránh, tuyệt đối không được ăn.

Nhung loai ca cuc ngon nhung kich doc, ai di bien tuyet doi khong an

Cá nóc có chứa tetrodotoxin (C11H17O8N3), chất độc thần kinh, rất độc, gây tử vong cao. Đặc biệt, tetrodotoxin tan trong nước, không bị nhiệt phá huỷ, nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại. Loài cá cực ngon này lại chứa chất kịch độc này có thể gây tử vong nếu chế biến sai cách.

Nhung loai ca cuc ngon nhung kich doc, ai di bien tuyet doi khong an-Hinh-2
Máu, mắt, buồng trứng, gan, bộ phận sinh dục, da cá nóc là những bộ phận có chứa loại chất độc này. Mặc dù thịt không độc, nhưng khi cá chết, ươn hoặc va đập, chất độc từ các bộ phận trên sẽ ngấm vào cơ gây độc toàn bộ.
Nhung loai ca cuc ngon nhung kich doc, ai di bien tuyet doi khong an-Hinh-3
Một trong những loại cá chứa chất kịch độc khác là cá bống vân mây. Ở nước ta, cá bống vân mây tập trung nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung. Theo các nhà khoa học, trong cá bống vân mây có độc tố tetrodotoxin, tương tự như độc tố của cá nóc.
Nhung loai ca cuc ngon nhung kich doc, ai di bien tuyet doi khong an-Hinh-4
Thịt cá trắm ngon và bổ dưỡng được nhiều bà nội trợ chọn mua chế biến cho bữa ăn gia đình. Thế nhưng, mật cá trắm rất độc bởi có chứa alcool gây xuất huyết, tổn thương nội tạng, đặc biệt là ống thận. Cá có trọng lượng càng lớn, chất độc càng cao.
Nhung loai ca cuc ngon nhung kich doc, ai di bien tuyet doi khong an-Hinh-5
Hiện, nhiều người do chưa phân biệt được con so và con sam biển nên đã sử dụng nhầm dẫn đến ngộ độc, thậm chí nguy kịch tính mạng. Trong con so biển có chứa chất tetrodotoxi - một chất cực độc giống độc tố của cá nóc.
Nhung loai ca cuc ngon nhung kich doc, ai di bien tuyet doi khong an-Hinh-6
Cá kiếm chứa hàm lượng thủy ngân cực cao. Một con cá kiếm có chứa khoảng 976 ppm (phần triệu) thủy ngân. Hàm lượng này có thể gây ngộ độc cho người ăn.
Nhung loai ca cuc ngon nhung kich doc, ai di bien tuyet doi khong an-Hinh-7
Cá ngừ vây xanh và cá ngừ mắt to là hai loại cá mà bạn không nên ăn. Hai loài các này chứa hàm lượng thủy ngân rất cao, chỉ sau cá kiếm.
Nhung loai ca cuc ngon nhung kich doc, ai di bien tuyet doi khong an-Hinh-8
Các mập là một loài cá tuyệt đối không nên ăn vì nó chứa hàm lượng thủy ngân cao. Ngoài ra, cá mập còn là loại cá độc vì nó sống nhờ vào việc ăn các loài cá khác, mà những loài cá đó cũng chứa chất độc không kém. Ảnh: Internet.   

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

Tình một đêm tột cùng hạnh phúc của người phụ nữ hiếm muộn 2 lần ly hôn

Chuyện tình một đêm đó không ảnh hưởng gì tới tâm tình của cô. Cô quay về cuộc sống làm việc và sinh hoạt bình lặng, yên tĩnh như trước kia. Nhưng khoảng hơn 1 tháng sau, cô bỗng dưng thấy trong người khó chịu.

33 tuổi, cô đã hai lần ly hôn, lí do duy nhất là cô không thể sinh con. Cuộc hôn nhân đầu khi cô 24 tuổi, với mối tình từ thời sinh viên. 4 năm sau, cô chủ động giải thoát cho chồng để anh kiếm tìm hạnh phúc mới, có những đứa con của chính anh và để bố mẹ anh được vui vầy con cháu lúc tuổi già.

Tuyệt đối không nên ăn 3 bộ phận này trên con gà

Thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao và là thực phẩm giúp ngăn ngừa đột quỵ hàng đầu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn 3 bộ phận này trên con gà dù ngon đến mấy đi nữa.

Thịt gà là thực phẩm dễ tiêu hóa nên sẽ giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Những dưỡng chất có trong thịt gà giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa một số căn bệnh thường gặp. Bên cạnh đó, thường xuyên ăn thịt gà còn giúp chống oxy hoá, giải độc, đồng thời cải thiện chức năng tim và não.