Quy định mới có hiệu lực từ tháng 5: Có tiền bảo lãnh sẽ không bị giữ phương tiện vi phạm giao thông

Nhiều quy định mới có hiệu lực từ tháng 5 như người có tiền bảo lãnh sẽ không bị giữ phương tiện vi phạm giao thông, cấm lao động Việt Nam ra nước ngoài làm nghề massage...
 

Nghị định 31/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115 về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5.
Có tiền bảo lãnh sẽ không bị giữ phương tiện
Theo quy định mới, tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.
Tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm đơn gửi cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ đề nghị đặt tiền bảo lãnh phương tiện để được giữ, bảo quản phương tiện.
Sau khi người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định cho đặt tiền bảo lãnh, tổ chức, cá nhân có thể nộp tiền trực tiếp hoặc qua tài khoản cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. 
Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm.
Tổ chức, cá nhân vi phạm không được giữ phương tiện giao thông vi phạm nếu phương tiện của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự hoặc được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây tai nạn giao thông...
Quy dinh moi co hieu luc tu thang 5: Co tien bao lanh se khong bi giu phuong tien vi pham giao thong
 
Cấm lao động Việt Nam ra nước ngoài làm nghề massage
Nghị định 38/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực từ ngày 20-5.
Theo đó, người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài thuộc khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự, đang bị nhiễm xạ, bị nhiễm độc, đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Nghị định cũng quy định danh mục bảy công việc người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài.
Một là công việc massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí.
Hai là công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), tiếp xúc thường xuyên với mangan, điôxit thủy ngân.
Ba là công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại.
Bốn là công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất axit nitơric, natri sunfat, disunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh.
Năm là công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập.
Sáu là công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương).
Bảy là công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.
Cấm sao chép khi giải quyết thủ tục hành chính điện tử
Nghị định 45/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử có hiệu lực từ ngày 22-5 tới.
Theo đó, việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử có giá trị pháp lý như các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử (gọi tắt là người tiếp nhận, giải quyết TTHC) không được can thiệp trái phép vào quá trình thực hiện TTHC trên môi trường điện tử gồm truyền, thu thập, xử lý, gửi hoặc thông báo kết quả xử lý hồ sơ, giao dịch thanh toán.
Người tiếp nhận, giải quyết TTHC không được can thiệp trái phép, làm sai lệch dữ liệu hồ sơ, giao dịch thanh toán, kết quả xử lý TTHC; tiết lộ thông tin, sao chép dữ liệu trái thẩm quyền.
Người tiếp nhận, giải quyết TTHC không được gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép danh tính điện tử của tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền.

Phát hiện thi thể người trong bụng cá sấu khổng lồ

(VietnamDaily) - Sau khi mổ bụng con cá sấu khổng lồ dài 4 mét, cư dân ở làng Teluk Lanus (Indonesia) phát hiện một số bộ phận thi thể người bên trong.

Jakarta Post đưa tin ngày 28/4, cư dân làng Teluk Lanus ở Siak, tỉnh Riau, đã mổ bụng một con cá sấu nước mặn dài 4 mét tại vùng đồng bằng sông Lakar, và phát hiện một số bộ phận thi thể người bên trong.
Nạn nhân được xác định là ông Syafri, một ngư dân 55 tuổi ở quần đảo Meranti.

Nam thanh niên cưỡng hiếp bé gái 13 tuổi

(Vietnamdaily) - Sang lừa bé gái rửa chén, giặt quần áo sau đó nói mang quạt máy vào phòng ngủ và dùng vũ lực cưỡng hiếp.

Ngày 30/4, Công an huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long đang tạm giữ hình sự Nguyễn Thanh Sang (23 tuổi, ngụ xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) điều tra về hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Tại cơ quan Công an, Sang khai nhận chiều 22/4, sau khi uống rượu, Sang nằm võng trong nhà của cha mẹ ruột tại huyện Mang Thít. Lúc này, Sang nhìn thấy bé gái 13 tuổi đi ngang nên kêu vào nhà rửa chén, giặt quần áo và hứa sẽ cho 30.000 đồng.

Máy xét nghiệm Covid-19 bất ngờ hạ giá 4,8 tỷ: Chấp nhận lợi nhuận 0% vì tình?


(VietnamDaily) - Tại cuộc họp chiều 29/4 của UBND tỉnh Quảng Nam về công tác mua sắm Hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động, ông Phan Văn Chín, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh này khẳng định rằng, Sở Y tế chưa thực hiện chuyển tiền mua máy xét nghiệm cho công ty cung ứng máy. Nếu có chuyện thất thoát thì cũng chưa xảy ra.


Theo ông Chín, ngày 16/3/2020 Sở Tài chính nhận được tờ trình của Sở Y tế về việc thẩm định, phân bổ kinh phí mua sắm hệ thống xét nghiệm Real-time PCR tự động và kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đấu thầu. Kèm theo là 3 báo giá của nhà thầu, tờ trình của CDC Quảng Nam.

Nghiên cứu tờ trình của Sở Y tế, Sở Tài chính nhận thấy một số nội dung mua sắm chưa cụ thể nên yêu cầu bổ sung. Sở Y tế sau đó có công văn số 429 bổ sung làm rõ.

Ông Chín cho biết, việc mua sắm trang thiết bị y tế được UBND tỉnh thống nhất. Quyết định thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. 3 báo giá của 3 đợn vị gồm báo giá của Công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Giải Pháp Việt là 7,56 tỷ đồng, Cty TNHH Thương mại Tâm Long 9,328 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Y tế Việt 9,7 tỷ đồng.

Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam thông tin là Sở cũng có liên hệ với Công ty Thiết bị Y tế Phương Đông chi nhánh miền Nam thì đơn vị này có cung cấp máy có cấu hình giống với yêu cầu của Sở Y tế yêu cầu, tuy nhiên sau đó lại không liên lạc được với đơn vị này nữa.

Ông Phan Văn Chín cho rằng, Sở Tài chính tiến hành thẩm định tuy nhiên do đây là thiết bị đặc thù, không bán đại trà, thẩm định thầu vô cùng khó khăn, không có hàng hóa thiết bị tương tự để so sánh trong khi tình hình lúc đó quá cấp bách, không thể trì hoãn. Đây là gói thầu chỉ định thầu rút gọn, tình hình lúc đó khẩn cấp. Căn cứ theo quy định, Sở Tài chính quyết định lấy giá 7,56 tỷ đồng thể tham mưu cho UBND tỉnh.

“Tôi không bình luận giá này đắt hay rẻ. Giá là cung - cầu, giá cả xoay quanh giá trị theo quan hệ cung-cầu”, ông Chín nói.

Tuy nhiên, dư luận rất bất ngờ là sau khi báo chí phản ánh việc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam ký hợp đồng với Công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Giải Pháp Việt mua với giá 7,23 tỷ đồng.

Thì tại cuộc họp vào chiều ngày 29/4, bà Lê Thị Tuyến, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Giải Pháp Việt bất ngờ có “động thái” chủ động hạ giá xuống còn 4,853 tỷ đồng.

Giải thích cho việc chủ động hạ giá xuống 4,853 tỷ đồng, theo giám đốc đơn vị trúng thầu đưa ra là do sau khi đã đàm phán thương lượng lại, phía công ty nhập khẩu thiết bị đồng ý giảm giá. Đồng thời sau khi thực hiện hợp đồng các chi phí rủi ro thực tế liên quan hợp đồng thấp hơn dự kiến nên có thể giảm. Hơn nữa công ty nhất trí giảm tỷ suất lợi nhuận xuống còn 0% như một sự đóng góp của công ty để chung tay chống dịch. Chúng tôi tạm gọi là về tình. Việc giảm tỷ suất lợi nhuận xuống còn 0% như lời tri ân của chúng tôi đối với tỉnh Quảng Nam.

Trong diễn biến mới nhất, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký quyết định số 2378 về việc thanh tra đột xuất việc mua sắm thiết bị, vật tư phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Quyết định Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Công văn số 3339, giao cho Thanh tra tỉnh thành lập Đoàn Thanh tra tiến hành thanh tra đột xuất việc thực hiện gói thầu mua sắm Hệ thống xét nghiệm Real - time PCR tự động; Xây dựng Kế hoạch báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất và tiến hành thanh tra việc thực hiện các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc chữa bệnh để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam còn yêu cầu Sở Tài chính, Sở Y tế rà soát, chấn chỉnh, thẩm định lại các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc chữa bệnh để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh; yêu cầu Sở Y tế dừng việc chuyển tiền cho bên bán theo hợp đồng đã ký kết, trước khi kết luận thanh tra.

Yêu cầu các đơn vị liên quan cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu và giải trình các nội dung về giá cả, hình thức lựa chọn nhà thầu, hồ sơ tổ chức đấu thầu, hợp đồng... cho đoàn Thanh tra với các gói thầu: Mua sắm Hệ thống xét nghiệm Real - time PCR tự động; mua sắm vật tư y tế tiêu hao phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Theo đó, dự kiến ngày 4/5, sẽ chính thức công bố để thanh tra cho kịp thời gian quy định của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Theo báo chí đưa tin, chiều 29/4, bên lề cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo về việc xử lý vi phạm trong sử dụng kinh phí phòng chống dịch Covid-19.

Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý các gói thầu mua sắm hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, máy thở, khẩu trang y tế, hóa chất vật tư tiêu hao; nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết theo thống kê sơ bộ, có hiện tượng cùng hệ thống xét nghiệm của một nhà sản xuất nhưng giá chênh lệch, tại các thời điểm mua sắm khác nhau. Từ báo cáo của các địa phương, Bộ Y tế nhận thấy Việc mua sắm máy xét nghiệm có nhiều thương hiệu khác nhau. Hệ thống xét nghiệm gồm 3 cấu hình: Tách chiết, hệ thống pha trộn thử phản ứng và máy chạy phản ứng nhưng các địa phương hầu như chỉ mua các máy riêng, hoặc mua của các hãng khác nhau, không mua toàn bộ hệ thống như Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội. Việc mua trọn bộ hệ thống xét nghiệm của Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông chỉ có 3 đơn vị: Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Nam.

Theo đó, 3 địa phương trên mua trọn bộ hệ thống xét nghiệm Real PRC bao gồm: Hà Nội (giá 7 tỷ đồng), Quảng Nam (giá 7,2 tỷ), Quảng Ninh (giá 8,4 tỷ đồng).