Quý 2/2017: Thu nhập lãi thuần của TPBank đạt 690 tỷ

(Kiến Thức) - Theo báo cáo tài chính, thu nhập lãi thuần của TPBank trong quý 2 đạt 690 tỷ đồng, nợ xấu kiểm soát dưới 1%.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) mới đây đã đưa ra công bố báo cáo tài chính Quý 2/2017. Theo báo cáo này, đến hết tháng 6/2017, TPBank có tổng tài sản hơn 115.600 tỷ đồng, tăng 9,3%, tương đương tăng thêm gần 10.000 tỷ so với đầu năm, đạt 88,98% so với kế hoạch năm.
Cũng theo báo cáo, hoạt động tín dụng của ngân hàng đã có sự tăng trưởng, tăng 13,7% so với cuối năm 2016. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của ngân hàng khá tốt khi nợ xấu vẫn đang được kiểm soát dưới mức 1%.
Ngoai Pham Cong Danh, TPBank con "dinh" toi dai an nao?
 
Huy động vốn khách hàng đạt hơn 57.000 tỷ đồng, tăng 3,6% so với đầu năm. Điều này cho thấy, với việc liên tục đưa ra những chương trình phù hợp, các sản phẩm của TPBank đã có sức thu hút đối với khách hàng. Bên cạnh đó, với sự tăng trưởng bền vững trong thời gian qua, lòng tin của khách hàng với TPBank ngày một cao hơn.
Thu nhập lãi thuần của TPBank trong quý 2 đạt 690 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ và lũy kế 6 tháng cũng đạt mức tăng tương đương với hơn 1.300 tỷ đồng. Riêng trong quý 2, ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 267 tỷ đồng, tăng trên dưới 140% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, TPBank ghi nhận 482 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng gấp hơn 2 lần cùng kỳ.
Báo cáo tài chính của TPBank cũng cho biết thêm tại thời điểm cuối quý 2 ngân hàng này có hơn 4.100 nhân sự, tăng gần 1.000 người so với cách đó một năm. Mạng lưới của TPBank đã có 25 chi nhánh và 30 phòng giao dịch, tăng thêm 7 chi nhánh và 6 phòng giao dịch so với cùng kỳ năm trước.
Với những kết quả khả quan trong quý 2/2017, TPBank có thể kì vọng hơn nữa về kết quả tốt đẹp trong nửa cuối năm 2017. Cũng trong nửa năm qua, TPBank đã liên tục đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ đột phá, chiếm được nhiều tình cảm của khách hàng và nhận được nhiều giải thưởng.

Chi tiết liên đới của BIDV trong đại án Phạm Công Danh

(Kiến Thức) - Các sai phạm tại BIDV như không kiểm tra thẩm định đối với cty cung cấp VLXD đầu vào để Phạm Công Danh sử dụng tiền giải ngân vào mục đích riêng…

Sau thông tin ông Trầm Bê bị bắt, danh sách những ngân hàng liên đới đến đại án Phạm Công Danh đã dài thêm, trong đó có BIDV, TPBank, Sacombank.
Theo kết quả điều tra, ngày 31/7, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã ra quyết định khởi tố 25 bị can và ra lệnh bắt tạm giam 16 người trong số này về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại 4 Ngân hàng gồm TPBank, Sacombank, BIDV và Ngân hàng Xây dựng (VNCB). Đáng chú ý, bên cạnh các “nhân vật” đình đám, các doanh nghiệp và ngân hàng lớn nhỏ, tổng cộng gần 160 người có quyền và nghĩa vụ được nhắc đến thì ngân hàng BIDV cũng được gọi tên nhiều lần trong đại án Phạm Công Danh gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng.

Vạch thêm những “trò ma” của Phạm Công Danh

Do cần tiền để tăng vốn điều lệ của Ngân hàng xây dựng và trả nợ của Tập đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Danh đã "tung hứng" hàng ngàn tỷ đồng...

Cơ quan CSĐT, Bộ Công an vừa hoàn tất bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐTV, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) cùng 23 bị can khác về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

BIDV, Sacombank... liên đới thế nào đến “đại án” Phạm Công Danh?

(Kiến Thức) - Sau thông tin ông Trầm Bê bị bắt, danh sách những ngân hàng liên đới đến đại án Phạm Công Danh đã dài thêm, trong đó có BIDV, TPBank, Sacombank.

Chiều 1/8, cực lãnh đạo Ngân hàng Sacombank - ông Trầm Bê bị bắt vì có liên quan đến vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại 4 ngân hàng: Tiên Phong Bank, Sacombank, BIDV và Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Nhung ngan hang nao lien doi den "dai an" Pham Cong Danh
  Ông Trầm Bê bị bắt vì có liên quan đến vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại 4 ngân hàng. Ảnh: Kinh tế & Tiêu dùng.