Vạch thêm những “trò ma” của Phạm Công Danh

Do cần tiền để tăng vốn điều lệ của Ngân hàng xây dựng và trả nợ của Tập đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Danh đã "tung hứng" hàng ngàn tỷ đồng...

Cơ quan CSĐT, Bộ Công an vừa hoàn tất bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐTV, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) cùng 23 bị can khác về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, ở giai đoạn 1 của vụ án, vào đầu năm 2017, TAND cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án Phạm Công Danh 30 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Vach them nhung “tro ma” cua Pham Cong Danh
Phạm Công Danh tại phiên tòa hồi tháng 7/2016. 
Theo kết luận điều tra lần này, Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) là tiền thân Ngân hàng TMCP Nông thôn Rạch Kiến. Thời điểm giữa năm 2012, ngân hàng này có vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng, trong đó nhóm do Phạm Công Danh đại diện sở hữu tới 84,92% cổ phần.
Với vai trò là Chủ tịch HĐQT, sau đó Danh để Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Dưới bàn tay chỉ đạo của Danh, VNCB ngày càng thua lỗ, vốn chủ sở hữu tiếp tục âm, nợ xấu có khả năng mất vốn tăng cao và thanh khoản luôn ở mức báo động.
VNCB bị NHNN đặt vào tình trạng kiểm soát. Mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên đều phải có ý kiến của Tổ giám sát của NHNN.
Do có nhu cầu cần tiền để sử dụng, Danh lợi dụng việc nắm quyền chi phối ở vị trí là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng đã chỉ đạo HĐQT, Ban điều hành và Ban kiểm soát của VNCB thực hiện lập các hồ sơ vay vốn khống để rút tiền sử dụng bằng cách, gửi tiền sang 3 ngân hàng khác là Sacombank, TPBank và BIDV để cầm cố, bảo lãnh và trả nợ các khoản vay do các Công ty của Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân đứng tên trên hồ sơ vay vốn 3 ngân hàng này, gây thiệt hại cho VCNB trên 6.000 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra cho rằng, Danh đã lập các hồ sơ vay vốn khống (1.800 tỷ đồng) rút tiền sử dụng trả các khoản vay cũ của Tập đoàn Thiên Thanh, sử dụng cá nhân... bằng cách gửi tiền sang Sacombank (1.854 tỷ đồng) để cầm cố, bảo lãnh và trả nợ các khoản vay do 6 Công ty của Danh thành lập đứng tên trên hồ sơ vay vốn ngân hàng, gây thiệt hại cho VNCB 1.836 tỷ đồng.
Kết quả điều tra còn cho thấy, Danh đã lập các hồ sơ vay vốn khống (hơn 1.666 tỷ đồng) rút tiền sử dụng, trả cho bà Hứa Thị Phấn để mua Ngân hàng Đại Tín, trả các khoản vay cũ của Tập đoàn Thiên Thanh, chi chăm sóc khách hàng và sử dụng cá nhân... bằng cách gửi tiền sang TPBank (1.722 tỷ đồng gốc và lãi) để cầm cố, bảo lãnh và trả nợ các khoản vay của 11 công ty đứng tên trên hồ sơ vay vốn tại TPBank, gây thiệt hại cho VNCB gần 1.740 tỷ đồng.
Phạm Công Danh còn lập các hồ sơ vay vốn khống (4.700 tỷ đồng) rút tiền sử để chứng minh năng lực tài chính nhằm thực hiện đề án tăng vốn điều lệ Ngân hàng Xây dựng từ 3.000 tỷ đồng lên 4.700 tỷ đồng, trả các khoản vay cũ của Tập đoàn Thiên Thanh tại Công ty Hải Tiến... bằng cách gửi tiền sang BIDV (3.070 tỷ đồng) để cầm cố, bảo lãnh và trả nợ các khoản vay do 12 công ty của Danh thành lập đứng tên trên hồ sơ vay vốn ngân hàng, gây thiệt hại cho VNCB số tiền trên 2.550 tỷ đồng.

Sau 9.000 tỉ, Phạm Công Danh lại gây thiệt hại 6.000 tỉ

Cơ quan điều tra vừa đề nghị truy tố Phạm Công Danh và 23 đồng phạm về hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa đề nghị truy tố Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây Dựng – VNCB, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) và 23 đồng phạm về hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng (còn gọi là giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh).

Theo kết luận điều tra vừa mới hoàn tất, việc vi phạm quy định về cho vay, cố ý làm trái xảy ra tại bốn ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank), Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB).

Tử vong vì bị ong đốt khi đi lấy mật

Ông Tuyến trèo cây xoan để lấy mật ở tổ ong thì bị chúng tấn công buộc phải bỏ chạy. Trong lúc chạy nạn nhân bị vấp ngã rồi bị ong đốt dẫn tới tử vong.

Chiều 11/7, Chính quyền xã Nghi Kiều (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết đã cùng gia đình tổ chức lễ an táng cho ông Nguyễn Đình Tuyến (51 tuổi)- người bị ong đốt dẫn tới tử vong, trú xóm 13B.
Tu vong vi bi ong dot khi di lay mat
Xã Nghi Kiều, nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Google Maps. 
Tối hai ngày trước, người đàn ông này trèo lên cây xoan ở trong xóm để tiếp cận tổ ong rừng đang làm tổ tại đây để hun khói lấy mật. Khi trèo lên gần đến nơi, tổ ong phát hiện có động đã tấn công buộc ông Tuyến phải nhảy xuống đất và bỏ chạy.

Xét xử Phạm Công Danh: Khách tố ngân hàng tự rút tiền, tạo chứng cứ

Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng bọn ngày càng nóng, khi số tiền “khủng” 5.190 tỷ của bà Bích bị ngân hàng tự ý rút.

“Lặng lẽ” rút tiền của khách hàng?
Theo cáo trạng số 20/CT-VKSTC-V3 ngày 9/5/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì: Bị cáo Phạm Công Danh (Nguyên Chủ tịch HĐQT của VNCB) đã chỉ đạo “thuộc cấp” chủ chốt tại VNCB cho vay trái quy định của nhà nước, ký khống hợp đồng thuê mặt bằng…gây thất thoát cho VNCB 9000 tỷ đồng.