Quốc hội thảo luận về thu hồi đất cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Hôm nay (26/10), Quốc hội họp thảo luận về Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành và dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường nghe và thảo luận Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; thảo luận về một số ý kiến khác nhau của Luật Nhà ở.
Buổi sáng, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Sau đó, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Tiếp theo, Cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Chiều cùng ngày, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).
Trước đó, trong phiên họp buổi sáng ngày 25/20, Quốc hội nghe Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm.
Trong phiên họp buổi chiều 25/10, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Kết quả như sau: Có 472 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95.55 % tổng số ĐBQH), trong đó có 470 đại biểu tán thành (bằng 95,14 % tổng số ĐBQH); có 2 đại biểu không tán thành (bằng 0,40% tổng số ĐBQH).
>>> Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) nói về kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV:
 Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Bộ trưởng Nội vụ: Cải cách tiền lương nâng cao năng suất lao động

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, cải cách chính sách tiền lương còn nhằm thực hiện mục tiêu vô cùng quan trọng là nâng cao năng suất lao động.

Tại phiên thảo luận tổ ngày 24/10, tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, cải cách chính sách tiền lương không những nhằm mục tiêu nâng cao được đời sống của người hưởng lương mà còn nhằm thực hiện mục tiêu vô cùng quan trọng là nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bo truong Noi vu: Cai cach tien luong nang cao nang suat lao dong
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại phiên thảo luận tổ ngày 24/10. Ảnh: T.Vương. 

Lý do Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu Kỳ họp thứ 6

Một trong những nội dung quan trọng của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV là Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn.

Chiều 19/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV.
Ly do Quoc hoi lay phieu tin nhiem ngay dau Ky hop thu 6
 Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trả lời phóng viên về việc lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. 
Trả lời phóng viên về việc lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu kỳ họp, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đánh giá cán bộ là việc làm suốt từ đầu nhiệm kỳ cho đến nay, do đó, việc lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu kỳ họp là điều rất bình thường. Bên cạnh đó, những chức danh được bầu và phê chuẩn từ 1/1/2023 (trong năm lấy phiếu tín nhiệm) không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm.