[INFOGRAPHIC] 126 bí thư, chủ tịch phường, xã của Hà Nội

Sau khi sắp xếp, Hà Nội từ 30 quận, huyện, thị xã và 526 xã, phường, thị trấn còn 126 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm 51 phường và 75 xã.

info-lanh-dao-xa-phuong-01.jpg

Phường Sài Gòn - nơi đắt đỏ nhất TP HCM sau sáp nhập

Sau sáp nhập, phường Sài Gòn tọa lạc tại trung tâm quận 1 cũ được xem là nơi đắt đỏ bậc nhất TP HCM khi hội tụ hàng loạt yếu tố "vàng" về vị trí lẫn giá trị.

Từ hôm nay (ngày 1/7), phường Sài Gòn sẽ chính thức đi vào vận hành trên cơ sở sáp nhập toàn bộ phường Bến Nghé, một phần phường Đa Kao và một phần phường Nguyễn Thái Bình cũ. Đây cũng là khu vực có giá trị bất động sản và thương mại cao nhất TP HCM hiện nay.
Từ hôm nay (ngày 1/7), phường Sài Gòn sẽ chính thức đi vào vận hành trên cơ sở sáp nhập toàn bộ phường Bến Nghé, một phần phường Đa Kao và một phần phường Nguyễn Thái Bình cũ. Đây cũng là khu vực có giá trị bất động sản và thương mại cao nhất TP HCM hiện nay.
Bản đồ phường Sài Gòn. Đồ họa: Đại Bùi.
Bản đồ phường Sài Gòn. Đồ họa: Đại Bùi.

Danh sách tân chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ định nhân sự Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập.

info-tanchutichtinh-01-01.jpg

Lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội 23 tỉnh, thành sau sáp nhập

Nghị quyết về Đoàn đại biểu Quốc hội và chỉ định Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn ĐBQH khoá XV các tỉnh sau hợp nhất, sáp nhập có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết về Đoàn đại biểu Quốc hội và chỉ định Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn ĐBQH khoá XV các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập. Các Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Theo đó, đoàn ĐBQH khóa XV TP HCM gồm 44 ĐBQH; chỉ định ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, ĐBQH khóa XV, giữ chức vụ Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV Thành phố Hồ Chí Minh.

Danh sách Chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Sáng 30/6, các tỉnh, thành tổ chức lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính; thành lập tổ chức đảng; chỉ định cấp uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký các quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.

Cụ thể, tại Quyết định số 1255/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ chỉ định ông Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025 giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tổng Bí thư Tô Lâm ký quyết định thành lập 23 đảng bộ tỉnh, thành sau sáp nhập

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký các quyết định của Bộ Chính trị thành lập 23 đảng bộ các tỉnh, thành phố sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, có hiệu lực từ 1/7.

Quyết định nêu rõ, Đảng bộ tỉnh, thành phố mới gồm các tổ chức đảng và đảng viên thuộc các đảng bộ tỉnh, thành phố trước hợp nhất. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các tỉnh ủy, thành ủy do Bộ Chính trị quy định.

Bộ Chính trị yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy chủ trì, phối hợp với cấp ủy, cơ quan, tổ chức có liên quan lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc sắp xếp, chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên; bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; bố trí trụ sở làm việc, quản lý tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu, thu nộp con dấu và các vấn đề khác liên quan sau khi hợp nhất theo quy định.