Quảng Ninh: Xe khách Phúc Xuyên bị tố nhồi nhét, ép giá giữa dịch COVID-19

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đang xác minh thông tin nhà xe Phúc Xuyên bị tố ép giá, nhồi nhét khách, không tuân thủ phòng chống dịch COVID-19.

Ngày 3/2, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video bên trong một chiếc xe khách được cho là của hãng xe Phúc Xuyên (Công ty TNHH Phúc Xuyên, tỉnh Quảng Ninh) nhồi nhét, ép giá hành khách trong mùa dịch COVID-19 khiến dư luận bức xúc.
Theo đó, vào ngày 1/2, chiếc xe khách của hãng xe Phúc Xuyên gồm 1 lái, 1 phụ xe đã đón những hành khách từ cầu Bạch Đằng về TP. Hạ Long với mức "đồng giá" 50 nghìn đồng/người. Điều gây bức xúc là lái, phụ xe Phúc Xuyên đã nhồi nhét khách, nhiều khách buộc phải bấu víu vào thành ghế để đứng. Trong khi, tình hình dịch cúm COVID-19 đang diễn ra phức tạp, Quảng Ninh đang là vùng dịch lớn nhất cả nước.
Khi một hành khách thắc mắc về việc đồng giá vé 50 nghìn đồng/người bất kể điểm xuống gần hay xa từ cầu Bạch Đằng về TP. Hạ Long, phụ xe Phúc Xuyên quả quyết: "Từ cầu Bạch Đằng về đến Hạ Long đồng giá 50 nghìn đồng... xe chạy từ ngày 28/1 rồi".
Nam phụ xe đứng giữa đám đông và liên tục giục khách nhanh chóng trả tiền và hô lớn: "đóng cửa lại, không cho ai xuống cả".
Mặc dù nhận tiền của hành khách nhưng hãng xe Phúc Xuyên lại không có bất kỳ một chiếc vé nào đưa cho hành khách khiến dư luận đặt ra câu hỏi về việc lạm thu, trốn thuế.
Quang Ninh: Xe khach Phuc Xuyen bi to nhoi nhet, ep gia giua dich COVID-19
 Phụ xe không mặc đồng phục thu tiền khi chở khách từ cầu Bạch Đằng về TP. Hạ Long được cho là của hãng xe Phúc Xuyên.
Tìm hiểu của PV, thực hiện Công điện số 03/CĐ-UBND “về việc triển khai các biện pháp cấp bách, phòng chống dịch COVID-19”, Quảng Ninh đã tạm dừng tất cả các phương tiện cơ giới chở người ra/vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh (trừ các trường hợp đặc biệt).
Tuy nhiên, thời gian qua, lượng người được nghỉ Tết về Quảng Ninh rất đông, xe cá nhân đón người tại khu vực cầu Bạch Đằng nhiều nên đã gây tắc nghẽn khu vực này, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch COVID-19. Mặt khác, một số trường hợp về đến cầu Bạch Đằng nhưng không có phương tiện để về nhà. Trước tình hình này, chiều 30/1, Sở GTVT đã báo cáo, đề xuất và được tỉnh đồng ý với phương án bố trí xe vận tải khách từ cầu Bạch Đằng về Hạ Long.
Cụ thể, Sở GTVT đã cho phép 5 xe của Công ty TNHH Phúc Xuyên tổ chức đón khách ở cầu Bạch Đằng và trả khách ở TP Hạ Long.
Trao đổi với PV, ông Hoàng Quang Hải, Giám đốc Sở GTVT Quảng Ninh cho biết, sau khi xảy ra tình trạng nhiều taxi dù hoạt động tại cầu Bạch Đằng và "chặt chém" khách với giá 500 nghìn đồng/người từ cầu Bạch Đằng về TP. Hạ Long. Đặc biệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, bảo đảm an toàn cho người dân, Sở GTVT đã đề xuất và được UBND tỉnh chấp thuận cho hãng xe Phúc Xuyên hoạt động vận tải hành khách trên quãng đường từ cầu Bạch Đằng về điểm cuối TP. Hạ Long, giáp danh TP. Cẩm Phả.
"Giá vé phải niêm yết công khai và tính theo Km, không có chuyện đồng giá 50 nghìn đồng. Số tiền 50 nghìn đồng này là mức thu cao nhất cho toàn bộ quãng đường từ cầu Bạch Đằng về điểm cuối TP. Hạ Long", ông Hải nói và cho biết đã nắm được thông tin phản ánh về hoạt động của xe khách Phúc Xuyên, đặc biệt là việc buông lỏng trong việc phòng chống dịch.
Theo ông Hải, Sở GTVT đã đề nghị lực lượng thanh tra giao thông nhanh chóng xác minh và sớm có báo cáo. Trường hợp phát hiện vi phạm sẽ dừng ngay hoạt động vận tải chở khách từ cầu Bạch Đằng về TP. Hạ Long của hãng xe Phúc Xuyên.
Video: Xe Phúc Xuyên bị tố nhồi nhét, ép giá khách
Chốt kiểm soát của tỉnh Quảng Ninh tại cầu Bạch Đằng trên cao tốc Hạ Long- Hải Phòng được lập vào sáng 28/1. Tinh thần được quán triệt là “nội bất xuất ngoại bất nhập” , kiểm soát tất cả các phương tiện ra, vào tỉnh Quảng Ninh.
Theo đó, chỉ các phương tiện và người dân sinh sống tại tỉnh Quảng Ninh được phép qua chốt đi vào tỉnh. Tất cả các phương tiện từ tỉnh thành khác đến buộc phải quay đầu. Các phương tiện giao thông mang BKS 14 của tỉnh Quảng Ninh không được phép ra khỏi địa bàn.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Chính phủ không công bố 10 ngày chặn được dịch COVID-19

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2021, công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 cũng như vấn để vaccine phòng bệnh được báo chí đặc biệt quan tâm.

Chính phủ không công bố 10 ngày dập dịch
Tại cuộc họp báo, PV đặt vấn đề liên quan đến COVID-19, lãnh đạo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 khẳng định chúng ta sẽ có 10 ngày để có thể dập được dịch khi dịch bắt đầu xuất hiện ở Chí Linh, Hải Dương và ở Quảng Ninh. Đồng thời đặt câu hỏi với đại diện Bộ Y tế và lãnh đạo VPCP là chúng ta có cơ sở nào để khẳng định được là chúng ta có 10 ngày sẽ dập được dịch COVID-19?

Gia Lai thành điểm nóng COVID-19, Bộ Y tế viện trợ khẩn cấp cho địa phương chống dịch

Đến chiều 2/2, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 13 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có 1 ca dương tính là người trong bệnh viện; Bộ Y tế huy động lực lượng hỗ trợ cho tỉnh chống dịch.

Gia Lai thanh diem nong COVID-19, Bo Y te vien tro khan cap cho dia phuong chong dich

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến với các điểm cầu của các địa phương có dịch COVID-19.

Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến với các điểm cầu của các địa phương có dịch COVID-19 (chiều ngày 2/2), lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết: Đến chiều 2/2, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 13 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trong số 6.500 mẫu xét nghiệm COVID-19 đã lấy. Dịch COVID-19 đã xuất hiện tại 4 huyện là: Ia Pa, Krông Pa, thị xã Ayun Pa và TP Pleiku.

Đặc biệt tại Gia Lai cũng mới ghi nhận 1 ca dương tính mới được phát hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai. Hiện đã có một số cán bộ y tế có nguy cơ cao tại các khoa được đưa vào cách ly tại khu cách ly của Bệnh viện; đồng thời phong toả, rà soát, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1 có liên quan.…Ngay từ khi có các ca bệnh đầu tiên, cả hệ thống chính trị và ngành y tế của tỉnh đã khẩn trương tiến hành truy vết các trường hợp F1,  lấy mẫu xét nghiệm, cách ly theo quy định.

Tuy nhiên, hiện nay, Gia Lai đang gặp khó khăn trong năng lực xét nghiệm. Địa phương mới chỉ có khả năng xét nghiệm 200 mẫu/ngày; vì vậy, tỉnh đã huy động sự viện trợ của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên.

Theo ông Viên Chinh Chiến, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, đến chiều ngày 1/2, Gia Lai đã thành lập bệnh viện điều trị COVID-19 của khu vực của 4 huyện có ca bệnh tại Trung tâm y tế huyện Ia Pa và kích hoạt Bệnh viện dã chiến tại Khu điều trị chất lượng cao trong khuôn viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt. Hiện đã thống nhất bệnh viện này sẽ là nơi tập trung các bệnh nhân nơi khác về để điều trị.

Tất cả các trường hợp mắc COVID-19 tại Gia Lai đa số không có triệu chứng lâm sàng, chỉ có 1 trường hợp có triệu chứng tiêu hoá. Những trường hợp F0 khi xét nghiệm đều đã nằm trong khu cách ly. Khi xuất hiện dịch trong cộng đồng, đội truy vết của Gia Lai đã có hơn 200 người của ngành y  tế, bổ sung thêm 50 cán bộ tại khu vực đến hỗ trợ cho tỉnh phòng dịch.

“Với năng lực xét nghiệm của Gia Lai hiện còn hạn chế, chúng tôi đã tính phương án sẽ gửi mẫu tới các đơn vị hỗ trợ như: Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện sốt rét Quy Nhơn… Hiện Gia Lai có đặc thù riêng nên việc lấy mẫu khá khó khăn vì 4 huyện có ca bệnh đều là người dân thuộc miền núi vùng sâu, vùng xa, cán bộ khó lấy mẫu hết và nhanh được… Tuy nhiên đến nay, cơ bản người dân đã dần có hiểu biết, chúng tôi hy vọng sẽ lấy mẫu được nhiều hơn”, ông Viên Chinh Chiến cho biết.

Trước đề xuất của tỉnh Gia Lai, Bộ trưởng Bộ Y tế lo ngại, nếu gửi mẫu về TP Hồ Chí Minh hay Quy Nhơn là quá trễ, chưa kể nguy cơ vận chuyển mẫu đi xa có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, cần phải có phương án để triển khai nhanh. Hiện Gia Lai đang đang gặp khó khăn và đang bị chậm trong việc truy vết F1. Tỉnh phải làm thật nhanh; tập trung tất cả nguồn lực cho việc lấy mẫu xét nghiệm. Bộ Y tế sẽ điều ngay nhân lực từ Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh xuống hỗ trợ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cần chuẩn bị đầy đủ phòng ốc, điều kiện để Viện Pasteur có thể đến và thiết lập được cơ sở xét nghiệm tại chỗ. Trước mắt tỉnh cần tập trung xét nghiệm cho các đối tượng F1 trước, F2 sau.

Với bệnh viện đã có ghi nhận ca bệnh, hiện chưa có hiện tượng lây lan chéo nên địa phương chỉ bố trí phong toả các khoa nguy cơ; chỉ phong toả bệnh viện khi có hiện tượng lây lan chéo. Tất cả các trường hợp nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân cần lấy mẫu xét nghiệm ngay, đưa đi cách ly tập trung ngay lập tức, làm sạch bệnh viện để đưa bệnh viện hoạt động trở lại, hoặc đưa nhân viên y tế đến nơi khác.  Đồng thời tiến hành xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân như đề nghị của địa phương.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng chỉ đạo: Ngay ngày 3/2, Bộ Y tế sẽ cử đoàn công tác của Bộ vào trực tiếp chỉ đạo tình hình phòng chống dịch tại Gia Lai; đồng thời Bệnh viện Bạch Mai sẽ cử chuyên gia vào để thành lập bệnh viện dã chiến, thành lập bệnh viện dã chiến ở 1 nơi tập trung tại trung tâm tỉnh, không làm ở huyện vì sẽ không có nhân lực. Bộ Y tế cũng sẽ cử đội truy vểt của Đà Nẵng lên hỗ trợ cho Gia Lai.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cử cán bộ về cắm chốt tại chỗ giúp Gia Lai truy vết ca bệnh; đội xét nghiệm của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cũng khẩn trương xuống hỗ trợ vì những ngày tới là gần Tết Nguyên đán, đồng bào đón Tết sẽ rất quan ngại.