Gia Lai thành điểm nóng COVID-19, Bộ Y tế viện trợ khẩn cấp cho địa phương chống dịch

Đến chiều 2/2, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 13 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có 1 ca dương tính là người trong bệnh viện; Bộ Y tế huy động lực lượng hỗ trợ cho tỉnh chống dịch.

Gia Lai thanh diem nong COVID-19, Bo Y te vien tro khan cap cho dia phuong chong dich

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến với các điểm cầu của các địa phương có dịch COVID-19.

Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến với các điểm cầu của các địa phương có dịch COVID-19 (chiều ngày 2/2), lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết: Đến chiều 2/2, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 13 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trong số 6.500 mẫu xét nghiệm COVID-19 đã lấy. Dịch COVID-19 đã xuất hiện tại 4 huyện là: Ia Pa, Krông Pa, thị xã Ayun Pa và TP Pleiku.

Đặc biệt tại Gia Lai cũng mới ghi nhận 1 ca dương tính mới được phát hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai. Hiện đã có một số cán bộ y tế có nguy cơ cao tại các khoa được đưa vào cách ly tại khu cách ly của Bệnh viện; đồng thời phong toả, rà soát, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1 có liên quan.…Ngay từ khi có các ca bệnh đầu tiên, cả hệ thống chính trị và ngành y tế của tỉnh đã khẩn trương tiến hành truy vết các trường hợp F1,  lấy mẫu xét nghiệm, cách ly theo quy định.

Tuy nhiên, hiện nay, Gia Lai đang gặp khó khăn trong năng lực xét nghiệm. Địa phương mới chỉ có khả năng xét nghiệm 200 mẫu/ngày; vì vậy, tỉnh đã huy động sự viện trợ của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên.

Theo ông Viên Chinh Chiến, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, đến chiều ngày 1/2, Gia Lai đã thành lập bệnh viện điều trị COVID-19 của khu vực của 4 huyện có ca bệnh tại Trung tâm y tế huyện Ia Pa và kích hoạt Bệnh viện dã chiến tại Khu điều trị chất lượng cao trong khuôn viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt. Hiện đã thống nhất bệnh viện này sẽ là nơi tập trung các bệnh nhân nơi khác về để điều trị.

Tất cả các trường hợp mắc COVID-19 tại Gia Lai đa số không có triệu chứng lâm sàng, chỉ có 1 trường hợp có triệu chứng tiêu hoá. Những trường hợp F0 khi xét nghiệm đều đã nằm trong khu cách ly. Khi xuất hiện dịch trong cộng đồng, đội truy vết của Gia Lai đã có hơn 200 người của ngành y  tế, bổ sung thêm 50 cán bộ tại khu vực đến hỗ trợ cho tỉnh phòng dịch.

“Với năng lực xét nghiệm của Gia Lai hiện còn hạn chế, chúng tôi đã tính phương án sẽ gửi mẫu tới các đơn vị hỗ trợ như: Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện sốt rét Quy Nhơn… Hiện Gia Lai có đặc thù riêng nên việc lấy mẫu khá khó khăn vì 4 huyện có ca bệnh đều là người dân thuộc miền núi vùng sâu, vùng xa, cán bộ khó lấy mẫu hết và nhanh được… Tuy nhiên đến nay, cơ bản người dân đã dần có hiểu biết, chúng tôi hy vọng sẽ lấy mẫu được nhiều hơn”, ông Viên Chinh Chiến cho biết.

Trước đề xuất của tỉnh Gia Lai, Bộ trưởng Bộ Y tế lo ngại, nếu gửi mẫu về TP Hồ Chí Minh hay Quy Nhơn là quá trễ, chưa kể nguy cơ vận chuyển mẫu đi xa có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, cần phải có phương án để triển khai nhanh. Hiện Gia Lai đang đang gặp khó khăn và đang bị chậm trong việc truy vết F1. Tỉnh phải làm thật nhanh; tập trung tất cả nguồn lực cho việc lấy mẫu xét nghiệm. Bộ Y tế sẽ điều ngay nhân lực từ Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh xuống hỗ trợ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cần chuẩn bị đầy đủ phòng ốc, điều kiện để Viện Pasteur có thể đến và thiết lập được cơ sở xét nghiệm tại chỗ. Trước mắt tỉnh cần tập trung xét nghiệm cho các đối tượng F1 trước, F2 sau.

Với bệnh viện đã có ghi nhận ca bệnh, hiện chưa có hiện tượng lây lan chéo nên địa phương chỉ bố trí phong toả các khoa nguy cơ; chỉ phong toả bệnh viện khi có hiện tượng lây lan chéo. Tất cả các trường hợp nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân cần lấy mẫu xét nghiệm ngay, đưa đi cách ly tập trung ngay lập tức, làm sạch bệnh viện để đưa bệnh viện hoạt động trở lại, hoặc đưa nhân viên y tế đến nơi khác.  Đồng thời tiến hành xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân như đề nghị của địa phương.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng chỉ đạo: Ngay ngày 3/2, Bộ Y tế sẽ cử đoàn công tác của Bộ vào trực tiếp chỉ đạo tình hình phòng chống dịch tại Gia Lai; đồng thời Bệnh viện Bạch Mai sẽ cử chuyên gia vào để thành lập bệnh viện dã chiến, thành lập bệnh viện dã chiến ở 1 nơi tập trung tại trung tâm tỉnh, không làm ở huyện vì sẽ không có nhân lực. Bộ Y tế cũng sẽ cử đội truy vểt của Đà Nẵng lên hỗ trợ cho Gia Lai.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cử cán bộ về cắm chốt tại chỗ giúp Gia Lai truy vết ca bệnh; đội xét nghiệm của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cũng khẩn trương xuống hỗ trợ vì những ngày tới là gần Tết Nguyên đán, đồng bào đón Tết sẽ rất quan ngại.

Hải Dương nâng mức hỗ trợ tiền ăn cho người phải cách ly COVID-19

Ngày 2/2, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái đã ký quyết định nâng mức hỗ trợ tiền ăn cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế do dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Theo đó, tỉnh Hải Dương quyết định nâng mức hỗ trợ tiền ăn cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế trong thời gian cách ly y tế do dịch COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại cơ sở, địa điểm khác (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp) trên địa bàn tỉnh từ ngày 2/2.

Cụ thể, thực hiện mức hỗ trợ bằng suất ăn trị giá 80.000 đồng/người/ngàytrong thời gian cách ly y tế (đã bao gồm mức ăn 40.000 đồng/người/ngày đối với người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Thông tư số 32/2012/TT-BTC ngày 29/2/2012 của Bộ Tài chính).

Hai Duong nang muc ho tro tien an cho nguoi phai cach ly COVID-19
Mức hỗ trợ bằng suất ăn trị giá 80.000 đồng/người/ngàytrong thời gian cách ly y tế. Ảnh: Báo Hải Dương.

Mức hỗ trợ trên không áp dụng đối với đối tượng cách ly tập trung do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh quản lý, giám sát do đối tượng này đã được Bộ Quốc phòng đảm bảo chế độ theo quy định.

Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước bố trí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Các chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID - 19 ngoài chế độ tiền ăn của người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế quy định tại quyết định này thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ và các văn bản quy định hiện hành.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương giao Sở Y tế có trách nhiệm Hướng dẫn các cơ sở cách ly, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện lập báo cáo tổng hợp kinh phí đã chi theo chế độ cho người cách ly y tế, chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19.

Đồng thời, chịu trách nhiệm tổng hợp, rà soát, kiểm tra đảm bảo các chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID - 19 quy định tại Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ, các văn bản hiện hành và quyết định này, phối hợp với sở Tài chính thực hiện đảm bảo kinh phí theo đúng quy định; thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo chế độ tài chính hiện hành.

Giao Sở Tài chính, trên cơ sở số liệu tổng hợp, rà soát của sở Y tế cung cấp, có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu trình UBND tỉnh bố trí kinh phí từ các nguồn kinh phí hợp pháp để đảm bảo thực hiện chế độ đặc thù trong phòng,chống dịch COVID-19. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, thẩm tra, quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chế độ theo đúng quy định tài chính hiện hành.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương cho biết, tính đến 13h ngày 1/2, Hải Dương có tổng số 205 ca dương tính với COVID-19 tại cộng đồng, lây lan ra 32 xã, phường. Trong đó, TP Chí Linh nhiều nhất với 149 ca, Kinh Môn 35 ca, Nam Sách 12 ca, Kim Thành 6 ca, các huyện Ninh Giang, Cẩm Giàng và TP Hải Dương mỗi nơi 1 ca đã có kết quả bước đầu dương tính.

Toàn tỉnh Hải Dương đã điều tra được gần 4.100 trường hợp F1 và hơn 13.500 F2. Toàn bộ số F1 đã đưa đi cách ly tập trung, các F2 hướng dẫn cách ly tại nhà. Cả tỉnh đã thành lập 32 khu cách ly tập trung cho các trường hợp F1.

>>> Mời độc giả xem thêm video Vân Đồn: Trắng đêm duy trì chốt chặn phòng dịch COVID-19:

Nguồn: QTV

Tin nóng ngày 2/2: Bị đâm chết vì nói chuyện gia đình người khác

Bị đâm chết vì nói chuyện gia đình người khác; Thi thể thiếu nữ 18 tuổi trong lô cao su với vết dao đâm; Người phụ nữ xúc phạm công an bị phạt 15 triệu... là những tin nóng ngày 2/2.

Tin nong ngay 2/2: Bi dam chet vi noi chuyen gia dinh nguoi khac

Bị đâm chết vì nói chuyện gia đình người khác: Anh Đinh Văn Nghĩ (34 tuổi) tổ chức nhậu cùng nhóm bạn tại vườn xoài ở xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, tỉnh Cần Thơ. Lúc này, Lê Văn Ngà (38 tuổi, ngụ xã Trung Thạnh) cũng mua rượu về nhà nhậu (nhà của Ngà cách nhóm Nghĩ nhậu khoảng 30m). Trong lúc uống rượu, Ngà nghe Nghĩ nói về gia đình mình với những lời khó nghe. Sau đó, Ngà mang dao Thái Lan ra chỗ Nghĩ nhậu đâm chết nạn nhân. Hôm nay, VKSND TP Cần Thơ đã phê chuẩn khởi tố bị can, bắt tạm giam Ngà về hành vi “Giết người".

Tin nong ngay 2/2: Bi dam chet vi noi chuyen gia dinh nguoi khac-Hinh-2

Thi thể thiếu nữ 18 tuổi trong lô cao su với vết dao đâm: Tối 1/2, sau khi tan ca, chị H. (18 tuổi, ngụ huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Dương) lái xe máy rời nơi làm việc, sau đó mất tích. Gia đình đi tìm kiếm nhưng không thấy. Rạng sáng 2/2, một số người dân đi ngang qua khu vực lô cao su thuộc xã Phước An phát hiện xe máy của chị H. nằm bên đường, bên cạnh là thi thể nữ công nhân xấu số với một vết thương trên ngực trái nghi bị dao đâm nên báo công an.