Quân Iraq tiến vào ngoại ô thành phố Tikrit, IS khốn đốn

(Kiến Thức) - Quân đội Iraq cùng các chiến binh Iran đã tiến vào các vùng ngoại ô thành phố Tikrit với nỗ lực đẩy lùi phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).

Các chỉ huy quân sự cho biết, vào ngày 6/3, quân đội và lực lượng dân quân tự vệ người Shi'ite đã chiếm lại thị trấn al-Dour nằm ở ngoại ô của Tikrit, nơi Saddam Hussein lẩn trốn hồi năm 2003.
Quan Iraq tien vao ngoai o thanh pho Tikrit, IS khon don
Một dân quân tự vệ dòng Shi'ite đang đi bộ dọc theo con đường thị trấn Hamrin, tỉnh Salahuddin.

Cho tới thời điểm này, việc quân Iraq đã chiếm được hoàn toàn thị trấn trên hay chưa vẫn chưa được xác thực rõ ràng. Một số quan chức cho biết, quân đội nước này mới chiếm được phía nam và đông thị trấn, nơi được đặt hàng loạt quả bom để chiến binh IS rút lui.
Tuy nhiên, thủ lĩnh nhóm dân quân tự vệ lớn nhất của người Shi'ite tham gia chiến dịch lần này tên Hadi al-Amiri cho biết, al-Dour "đã hoàn toàn được giải phóng" và rằng, hoạt động tấn công vào thị trấn quan trọng khác ở phía bắc Tikrit là al-Alam sẽ diễn ra vào ngày 7/3.
Chiến dịch quân sự, do hàng ngàn dân quân Shi'ite tham gia và được phía Iran tư vấn, kéo dài khoảng 5 ngày với mục tiêu tấn công vào thị thành phố Tikrit. Đây được coi là chiến dịch lớn nhất để đẩy lui IS.
Tikrit là thành phố lớn đầu tiên mà lực lượng quân Iraq cố gắng chiếm lại từ tay IS, nhóm đã chiếm nơi phía bắc thành phố trên từ hồi năm ngoái.

Cảnh chết chóc như sau Thế chiến 2 ở miền đông Ukraine

Loạt ảnh mới nhất về miền đông Ukraine, nơi bị tàn phá gần một năm qua, gợi nhớ khung cảnh chết chóc trong Chiến tranh thế giới thứ 2.

Cảnh chét chóc nhu sau Thé chién 2 ỏ mièn dong Ukraine
Một khách sạn lớn và xa hoa một thời nay bị tàn phá nặng nề gần sân bay Donetsk, miền đông Ukraine

Nguyên nhân dân miền tây Ukraine lũ lượt gia nhập ly khai

(Kiến Thức) - Người dân ở các vùng miền tây Ukraine nhận ra rằng, họ không thể chiến đấu chống lại chính những người dân nước mình.

Cuộc xung đột vũ trang giữa lực lượng quân chính phủ và phe đòi ly khai đã làm cho người dân ở các tỉnh miền đông và tây Ukraine ít nhiều gặp khó khăn trong các hoạt động giao lưu hay liên lạc với nhau.
Sau khi ký kết Thỏa thuận ngừng bắn Minsk, truyền thông nước ngoài và cả các chính trị gia đều công nhận một điều rằng, đất nước Ukraine đã bị chia rẽ. Người dân nước này đều yêu cầu những lợi ích cơ bản cho họ. Tuy nhiên, một số người dân sinh sống ở các tỉnh miền tây lại mong muốn lấy lại sự công bằng cho các dân quân ly khai đang chiến đấu ở miền đông.