Quân đội Triều Tiên “sẵn sàng chiến đấu cao độ”

(Kiến Thức) - Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên đưa tin, lực lượng vũ trang nước này đang được đặt trong “tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao độ”.

Bài báo đăng trên tờ Rodong Sinmun nhấn mạnh rằng Mỹ “đã mang lại những đau khổ không kể xiết và tai họa cho dân tộc Triều Tiên khi gây cuộc chiến tranh Triều Tiên những năm 1950-1953”.
Theo nhận định của tờ báo, Mỹ “đã không rút ra được bất kỳ bài học nào từ thất bại trong cuộc xung đột này và vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách thù địch đối với CHDCND Triều Tiên, tiếp tục là kẻ thù của người dân Triều Tiên”.
Quân đội Triều Tiên trong tình trạng “sẵn sàng chiến đấu cao độ”
Quân đội Triều Tiên trong tình trạng “sẵn sàng chiến đấu cao độ”
Trong ngày 25/6, tại tất cả các khu vực của Bắc Triều Tiên đã diễn ra các cuộc mít tinh rầm rộ để tưởng nhớ sự kiện khởi đầu Chiến tranh Triều Tiên, vốn chỉ dừng lại nhờ ký kết thỏa thuận ngừng bắn năm 1953. 
Trong ngày 26/6, Bắc Triều Tiên đã phóng 3 tên lửa tầm ngắn ở biển Nhật Bản cũng như đưa ra thông báo thử thành công tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao.

Mổ xẻ chiến lược Việt Nam làm “chùn bước” Trung Quốc trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Theo các chuyện gia nước ngoài, có 2 chiến lược mà Việt Nam có thể làm "chùn bước" Trung Quốc, ngăn chặn dã tâm của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Trung Quốc dùng "chiến lược tiêu hao" với Việt Nam
Theo giáo sư Carl Thayer của ĐH New South Wales (Australia), leo thang căng thẳng Việt Nam – Trung Quốc trên biển Đông hiện nay là kết quả của ý đồ thay đổi hiện trạng của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa cái mà Bắc Kinh gọi là “đường 9 đoạn” trên biển Đông.

Hai miền Triều Tiên sẽ thống nhất?

(Kiến Thức) - Trước những lùm xùm tổn tại giữa hai miền Triều Tiên, liệu rằng giấc mơ thống nhất có sớm được hiện thực hóa?

Vấn đề thống nhất hai miền Triều Tiên giờ đây không còn là quá mới mẻ đối với dư luận quốc tế, song mới đây, trong một bài báo của Brusce Dennett, điều này lần nữa được để cập tới. Mặc dù nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong các cuộc tranh luận, nhưng các nhà phân tích chính trị đều hi vọng hai miền Triều Tiên sẽ có một ngày “đoàn viên”.
Xét về vị trí địa lý, cho đến cuối chiến tranh thế giới thứ 1, hai miền vẫn là một thực thể chính trị thống nhất ở bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, sau trong chiến tranh Liên Triều kéo dài từ năm 1950-1953, bán đảo này bị chia cắt thảnh hai quốc gia khác nhau: CHDCND Triều Tiên ở phía bắc, còn Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam.

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?

(Kiến Thức) - GS Mark Beeson cho rằng, thật khó biết việc đặt giàn khoan “là chính sách phối hợp từ trên cao, hay các doanh nghiệp lớn, chính quyền địa phương và cả quân đội Trung Quốc xúc tiến việc này”.

Tuy nhiên, ông Mark Beeson - giáo sư về chính trị quốc tế và cũng là một chuyên gia về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Murdoch University, Perth, Austrailia - cũng cho rằng: Dù ai đóng vai trò quyết định trong việc đặt giàn khoan thì “Việt Nam không phải là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa hai nước nhắc nhở chúng ta điều đó”.
TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
 TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tiến sỹ Lee Jones - một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh, cũng bày tỏ quan điểm trên BBC News: Không nên xem Trung Quốc như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách, đường lối.
“Thực tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa phương cạnh tranh nhau để nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết định các chính sách về tài nguyên. Trong các cơ quan hay nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển, chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu hết các động thái của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông đều phản ánh sự cạnh tranh này”, tiến sỹ Lee Jones nói.