Hai miền Triều Tiên sẽ thống nhất?

(Kiến Thức) - Trước những lùm xùm tổn tại giữa hai miền Triều Tiên, liệu rằng giấc mơ thống nhất có sớm được hiện thực hóa?

Vấn đề thống nhất hai miền Triều Tiên giờ đây không còn là quá mới mẻ đối với dư luận quốc tế, song mới đây, trong một bài báo của Brusce Dennett, điều này lần nữa được để cập tới. Mặc dù nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong các cuộc tranh luận, nhưng các nhà phân tích chính trị đều hi vọng hai miền Triều Tiên sẽ có một ngày “đoàn viên”.
Xét về vị trí địa lý, cho đến cuối chiến tranh thế giới thứ 1, hai miền vẫn là một thực thể chính trị thống nhất ở bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, sau trong chiến tranh Liên Triều kéo dài từ năm 1950-1953, bán đảo này bị chia cắt thảnh hai quốc gia khác nhau: CHDCND Triều Tiên ở phía bắc, còn Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam.
Hình ảnh về cuộc chiến tranh liên triều năm 1950-1953.
 Hình ảnh về cuộc chiến tranh liên triều năm 1950-1953.
Chúng ta còn phải kể tới yếu tố văn hóa. Đây có lẽ là cội nguồn sâu xa nhưng khá chắc chắn để hi vọng một ngày hai miền sẽ thống nhất. Họ cùng chung ngôn ngữ, một nền văn hóa truyền thống, hành vi ứng xử xã hội và còn nhiều thứ nữa.
Tuy nhiên, chính biến cố xảy ra trong chiến tranh thế giới thứ 2 và cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953 đã củng cố thêm nhận định rằng, việc thống nhất hai miền sẽ khó trở thành hiện thực. Giờ đây, trên cùng một bán đảo, hai quốc gia khác nhau đi theo hai thể chế chính trị hoàn toàn đối nghịch đã tồn tại song song.
Mặc dù trong quá khứ hay hiện tại, lãnh đạo của hai nước liên tục đưa ra lời cam kết về những nỗ lực để hàn gắn Nhưng, hãy nhìn thực tế để đánh giá về các nỗ lực đó của đôi bên. Thậm chí, một cuộc chiến tranh quân sự đã nổ ra giữa hai miền, bắt đầu từ năm 1950. Dù đã dịu nhẹ đi ít nhiều, cuộc xung đột quân sự này vẫn còn kéo dài âm ỉ cho tới ngày nay. Theo những quốc gia từng xảy ra nội chiến như Mỹ, Tây Ban Nha hay Ireland, sẽ mất nhiều thời gian hơn để “chữa lành vết thương” giữa hai miền.
Liệu hai miền Triều Tiên sẽ thống nhất trong một ngày không xa?
 Liệu hai miền Triều Tiên sẽ thống nhất trong một ngày không xa?
Một ví dụ về sự chia cắt hai miền điển hình trong lịch sử thế giới: trường hợp của Đông Đức và Tây Đức. Tuy rằng bị phân chia ranh giới bởi bức tường Berlin kiên cố, nhưng hai bên vẫn chưa bao giờ bị chia cắt thành hai nhà nước riêng biệt như Hàn Quốc và Triều Tiên. Sau sự sụp đổ của Liên Xô cũ, nhà nước Đông Đức cũng bị lụi tàn theo. Và cuối cùng, sau bao nỗ lực từ hai phía, một nước Đức thống nhất đã ra đời, chấm dứt hoàn toàn cảnh chia lìa. 
Quay trở lại trường hợp của Triều Tiên và Hàn Quốc, sau khi quân đội Liên Xô và Trung Quốc rút hoàn toàn vào năm 1958, CHDCND Triều Tiên đã tự mình tiếp quản đất nước, nhưng họ lại duy trì một chính sách khá cực đoan: tiến hành những đòn trả thù nhắm vào Hàn Quốc và Mỹ.
Để thực hiện điều đó, Triều Tiên đã thực thi những chính sách khá bạo lực. Nếu mong muốn hai miền thống nhất, các biện pháp mềm mỏng, hợp lý sẽ giúp điều đó sớm trở thành hiện thực.
Trước những thực tế nêu trên, liệu rằng giấc mơ thống nhất giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên có sớm được hiện thực hóa?

Putin – “Con người hành động”

(Kiến Thức) - Tổng thống Nga Putin góp công lớn trong việc ngăn chặn phương Tây can thiệp quân sự vào Syria.

“Con người hành động” là cái tên giới truyền thông thế giới ưu ái dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin để mô tả tính cách con người đầy nam tính, tràn đầy sinh lực và ưa hoạt động của ông. Ảnh: ông Putin nhắm bắn với mô hình súng trường tấn công AK-47 trong một triễn lãm vũ khí ở Moscow năm 2012.
 “Con người hành động” là cái tên giới truyền thông thế giới ưu ái dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin để mô tả tính cách con người đầy nam tính, tràn đầy sinh lực và ưa hoạt động của ông. Ảnh: ông Putin nhắm bắn với mô hình súng trường tấn công AK-47 trong một triễn lãm vũ khí ở Moscow năm 2012.
Hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ nhất phản ánh ông Putin - Con người hành động là lúc ông Putin lúc thì cởi trần hé lộ một thân hình vạm vỡ và rắn chắc, cưỡi trên lưng ngựa thong dong bên ngoài thị trấn Kyzyl ở miền Nam Siberia.
Hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ nhất phản ánh ông Putin - Con người hành động là lúc ông Putin lúc thì cởi trần hé lộ một thân hình vạm vỡ và rắn chắc, cưỡi trên lưng ngựa thong dong bên ngoài thị trấn Kyzyl ở miền Nam Siberia.

Cận cảnh căn cứ Oyster... Philippines “dằn mặt” TQ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Manila đang gấp rút xây dựng, biến vùng vịnh thiên nhiên Oyster - được du khách hâm mộ - thành một căn cứ quân sự chiến lược răn đe Trung Quốc.

Nằm trong vùng quần đảo Palawan, vịnh Oyster có một vị trí cực kỳ quan trọng vì nhìn thẳng ra Biển Đông, cách quần đảo Trường Sa khoảng150 km, nơi mà Trung Quốc tự cho là có chủ quyền không thể tranh cãi.
Nằm trong vùng quần đảo Palawan, vịnh Oyster có một vị trí cực kỳ quan trọng vì nhìn thẳng ra Biển Đông, cách quần đảo Trường Sa khoảng150 km, nơi mà Trung Quốc tự cho là có chủ quyền không thể tranh cãi. 
Việc phát triển một hòn đảo thiên đường xa xôi Obyster thành một cơ sở quân sự có thể làm trầm trọng thêm quan hệ Philippines, Trung Quốc vốn đã căng thẳng, vì căn cứ này nằm trên một trong những tuyến vận tải đường thủy quan trọng nhất thế giới và được coi là vùng biển giàu khoáng sản trên Biển Đông.
Việc phát triển một hòn đảo thiên đường xa xôi Obyster thành một cơ sở quân sự có thể làm trầm trọng thêm quan hệ Philippines, Trung Quốc vốn đã căng thẳng, vì căn cứ này nằm trên một trong những tuyến vận tải đường thủy quan trọng nhất thế giới và được coi là vùng biển giàu khoáng sản trên Biển Đông. 
Nhằm từng bước nâng cấp khả năng phòng vệ trước tham vọng của Trung Quốc, chính phủ Philippines đã duyệt chi 12 triệu USD để mở đường giao thông, xây dựng quân cảng... tại vịnh Oyster. Đây là một trong nhiều nỗ lực của Manila để nâng cao khả năng tác chiến của quân đội. Trong ảnh: quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và vị trí Philippines xây căn cứ Oyster nhìn từ Google Maps.
Nhằm từng bước nâng cấp khả năng phòng vệ trước tham vọng của Trung Quốc, chính phủ Philippines đã duyệt chi 12 triệu USD để mở đường giao thông, xây dựng quân cảng... tại vịnh Oyster. Đây là một trong nhiều nỗ lực của Manila để nâng cao khả năng tác chiến của quân đội. Trong ảnh: quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và vị trí Philippines xây căn cứ Oyster nhìn từ Google Maps.
Theo kế hoạch, căn cứ quân sự chiến lược tại vịnh Oyster sẽ được hoàn tất vào năm 2016. Căn cứ sẽ có chỗ dành riêng cho một đơn vị tiền trạm khoảng 50, 60 Thủy quân lục chiến Mỹ.
Theo kế hoạch, căn cứ quân sự chiến lược tại vịnh Oyster sẽ được hoàn tất vào năm 2016. Căn cứ sẽ có chỗ dành riêng cho một đơn vị tiền trạm khoảng 50, 60 Thủy quân lục chiến Mỹ. 
Do Mỹ có ý định sử dụng bãi tập của Thủy quân lục chiến Philippines tại Palawan rộng gần 250 hecta làm Bộ Chỉ huy chung cho hai quân đội, căn cứ Oyster sẽ phải được trang bị thêm một hệ thống radar cực mạnh nhìn ra biển Đông Nam Á. Trong ảnh: Lính Philippines đứng trên một bến tàu gần vịnh Oyster trên đảo Palawan.
 Do Mỹ có ý định sử dụng bãi tập của Thủy quân lục chiến Philippines tại Palawan rộng gần 250 hecta làm Bộ Chỉ huy chung cho hai quân đội, căn cứ Oyster sẽ phải được trang bị thêm một hệ thống radar cực mạnh nhìn ra biển Đông Nam Á. Trong ảnh: Lính Philippines đứng trên một bến tàu gần vịnh Oyster trên đảo Palawan.
Hệ thống radar canh chừng hoạt động của hải quân Trung Quốc tại Biển Đông nằm trong kế hoạch của Manila cho phép quân đội Mỹ, không quân cũng như hải quân, sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines. Trong ảnh: Toàn cảnh vịnh Oyster trên đảo Palawan.
Hệ thống radar canh chừng hoạt động của hải quân Trung Quốc tại Biển Đông nằm trong kế hoạch của Manila cho phép quân đội Mỹ, không quân cũng như hải quân, sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines. Trong ảnh: Toàn cảnh vịnh  Oyster trên đảo Palawan.
Bên cạnh căn cứ Oyster, Philipinnes đã có quân cảng chiến lược tối trọng Subic. Theo cơ quan quản lý Subic Bay, trong 6 tháng đầu năm nay, có đến 72 chiến hạm và tàu ngầm Mỹ ghé qua. Theo thời gian, số tàu chiến Mỹ đến Philippines tăng dần: 51 chiếc trong năm 2010, 54 chiếc năm 2011 và 88 chiếc trong năm 2012 không kể các quân cảng khác. Trong ảnh: Quân cảng Subic Bay. (nguồn ảnh: Reuters, AFP, Asia Time, Google...)
Bên cạnh căn cứ Oyster, Philipinnes đã có quân cảng chiến lược tối trọng Subic. Theo cơ quan quản lý Subic Bay, trong 6 tháng đầu năm nay, có đến 72 chiến hạm và tàu ngầm Mỹ ghé qua. Theo thời gian, số tàu chiến Mỹ đến Philippines tăng dần: 51 chiếc trong năm 2010, 54 chiếc năm 2011 và 88 chiếc trong năm 2012 không kể các quân cảng khác. Trong ảnh: Quân cảng Subic Bay. (nguồn ảnh: Reuters, AFP, Asia Time, Google...)