Quân đội Nga sẽ tiếp tục hiện diện tại Syria thêm 49 năm

Nghị viện Nga hôm 21/12, bỏ phiếu thông qua việc tiếp tục thuê căn cứ hải quân tại Syria thêm 49 năm, chỉ vài ngày sau khi nước này tuyên bố rút quân.

Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) đã bỏ phiếu về thỏa thuận (do ông Putin đề xuất) trong đó cho phép Moscow để lại 11 chiến hạm – bao gồm cả tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân Pyotr Velikiy - tại căn cứ hải quân Tartus, Địa Trung Hải thêm 49 năm.
Hôm 11-12, ông Putin tới thăm căn cứ không quân Hmeimim ở Syria, đồng thời ra lệnh rút một phần "lực lượng quan trọng" tại đây về nước. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cũng kêu gọi các nhà lập pháp thông qua thỏa thuận mở rộng cảng quân sự ở Syria và đồn trú binh sĩ thêm 49 năm.
Cách đây 3 tuần, người phát ngôn Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin nói với hãng tin TASS: "Chúng tôi sẽ làm tất cả để thỏa thuận được thông qua trước cuối năm 2017".
Ông Putin (phải) tham dự một hội nghị ở Moscow hôm 19-12. Ảnh: AP
 Ông Putin (phải) tham dự một hội nghị ở Moscow hôm 19-12. Ảnh: AP

Cảng Tartus tại Syria. Ảnh: GOOGLE MAPS
Cảng Tartus tại Syria. Ảnh: GOOGLE MAPS 
Nội dung thỏa thuận giữa Nga và Syria bao gồm Moscow được phép để lại 11 chiến hạm, xây dựng kho vũ khí và cải thiện cơ sở hạ tầng, với mục đích đón được các tàu chiến lớn hơn.
"Tôi hy vọng rằng về lâu dài, Tartus sẽ trở thành một căn cứ quân sự hoàn chỉnh" - Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng thuộc Hội đồng Liên bang Nga Franz Klintsevich nói với kênh tin RBC.
Về căn cứ hải quân Tartus, Nga lâu nay không chính thức công nhận căn cứ này là căn cứ hoàn chỉnh mà chỉ xem nó là cơ sở hạ tầng "hỗ trợ" Quân đội Nga hoạt động tại Syria.
Chuyên gia William Courtney đến từ tổ chức RAND Corporation nhận định rằng ông Putin quyết tâm giúp Nga khôi phục vai trò cường quốc toàn cầu và Trung Đông là khu vực đóng vai trò quan trọng.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Syria Bashar al-Assad hồi tháng 11, ông Putin tuyên bố quân đội Nga đã góp phần "giải cứu Syria", trong khi Điện Kremlin coi chiến dịch không kích do Moscow phát động từ năm 2015 là hợp pháp và thành công hơn so với chiến dịch do liên quân Mỹ chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Chùm ảnh quân đội Syria mở rộng kiểm soát Đông Damascus

(Kiến Thức) - Sau các cuộc giao tranh ác liệt với nhóm khủng bố Mặt trận al-Nusra, quân đội Syria tiếp tục mở rộng kiểm soát ở khu vực Đông Damascus.

Chum anh quan doi Syria mo rong kiem soat Dong Damascus
Hãng Fars (Iran) đưa tin, quân đội Syria đã giành quyền kiểm soát thêm nhiều khu vực ở Đông Ghouta sau các cuộc giao tranh với nhóm khủng bố Mặt trận al-Nusra ở vùng Ayn Tarma, thủ đô Damascus. Ảnh: FNA.

Chum anh quan doi Syria mo rong kiem soat Dong Damascus-Hinh-2
 Hai binh sĩ Syria giơ tay biểu tượng chiến thắng trên chiến trường Đông Damascus. Ảnh: FNA.

Chum anh quan doi Syria mo rong kiem soat Dong Damascus-Hinh-3
 Trước đó, ngày 18/7, Lữ đoàn 42 và Sư đoàn cơ giới số 4 của quân đội Syria được triển khai tới Jobar, vùng ngoại ô phía đông Damascus để phối hợp với Lữ đoàn 105 của lực lượng Vệ binh Cộng hòa Syria và Lực lượng Quốc phòng (NDF) trong cuộc chiến chống khủng bố ở khu vực này. Ảnh: AMN.

Chum anh quan doi Syria mo rong kiem soat Dong Damascus-Hinh-4
Theo một chỉ huy của lữ đoàn 42, đơn vị này sẽ được triển khai tới trục Arfeh của Jobar. Ảnh: FNA.

Chum anh quan doi Syria mo rong kiem soat Dong Damascus-Hinh-5
Binh sĩ ngắm bắn các tay súng khủng bố từ một tòa nhà đổ nát ở Damascus. Ảnh: FNA.

Chum anh quan doi Syria mo rong kiem soat Dong Damascus-Hinh-6
Trong thời gian gần đây, lực lượng chính phủ Syria liên tục giành được thắng lợi trước nhóm khủng bố ở Đông Damascus. Ảnh: FNA.

Chum anh quan doi Syria mo rong kiem soat Dong Damascus-Hinh-7
Tuy nhiên, họ cũng vấp phải sự chống cự ác liệt của nhóm phiến quân. Ảnh: FNA. 

Chum anh quan doi Syria mo rong kiem soat Dong Damascus-Hinh-8
 Được biết, Lữ đoàn 42 là một trong những đơn vị chiến đấu hiệu quả nhất của quân đội Syria bởi họ chưa từng thất bại trong bất kỳ trận chiến nào trong cuộc nội chiến kéo dài suốt 6 năm qua tại quốc gia Trung Đông này. Ảnh: FNA.

Chum anh quan doi Syria mo rong kiem soat Dong Damascus-Hinh-9
Binh sĩ Syria vẫn luôn thể hiện tinh thần lạc quan trên chiến trường. Ảnh: FNA.

Chum anh quan doi Syria mo rong kiem soat Dong Damascus-Hinh-10
Một binh sĩ Syria bước ra khỏi đường hầm ở Đông Damascus. Ảnh: FNA.

Chum anh quan doi Syria mo rong kiem soat Dong Damascus-Hinh-11
Được biết, các binh sĩ Syria đã tiến vào những khu dân cư ở Ayn Tarma hôm 18/7 và vấp phải sự phản kháng của phiến quân Failaq Al-Rahman. Ảnh: FNA.

Chum anh quan doi Syria mo rong kiem soat Dong Damascus-Hinh-12
Được biết, lữ đoàn 105 và 106 của Vệ binh Cộng hòa Syria đã “chọc thủng” nhiều thành trì suốt 5 năm qua của nhóm phiến quân trong khu vực này. Ảnh: Các binh sĩ cầm lá cờ Syria mỉm cười trong một tòa nhà ở Damascus. (Nguồn: FNA)

Hành trình về nhà của những thi thể trên đỉnh Everest

Quyết tâm chinh phục đỉnh Everest vào tháng 5/2016, ba nhà leo núi Ấn Độ không biết rằng họ phải nằm lại dưới những lớp tuyết trắng xóa và được đưa về nhà sau một năm.

Tháng 5/2016, 4 du khách Ấn Độ quyết định chinh phục đỉnh Everest. Họ thuê 4 người Sherpa (tên riêng chỉ những người dẫn đường trong hành trình leo Everest). Tuy nhiên, khi lên gần đến đỉnh, bình oxy của họ có dấu hiệu cạn kiệt, những du khách Ấn Độ bị bỏ lại giữa độ cao hơn 7.000 m và phải vật lộn để tranh giành sự giống. Trong ảnh, từ trái sang phải: Sunita Hazra, Goutam Ghosh, Paresh Nath và Subhas Paul. Bà Hazra là người duy nhất trở về. Ba người đàn ông đều nằm lại ở lớp băng tuyết lạnh giá gần nóc nhà thế giới.
Tháng 5/2016, 4 du khách Ấn Độ quyết định chinh phục đỉnh Everest. Họ thuê 4 người Sherpa (tên riêng chỉ những người dẫn đường trong hành trình leo Everest). Tuy nhiên, khi lên gần đến đỉnh, bình oxy của họ có dấu hiệu cạn kiệt, những du khách Ấn Độ bị bỏ lại giữa độ cao hơn 7.000 m và phải vật lộn để tranh giành sự giống. Trong ảnh, từ trái sang phải: Sunita Hazra, Goutam Ghosh, Paresh Nath và Subhas Paul. Bà Hazra là người duy nhất trở về. Ba người đàn ông đều nằm lại ở lớp băng tuyết lạnh giá gần nóc nhà thế giới.