Quán bún Hà Nội giá bèo, chơi sang “máy tính bảng gọi món“

(Kiến Thức) - Mặc dù dùng máy tính bảng để gọi món ăn, song mức giá một bán bún ốc ở đây vẫn rất "mềm".

Nhiều quán ăn Hà Nội dùng máy tính bảng làm "phiếu" gọi món gây được sự hào hứng và tò mò của không ít khách hàng.
Mới “xài” máy tính bảng để ghi thực đơn và gọi món trong khoảng 1 tháng trở lại đây, quán bún ốc nằm trên đường Tô Hiệu (Cầu Giấy- Hà Nội) sớm nhận được sự hưởng ứng, yêu thích của khách hàng với hình thức phục vụ này. Điều đáng nói là, dù chủ quán bún ốc này đã mạnh tay đầu tư máy tính bảng cho nhân viên, song khách hàng không phải gánh thêm chi phí khi được phục vụ kiểu “sành điệu”, giá của bát bún ốc vẫn giữ nguyên như ban đầu.
Quan bun Ha Noi gia beo, choi sang
Nhân viên quán bún ốc dùng máy tính bảng chọn tên món ăn, đồ uống mà khách gọi.
Khi đến đây, khách hàng gọi món dựa trên thực đơn in trên giấy của nhà hàng. Thay vì dùng ghi thủ công, nhân viên chạy bàn chỉ việc bấm chọn món trong danh sách trên máy tính bảngDanh sách này được phân loại theo các mục đồ uống, món ăn (lẩu, bún, nem…), có kèm đơn giá. 
Sau khi đã tiếp nhận đầy đủ thông tin, nhân viên sẽ gửi danh sách (kèm số hiệu bàn khách ngồi) cho máy chủ (do chủ quán quản lý). Từ máy tính này, thực đơn từng bàn sẽ chuyển xuống máy ở bếp qua mạng internet để nhân viên bếp chế biến các món được gọi. Mỗi bàn ăn sẽ nhận hóa đơn cùng lúc món ăn được đưa ra bàn. 
Quan bun Ha Noi gia beo, choi sang
 Danh sách món ăn, số hiệu bàn và tổng số tiền hiện trên màn hình máy tính bảng.
Mặc dù nâng cấp cách quản lý và phục vụ khách hàng, song giá một bát bún ốc tại đây vẫn giữ nguyên mức ban đầu, 35.000 – 40.000 đồng/bát.
Theo nhân viên quản lý thu ngân của quán: “Cách áp dụng này giúp việc cộng tiền nhàn hơn cách nhập liệu, cộng thủ công ngày trước vì máy được nhập dữ liệu thì sẽ tự động tính ra số tiền. Hơn nữa, gọi bằng máy, khách cũng được in hóa đơn nên không nhầm lẫn khi tính tiền hoặc xảy ra tình trạng gọi nhầm, gọi thiếu món”.
Nhân viên nữ Thu Hường làm việc tại quán hào hứng chia sẻ: “Kể từ khi dùng cách này, bọn em cũng nhàn hơn rất nhiều. Cách ghi món bằng  máy tính bảng dễ và nhanh hơn ghi tay rất nhiều, chứ như trước đây, lúc khách quá đông quá, ghi giấy nhầm hết cả, trở tay không kịp”.
Là một khách quen của quán, anh Đức Minh (32 tuổi, Nghĩa Tân – Cầu Giấy) chia sẻ: “Mình thấy cách này đơn giản mà nhìn cũng lịch sự và mới mẻ. Từ khi thấy dùng máy tính bảng, thấy món ăn đưa ra nhanh hơn trước rất nhiều”.
Quan bun Ha Noi gia beo, choi sang
Hóa đơn món ăn được đưa cùng với món ăn. 
Với hơn 30 bàn ăn, hầu như kín khách từ lúc mở quán đến khi đóng cửa vào 22h tối, mỗi ngày cửa hàng bún ốc này phục vụ khoảng 200 – 300 lượt khách. Thậm chí, vào giờ cao điểm từ 11h – 13h chiều, quán thường xuyên chật cứng người. Và uớc tính, trung bình mỗi ngày, quán có thể thu về từ 10 – 12 triệu từ việc bán các món ăn như bún ốc, lẩu ốc ngon miệng.

Thăm nơi đóng gói mận Nam Phi thu tiền tấn

(Kiến Thức) - Cùng khám phá từ khâu thu hoạch tới phân loại, đóng gói những trái mận chín mọng, to tròn mang về nguồn thu rất lớn.

Tham noi dong goi man chin thu tien tan
 Quả mận từ lâu đã trở thành một phần quan trọng nhất đối với nền kinh tế Nam Phi, chiếm một thị phần lớn trong ngành xuất khẩu trái cây.

Quán phở gà đắt nhất Hà Nội có gì độc?

(Kiến Thức) - Không ít thực khách tìm đến quán phở Châm (Yên Ninh, Hà Nội) vì muốn tận mắt xem bát phở hơn 100 nghìn đồng có gì ngon đặc biệt.

Có thực “đắt xắt ra miếng”?

Nếu là người mê phở Hà Nội hẳn ai cũng biết đến quán phở gà nổi tiếng trên phố Yên Ninh. Thế nhưng, theo nhiều người từng đến ăn và chia sẻ thì điều khiến họ nhớ tới quán phở này không hẳn là hương vị thơm ngon mà là vì mức giá quá “chát” cho một bát phở. Cũng có ý kiến cho rằng với mức giá từ 60 đến 150 nghìn đồng/bát, quán phở này xứng đáng là quán phở gà đắt nhất Hà Nội.

Địa lan chục triệu, chọn sao cho không bị hớ?

(Kiến Thức) - Thị trường địa lan đắt đỏ năm nay sẽ khiến khách hàng hoa mày chóng mặt, phân vân chọn được loại "long lanh" mà không bị hớ.

Khá phong phú về chủng loại và đẹp mắt, địa lan được ưa chuộng vào những dịp Tết đến, xuân về. Tuy vậy, không phải ai cũng dám mạnh tay mua địa lan vì phải chi cả chục triệu mới có thể sở hữu chậu hoa. Mặc dù đã quá quen thuộc với người chơi hoa Tết, nhưng giá bán địa lan không có dấu hiệu giảm nhiệt, thậm chí, một số loại tăng giá hơn so với năm trước, khiến người tiêu dùng hoa mày chóng mặt và luôn băn khoăn: cách chọn địa lan chơi Tết 2015 thế nào cho hợp lý?
Theo khảo sát, thị trường địa lan đã rục rịch rao giá. Được biết đến như một loại lan quý và đẹp, lan vàng Hoàng hậu hiện đang có mức giá "chát" nhất, 2,2 – 2,3 triệu đồng/cành. Với số tiền không hề dễ chịu như vậy, trung bình mỗi chậu lan vàng Hoàng hậu từ 5 – 7 cành sẽ có giá 10 – 15 triệu đồng. Chịu chơi hơn, khách có thể sở hữu chậu lan hơn 20 triệu, với 10 cành trở lên. Mặc dù đắt đỏ, nhưng lan vàng hoàng hậu mang ý nghĩa thịnh vượng, may mắn… vẫn hút khách đại gia. Nhiều người đã đặt hàng loài hoa “sang chảnh” này trước Tết 1 tháng, để đảm bảo hàng chất lượng.