Quần áo phơi nắng to là đúng cách?

(Kiến Thức) - Cô Nguyễn Hằng Phương (Giảng Võ, Hà Nội) cho rằng, quần áo phải phơi dưới nắng to thì mới thơm tho. Nhưng như thế đã hoàn toàn đúng?

Cô Nguyễn Hằng Phương (Giảng Võ, Hà Nội) cho rằng, quần áo phải phơi dưới nắng to thì mới thơm tho. Vì thế, vào mùa hè, cứ lúc nắng to là cô mang quần áo đi giặt rồi phơi ở nơi có nhiều nắng nhất. Cách làm của cô Phương đúng là khiến quần áo thơm tho, tuy nhiên, mấy chiếc áo bằng chất liệu tơ tằm của cô lại có biểu hiện bị bạc màu.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Lời bàn: Việc phơi quần áo dưới ánh nắng là rất tốt bởi bức xạ của mặt trời sẽ giúp diệt trừ nấm mốc, vi khuẩn, đây đúng là một cách sát khuẩn tốt nhất cho quần áo. Tuy nhiên, không phải loại quần áo nào cũng có thể mang phơi ngoài nắng, đặc biệt là phơi ngoài nắng to. 
Đối với một số loại vải như tơ tằm, lụa... không có khả năng chịu đựng được nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời, nếu phơi ngoài nắng to sẽ nhanh bị bạc màu. Vì thế, đừng nghĩ cứ quần áo là mang ra nắng phơi, hãy tùy thuộc vào chất liệu của vải để có cách phơi hợp lý nhất, ví dụ như đối với chất liệu lụa, tơ tằm... chỉ cần phơi ở chỗ thoáng mát là được. 

Mổ xẻ công nghệ khiến siêu sao World Cup “tắt điện“

(Kiến Thức) - Công nghệ vạch sơn tự hủy về cơ bản là một bình xịt phun ra bọt tự biến từ các chất lỏng dưới áp lực, được vận hành bằng tay.

Bình sơn xịt tự hủy là vũ khí mới được sử dụng tại World Cup 2014. Ngay ở trận mở màn World Cup 2014 giữa hai đội tuyển Brazil và Croatia, người hâm mộ bóng đã có cơ hội chứng kiến công nghệ mới của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) áp dụng.
Bình sơn xịt tự hủy là vũ khí mới được sử dụng tại World Cup 2014. Ngay ở trận mở màn World Cup 2014 giữa hai đội tuyển Brazil và Croatia, người hâm mộ bóng đã có cơ hội chứng kiến công nghệ mới của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) áp dụng. 

Sơn tự hủy nằm trong một lọ sơn xịt, khi xịt thì ra bọt trên nền nước, có màu trắng giống như kem cạo râu, nhưng sau khi xịt ra sân khoảng 1 hoặc vài phút, nó sẽ tự biến mất không dấu vết, để mặt cỏ xanh như thường.
Sơn tự hủy nằm trong một lọ sơn xịt, khi xịt thì ra bọt trên nền nước, có màu trắng giống như kem cạo râu, nhưng sau khi xịt ra sân khoảng 1 hoặc vài phút, nó sẽ tự biến mất không dấu vết, để mặt cỏ xanh như thường. 

Bình sơn xịt tan này dùng để kẻ vạch nhằm cảnh báo các các cầu thủ không được lấn quá đà khi đá phạt. Khi có tình huống đá phạt, trọng tài sẽ đếm bước chân để đo cự ly giữa điểm đá phạt với hàng rào, xác định điểm đặt bóng, rồi lấy bình sơn đeo sau lưng xịt đánh dấu để cầu thủ làm hàng rào không thể lấn qua, ăn gian.
Bình sơn xịt tan này dùng để kẻ vạch nhằm cảnh báo các các cầu thủ không được lấn quá đà khi đá phạt. Khi có tình huống đá phạt, trọng tài sẽ đếm bước chân để đo cự ly giữa điểm đá phạt với hàng rào, xác định điểm đặt bóng, rồi lấy bình sơn đeo sau lưng xịt đánh dấu để cầu thủ làm hàng rào không thể lấn qua, ăn gian. 

Vạch sơn tự hủy còn được gọi với cái tên vạch sơn thần kỳ, là sản phẩm của nhà báo, doanh nhân Pablo Silva người Argentina. Ý tưởng nảy sinh từ thời điểm Pablo tham dự một giải đấu dành cho các cựu sinh viên, gặp gian lận và hậm hực nên quyết định phải làm gì đó để ngăn chặn những gian lận ấy.
Vạch sơn tự hủy còn được gọi với cái tên vạch sơn thần kỳ, là sản phẩm của nhà báo, doanh nhân Pablo Silva người Argentina. Ý tưởng nảy sinh từ thời điểm Pablo tham dự một giải đấu dành cho các cựu sinh viên, gặp gian lận và hậm hực nên quyết định phải làm gì đó để ngăn chặn những gian lận ấy. 

Vạch sơn tự hủy được nhà sáng chế gọi là 9:15 Fairplay hay Hàng rào 10 m. Công nghệ này đã được sử dụng ở Mỹ và Canada trong nhiều năm qua và từng được sử dụng ở giải MKS của Mỹ, FIFA thử nghiệm ở các giải vô địch Brazil và Argentina vài mùa gần đây, nhưng đây là lần đầu tiên dụng cụ này góp mặt trong một kỳ World Cup.
Vạch sơn tự hủy được nhà sáng chế gọi là 9:15 Fairplay hay Hàng rào 10 m. Công nghệ này đã được sử dụng ở Mỹ và Canada trong nhiều năm qua và từng được sử dụng ở giải MKS của Mỹ, FIFA thử nghiệm ở các giải vô địch Brazil và Argentina vài mùa gần đây, nhưng đây là lần đầu tiên dụng cụ này góp mặt trong một kỳ World Cup

Ngoài cách hiểu trên, một số người coi vạch sơn tự hủy là một bình xịt phun ra bọt tự biến từ các chất lỏng dưới áp lực (hay hiểu đơn giản là khí nén sinh ra trong điều kiện áp lực cao), được vận hành bằng tay.
Ngoài cách hiểu trên, một số người coi vạch sơn tự hủy là một bình xịt  phun ra bọt tự biến từ các chất lỏng dưới áp lực (hay hiểu đơn giản là khí nén sinh ra trong điều kiện áp lực cao), được vận hành bằng tay.  

Họ cho rằng, khi van bình được mở, chất lỏng sẽ thoát ra khỏi lỗ phun, nhưng nó sẽ nhanh chóng tan biến khi gặp môi trường bên ngoài bằng cách bốc hơi thành chất lỏng do không phải chịu áp lực.
Họ cho rằng, khi van bình được mở, chất lỏng sẽ thoát ra khỏi lỗ phun, nhưng nó sẽ nhanh chóng tan biến khi gặp môi trường bên ngoài bằng cách bốc hơi thành chất lỏng do không phải chịu áp lực. 

Một bình sơn xịt tự hủy thường có ba phần chính: bình (lon), van và bộ truyền động hoặc nút. Lon thường được tráng thiếc hoặc lon nhôm và có thể được làm từ hai hoặc ba miếng kim loại.
Một bình sơn xịt tự hủy thường có ba phần chính: bình (lon), van và bộ truyền động hoặc nút. Lon thường được tráng thiếc hoặc lon nhôm và có thể được làm từ hai hoặc ba miếng kim loại. 

Công nghệ dùng sơn tự hủy được tán dương khá nhiều do nó nhỏ gọn và đặc biệt là không ảnh hưởng đến mặt sân. Điểm yếu duy nhất là các trọng tài phải đeo nó vắt vẻo sau lưng mình.
Công nghệ dùng sơn tự hủy được tán dương khá nhiều do nó nhỏ gọn và đặc biệt là không ảnh hưởng đến mặt sân. Điểm yếu duy nhất là các trọng tài phải đeo nó vắt vẻo sau lưng mình. 

Có nên phơi quần áo trong bóng râm không?

- Hỏi: Vì sao phơi quần áo trong bóng râm thì nó cũng khô như phơi ngoài trời nắng?         

Vũ Hương Nhài (Nam Định).

PGS.TS Trịnh Lê Hùng, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết:
Về bản chất, quần áo khô hay ướt là do sự bốc hơi của nước do nhiệt độ và môi trường. Ở trong môi trường không có ánh sáng, quần áo vẫn có thể khô. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm vì đây là cơ hội để nấm mốc và các vi khuẩn có hại khác phát triển. Phơi quần áo trong nhà cũng làm độ ẩm không khí trong nhà tăng lên. Độ ẩm không khí cao là nguyên nhân chính làm cho bụi bẩn, bào tử nấm mốc sinh sôi và phát triển mạnh.