QBS dời thời hạn thoái vốn tại Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ

(Vietnamdaily) - Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, QBS dời thời hạn thoái vốn tại CTCP Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ sang năm 2022.

CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (QBS) thông báo Nghị quyết HĐQT gia hạn thời gian thực hiện thoái vốn tại CTCP Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ sang năm 2022. Lý do là do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến quá trình đàm phán, thống nhất với các đối tác.
Vào cuối tháng 6, công ty công bố triển khai thoái toàn bộ 43,2 triệu cổ phiếu, tương đương 98,63% vốn điều lệ Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ.
HĐQT ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Chủ tịch HĐQT thực hiện đàm phán, ký hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục khác có liên quan đến việc thoái vốn tại công ty con này.
QBS doi thoi han thoai von tai Cang can Quang Binh – Dinh Vu
 
Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cảng và hỗ trợ xuất nhập khẩu. Xuất nhập khẩu Quảng Bình quyết định đầu tư 432 tỷ đồng vào công ty con này từ giữa năm 2019. Tài sản góp vốn là toàn bộ tổng tài sản của Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ như tài sản cố định, đất đai, chi phí, giấy phép, giá trị còn lại trên sổ sách tại thời điểm ngày 30/6/2019.
Vào đầu năm 2021, HĐQT Xuất nhập khẩu Quảng Bình thông qua việc cho Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ vay tiền để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với hạn mức là 10 tỷ đồng.
ét về hoạt động kinh doanh, doanh thu thuần 9 tháng đạt 1.256 tỷ đồng, tăng 52%; lỗ ròng 98 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 39 tỷ đồng.
Nguyên nhân là do chi phí tài chính tăng cao và lỗ hoạt động khác gần 73 tỷ đồng. Theo thuyết minh, chi phí khác tăng mạnh khi phát sinh khoản giá trị còn lại và chi phí từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định 74,4 tỷ đồng.

Chủ tịch Trung An (TAR) thoái phần lớn vốn tại mức giá đỉnh lịch sử

(Vietnamdaily) - Động thái thoái vốn của lãnh đạo Trung An và cổ đông lớn diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu TAR tăng mạnh và đang trên vùng đỉnh lịch sử.

Bà Lê Thị Tuyết, Chủ tịch HĐQT CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) công bố thông tin đã hoàn tất bán 7 triệu cổ phiếu TAR trong ngày 17/12.

Apec Group đã bán 1,5 triệu cổ phiếu IDJ sau chuỗi tăng nóng

(Vietnamdaily) - CTCP Tập đoàn Apec Group vừa bán ra 1,5 triệu cổ phiếu IDJ của CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ) để giảm sở hữu từ 12,37% về chỉ còn 10,33% vốn, giao dịch được thực hiện ngày 22/12.
 

Được biết, cổ phiếu IDJ vừa trải qua chuỗi tăng nóng, cụ thể cổ phiếu IDJ bắt đầu tăng mạnh vào hồi giữa tháng 7 vừa qua và lập đỉnh lịch sử tại mức giá 75.000 đồng/cp vào ngày 18/11. Hiện IDJ đang giao dịch ở mức 50.200 đồng/cp trong phiên 31/12.

Tuy nhiên, cổ phiếu IDJ bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa vào diện bị cảnh báo do đã vi phạm quy định công bố thông tin từ 4 lần trở lên trong vòng 1 năm. Quyết định trên có hiệu lực từ ngày 8/10/2021.

Làm sao ngăn 'phím' cổ phiếu công khai trên mạng xã hội?

(Vietnamdaily) - Tình trạng thao túng cổ phiếu đã dần hạ nhiệt trong năm 2021 khi chỉ có 3 vụ thao túng cổ phiếu bị xử phạt, trong đó không có vụ nào bị khởi tố hình sự. Tuy vậy nhiều ý kiến cho rằng chế tài xử phạt cho hành vi này chưa thật sự mạnh tay.

Đầu tiên là vụ thao túng giá cổ phiếu TGG của Louis Capital (TGG). Vào tháng 1/2021, kết quả kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho thấy bà Nguyễn Thị Thanh Hương đã thực hiện hành vi thao túng cổ phiếu TGG.

Theo đó, bà Nguyễn Thị Thanh Hương bị phạt 550 triệu đồng vì đã dùng 19 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu TGG. Theo UBCKNN, căn cứ kết quả kiểm tra và các tài liệu có trong hồ sơ, xem xét tính toán số lợi bất hợp pháp từ việc thực hiện hành vi vi phạm cho thấy không có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm của bà Nguyễn Thị Thanh Hương.