Phương Tây ủ mưu “đá” nước Nga phiền phức khỏi LHQ

Nga cáo buộc phương Tây khởi động chiến dịch quy mô lớn nhằm loại Nga khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sau vụ đầu độc cựu điệp viên Sergey Skripal.

"Phương Tây đã tiến hành một chiến dịch rầm rộ nhằm 'đá' Nga khỏi Hội đồng Bảo an" - RIA Novosti dẫn lời thượng nghị sĩ Sergey Kalashnikov nói. "Nga giờ đây là một người chơi phiền phức đối với các nước phương Tây, và điều này giải thích cho tất cả những cuộc tấn công chúng tôi trong thời gian qua".
Thượng nghị sĩ Nga cho biết, để kiềm chế tư cách thành viên của Nga, sẽ có nỗ lực cải tổ Hội đồng Bảo an - cơ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Nhưng nghị sĩ Hội đồng Liên bang Nga nhắc nhở rằng, Liên Xô, mà Nga là nước kế thừa hợp pháp, là một phần không thể thiếu của Hội đồng Bảo an kể từ khi thành lập năm 1946.
Hôm 14.3, nghị sĩ Công đảng Anh Chris Leslie đề cập với Thủ tướng Theresa May về việc cải tổ Hội đồng Bảo an nhằm hạn chế quyền hạn của Nga tại cơ quan này.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an. Ảnh: Reuters.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an. Ảnh: Reuters. 
Ông Leslie lập luận rằng, Nga ngày càng "giống một quốc gia bất hảo", và "chúng ta phải bắt đầu nói về cải tổ Hội đồng Bảo an".
"Nga không thể được phép cứ chõ mũi vào phần còn lại của cộng đồng thế giới và thấy rằng mình được miễn trừ khỏi luật pháp quốc tế" - RT dẫn lời ông Leslie nói.
Thủ tướng Theresa May trả lời, ông Leslie không phải là người duy nhất nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi Hội đồng Bảo an, đồng thời hứa hẹn sẽ xem xét vấn đề này.
Anh thúc giục Hội đồng Bảo an họp khẩn để thảo luận về vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergey Skripal mà London cáo buộc Mátxcơva đứng sau vụ việc - cáo buộc mà Nga bác bỏ.
Mátxcơva tuyên bố sẵn sàng hợp tác với London về vụ Skripal nếu nó được thực hiện theo luật pháp quốc tế và Nga được đối xử như một đối tác bình đẳng trong cuộc điều tra. Nga cũng chính thức yêu cầu Anh cung cấp toàn bộ hồ sơ về vụ việc, nhưng yêu cầu bị bác bỏ.
Ngày 14.3, Anh thông báo trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga và đình chỉ các cuộc tiếp xúc ngoại giao cao cấp với Mátxcơva. Nga tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả tương ứng.

LHQ trừng phạt Triều Tiên: “Siết chặt hơn nhưng không bóp nghẹt"

(Kiến Thức) - Theo giới phân tích, các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc chỉ “siết chặt hơn nhưng không bóp nghẹt" đối với CHDCND Triều Tiên.

Các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc tiếp tục làm suy yếu Triều Tiên, nhưng không làm xáo trộn các cơ sở kinh tế của chế độ ở Bình Nhưỡng. Các biện pháp này khiến cho Mỹ phải giải quyết vấn đề không theo cách mà Washington muốn.
LHQ trung phat Trieu Tien: “Siet chat nhung khong lam chet ngat”
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhóm họp thông qua biện pháp trừng phạt Triều Tiên. Ảnh: CNN.com 

Phó Tổng Thư ký LHQ đã nói gì khi tới Triều Tiên?

(Kiến Thức) - Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Jeffrey Feltman đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho trong chuyến thăm Bình Nhưỡng vừa qua.

Hãng thông tấn Reuters dẫn tuyên bố từ Liên Hợp Quốc ngày 10/12 cho biết, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách các vấn đề chính trị Jeffrey Feltman đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho và Thứ trưởng Pak Myong Guk trong chuyến thăm Bình Nhưỡng từ ngày 5-8/12.
Tại cuộc gặp, ông Feltman nhấn mạnh sự cần thiết của việc thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và rằng cộng đồng quốc tế đã cam kết đạt được một giải pháp hòa bình (cho vấn đề Triều Tiên).