Phương Tây đồng loạt phản đối Crimea gia nhập Nga

(Kiến Thức) - Nhiều lãnh đạo phương Tây mạnh mẽ lên án cuộc trưng cầu dân ý của Crimea (Ukraine) để gia nhập Nga là bất hợp pháp và vi hiến.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua cảnh báo, cuộc trưng cầu dân ý vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Ukraine và luật pháp quốc tế. Trong khi Thủ tướng Canada Stephen Harper nhấn mạnh, nước này sẽ không công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý.
"Cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một hành động gây hấn, vi phạm rõ ràng chủ quyền của Ukraine cũng như luật pháp quốc tế. Canada sẽ không công nhận cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức tại một khu vực đang bị chiếm đóng bất hợp pháp”, Thủ tướng Harper tuyên bố.
Đồng quan điểm, nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua cũng tuyên bố, cuộc trưng cầu ý dân là bất hợp pháp và vi hiến.
"Chúng tôi lên án việc vi phạm chủ quyền của Ukraine khi xâm phạm bán đảo Crimea", bà Merkel phát biểu sau một cuộc họp khẩn cấp với các nhà lãnh đạo châu Âu ở Brussels.
Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel.
 Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Còn Tổng thống Pháp Francois Hollande đe dọa: "Sẽ gây áp lực mạnh nhất vào Nga... và trong đó, tất nhiên, biện pháp cuối cùng là trừng phạt".
Trong một thông điệp được đăng tải trên Twitter, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jose Manuel Barroso nhấn mạnh: "Chúng tôi đoàn kết và sẽ sát cánh bên cạnh Ukraine".
Về phần mình, quyền Tổng thống của Ukraine mỉa mai, cuộc trưng cầu dân ý để sát nhập và Nga của Crimea là “một trò hề, một sự lừa dối” và đang bắt đầu các thủ tục giải tán Quốc hội Crimea, ngăn chặn cuộc trưng cầu dân ý.
Trước đó, sau phiên họp hôm qua (6/3) để bàn về tương lai, các nghị sĩ thuộc Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine đã nhất trí sẽ gia nhập nước Nga. Quốc hội Crimea cũng cho biết, họ sẽ yêu cầu giới chức Điện Kremlin làm các thủ tục cần thiết để “Crimea trở thành một phần của nước Nga”.
Chủ tịch Quốc hội của Crimea, ông Vladimir Konstantinov giải thích rằng, đó mới chỉ là quyết định của đại đa số nghị sĩ. Còn việc gia nhập vào Nga sẽ được xúc tiến sau khi biết kết quả cuộc trưng cầu ý dân.
Khi kết quả này được công bố rộng rãi, những người dân đứng bên ngoài tòa nhà Quốc hội đã rất vui mừng và hô vang “Nước Nga”. 

Vì sao phương Tây sẽ phải chấp nhận Crimea “thuộc” Nga?

(Kiến Thức) - Đối với phương Tây, Crimea – điểm nóng mới của khủng hoảng Ukraine - có vẻ xa xôi, không gắn liền với các lợi ích của họ nhưng với Nga, Khu tự trị này mang ý nghĩa cốt lõi.

Tại sao Nga cần Crimea?

Lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz Nga đang kiểm soát Crimea?

(Kiến Thức) - Các chuyên gia quân sự cho biết, các binh lính hiện kiểm soát bán đảo Crimea của Ukraine có thể là lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz của Nga.

Igor Sutyagin, chuyên gia phân tích về Nga từ Viện RUSI (Royal United Services Institute) ở Anh cho biết, số quân nhân không đeo phù hiệu hiện hữu ở khắp Crimea đều thuộc quân số các đơn vị tinh nhuệ của Nga.
“Các binh sĩ bao vây các đơn vị các đơn vị bảo vệ bờ biển ở Crimea hồi cuối tuần đều có thể là thuộc lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz”, ông Sutyagin nói với tờ AFP hôm 3/3.

Vì Ukraine, Nga có thể cấm vận lại Mỹ theo cách khác

(Kiến Thức) - Chuyên gia phân tích Gordon Duff cho hay, Nga cũng có thể trừng phạt Mỹ theo cách thực tế, chứ không giống như những đe dọa suông về việc Moscow chiếm đóng ở Ukraine của Mỹ.

Trong một bài viết đăng tải trên trang Press TV hôm 5/3, nhà phân tích Duff cho biết: “Những đe dọa gần đây của Mỹ về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt lên nước Nga dường có phần quá trẻ con. Đổi lại, Nga cũng có thể cấm vận Mỹ theo một cách thức thực tế hơn nhiều”, ông viết.
Ông Gordon cũng lưu ý rằng, việc chia rẽ đất nước Ukraine là một âm mưu được bàn tính từ trước của Cơ quan tình báo Mỹ (CIA). “Gây mất ổn định tình hình an ninh ở Ukraine là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của CIA. Và việc bắt tay hợp tác với các nhóm người Ukraine ở Mỹ và “những người nước ngoài” trên toàn thế giới là một nỗ lực lớn đối với một số cơ quan tình báo”, trích dẫn một phần bài viết của ông Duff.