Phúc khảo điểm thi THPT Quốc gia 2019 sẽ diễn ra như thế nào?

Thí sinh có 10 ngày (từ 14/7 đến 23/7) để làm đơn phúc khảo điểm thi THPT Quốc gia 2019 nếu như thấy điểm thi của mình có điều nghi vấn.

Thời gian phúc khảo

Tổ chức phúc khảo bài thi sẽ hoàn thành chậm nhất vào ngày 2/8, để chậm nhất ngày 4/8, các sở GDĐT hoàn thành việc xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo.

Theo quy chế thi THPT Quốc gia, mọi thí sinh đều có quyền phúc khảo bài thi. Thí sinh đăng ký dự thi ở đâu thì nộp đơn phúc khảo ở nơi đó.

Trường phổ thông nơi thí sinh đăng ký dự thi nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh xin phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và gửi kết quả phúc khảo cho thí sinh.

Phuc khao diem thi THPT Quoc gia 2019 se dien ra nhu the nao?
 

Xử lý kết quả chấm phúc khảo bài thi tự luận

Theo quy định của quy chế, nếu kết quả chấm thi của 2 cán bộ chấm phúc khảo giống nhau thì lấy kết quả đó làm điểm phúc khảo và giao bài thi cho 2 cán bộ chấm phúc khảo ký xác nhận.

Nếu kết quả chấm của 2 cán bộ chấm phúc khảo có sự chênh lệch thì rút bài thi giao cho Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận tổ chức cho cán bộ thứ 3 chấm trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng mực màu khác.

Nếu kết quả chấm của 2 trong 3 cán bộ chấm phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm phúc khảo. Nếu kết quả chấm của cả 3 cán bộ chấm phúc khảo đều lệch nhau thì Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận lấy điểm trung bình cộng của cả 3 lần chấm làm tròn đến 2 chữ số thập phân làm điểm phúc khảo.

Bài thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu (đã công bố) từ 0,25 điểm trở lên thì được điều chỉnh điểm. Trong trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,5 điểm trở lên thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa cán bộ chấm thi đợt đầu vào cán bộ chấm phúc khảo. Nếu thấy có biểu hiện tiêu cực thì xử lý theo quy định.

Điểm chính thức của bài thi sau phúc khảo được Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận trình Chủ tịch Hội đồng thi ký duyệt.

Xử lý điểm phúc khảo bài thi trắc nghiệm

Dữ liệu chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm gồm: Biên bản sữa lỗi kỹ thuật các phiếu trả lời trắc nghiệm trong quá trình phúc khảo; kết quả chấm phúc khảo chính thức tất cả các bài thi trắc nghiệm được Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm ghi vào 3 đĩa CD/VCD giống nhau, dán niêm phong, có chữ ký của Trưởng ban. 1 đĩa gửi về Bộ GDĐT để quản lý và giám sát, 1 đĩa bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi để cập nhật kết quả vào cơ sở dữ liệu của phần mềm quản lý thi và lưu trữ, 1 đĩa Trưởng ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm lưu trữ.

Điểm chấm lại của Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm được Trưởng ban ký duyệt là điểm chính thức của thí sinh.

Hàng loạt quý bà sập bẫy "trai Tây" bằng những cú lừa

Nguyễn Thị Quỳnh Như (21 tuổi, trú tại số nhà B5/15J, ấp 2, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM) quen một người đàn ông nước ngoài qua mạng, sau đó gặp gỡ người này và được anh ta nhờ lập nhiều tài khoản ngân hàng để nhận tiền do người khác chuyển đến. Gã này đóng giả "trai Tây", qua mạng facebook tìm những phụ nữ ở tuổi hồi xuân, có nhu cầu cần người "an ủi" rồi lừa tình, lừa tiền của họ.

Công bố kết quả chấm thẩm định điểm thi tại Lâm Đồng

(Kiến Thức) - Chiều 22/7, đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng cho biết, Tổ chấm thẩm định bài thi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT vừa làm việc xong tại tỉnh này.

Theo đó, Tổ chấm thẩm định bài thi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT kết thúc việc chấm thi vào khoảng 16h cùng ngày.

Với kết quả chấm thẩm định 1.485 bài trắc nghiệm có điểm trùng khớp với điểm thi của Hội đồng thi Sở giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng như đã chấm, công bố trước đó.

Đà Nẵng chấm lại toàn bộ bài thi công chức

Dư luận xì xào “có vấn đề” trong thi công chức nên chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu rà soát, chấm lại bởi một đơn vị độc lập; công an cũng vào cuộc.

Sau kỳ thi công chức, dư luận ở Đà Nẵng xì xào là kỳ thi “có vấn đề”. Để tránh những sơ sót có thể xảy ra, Sở Nội vụ đã mời công an vào cuộc, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng yêu cầu chấm lại toàn bộ bài thi. Đây là kỳ thi mà tính cạnh tranh cao vì nếu bị trượt, những người dự thi sẽ không còn làm việc trong cơ quan hành chính.
Vì sao có việc chấm lại bài thi? Công an đã điều tra được gì?... Ngày 4-12, Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng Võ Ngọc Đồng (ảnh) đã có cuộc trao đổi với Pháp Luật TP.HCM xung quanh sự việc trên.