Phu nhân ông Kim Jong-un: “Cơn sốt thời trang” tại Triều Tiên

Người dân Triều Tiên đã có đủ lý do để nghĩ về những điều như Tuần lễ thời trang Bình Nhưỡng.

Do tính chất khép kín đặc trưng của đất nước mình nên phụ nữ Triều Tiên có thể không phải là người bắt nhịp kịp thời với những xu hướng ăn mặc và làm đẹp thịnh hành nhất. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ ít hứng thú đối với thời trang.
Trên thực tế, tầm ảnh hưởng thời trang của bà Ri Sol-ju, đệ nhất phu nhân Triều Tiên trong vài năm trở lại đây đã dần dần thay đổi định nghĩa về cái đẹp ở một trong những đất nước này.
Cái đẹp của người phụ nữ từng được định nghĩa khác
Từ sau Thế chiến thứ 2 và sau sự chia cắt của bán đảo Triều Tiên, hai quốc gia thuộc hai miền Nam và Bắc Triều Tiên không chỉ có những sự chuyển hướng về chính trị, kinh tế, mà trong lĩnh vực thời trang cũng có những khác biệt rõ rệt.
Nếu như ở Nam Triều Tiên, hay Hàn Quốc, người ta thường chạy theo những xu hướng phổ biến ở các cường quốc kinh tế như Nhật Bản hay Mỹ, như là kiểu trang điểm xanh đỏ vào thập niên 80 hay ngày nay là kiểu makeup tạo khối đậm đà mang hơi hướng nhà Kardashian..., thì tại Bắc Triều Tiên, cái đẹp của người phụ nữ lại được định nghĩa khác hẳn!
Theo Theculturetrip, ở Triều Tiên thì sắc đẹp của phụ nữ được định nghĩa bởi tình hình hiện thời tại đất nước. Thay vì tập trung vào những sản phẩm làm đẹp thịnh hành thì một người phụ nữ được đánh giá là đẹp khi có nhiều đóng góp cho xã hội. Trong suốt nhiều năm, những người phụ nữ đẹp phải là những người phụ nữ giống như trong hình ảnh tuyên truyền, như là cô công nhân làm việc chăm chỉ trong nhà máy hay chị nông dân hăng say trên cánh đồng…
Hanbok thường là lựa chọn thời trang phổ biến tại Triều Triên trong những dịp đặc biệt. Còn ngày thường, những trang phục kín đáo mang hơi hướng cổ điển, đôi lúc còn gắn cả huy hiệu trên ngực áo, thể hiện sự tự hào đối với quê hương và các nhà lãnh đạo là lựa chọn thường xuyên của phái đẹp Bắc Triều.
Sự ảnh hưởng của biểu tượng thời trang mang tên Ri Sol-ju
Từng được coi là đất nước không thay đổi về giải trí, thời trang trong nhiều năm, ấy vậy mà Triều Tiên giờ đây đang chứng kiến sự phát triển chưa từng thấy của các xu hướng làm đẹp và ăn mặc, một phần nhờ có sự xuất hiện của đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju.
Vợ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được cho là người đã có tác động không nhỏ tới các quan niệm về thời trang tại nước này. Như là lần xuất hiện tại lễ khai mạc Khu vui chơi Nhân dân Rungna, một công viên giải trí ở Bình Nhưỡng, bà Ri dùng một chiếc cài áo lấp lánh thay vì huy hiệu in chân dung các nhà cựu lãnh đạo Kim Il-sung và Kim Jong-il như thường lệ. Đệ nhất phu nhân cũng được cho là dành nhiều sự ưu ái cho các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như Chanel, Tifffany hay Dior, điều trước đây chưa từng có tiền lệ.
Sự yêu thích của phu nhân ông Kim Jong-un đối với phong cách thời trang phương Tây, điều mà trong quá khứ chưa từng có, đã giúp phụ nữ Triều Tiên thay đổi nhiều quan điểm về thời trang. Nhiều nguồn cung trong nước bắt đầu bán những thiết kế mô phỏng lại phong cách của đệ nhất phu nhân, tạo nên một làn sóng thời trang giữa các chị em, khi mà ai cũng có nhu cầu mua và mặc đẹp giống bà Ri. Trong chia sẻ hiếm hoi của một phụ nữ Triều Tiên được báo chí phương Tây ghi lại, mọi lúc bà Ri Sol-ju xuất hiện trên truyền hình, họ đều quan tâm bà đang mặc trang phục thế nào.
Phu nhan ong Kim Jong-un: “Con sot thoi trang” tai Trieu Tien
Phu nhân ngài Kim Jong-un có sở thích với nhiều hãng thời trang phương Tây như Chanel, Dior 
Không rõ đến chừng nào những người phụ nữ Triều Tiên thay đổi nhịp mốt nhanh như phụ nữ phương Tây hay nhiều nước châu Á lân cận. Tuy nhiên, với những sự chuyển mình trong vài năm trở lại đây tại đất nước này, người ta có thể hy vọng về Tuần lễ thời trang Bình Nhưỡng - nơi sự hiện đại và truyền thống giao hòa.

Ngỡ ngàng cuộc sống hiện đại ở đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Những bức ảnh dưới đây được chụp tại nhiều khu vực trên khắp đất nước Triều Tiên đã phần nào cung cấp cho độc giả cái nhìn mới mẻ hơn về cuộc sống của người dân ở đất nước Triều Tiên hiện nay.

Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien
 Có thể thấy, cuộc sống ở đất nước Triều Tiên đã thay đổi nhiều theo chiều hướng tích cực trong những năm qua. (Nguồn ảnh: NK News)

Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-2
Một người đàn ông ngồi chờ tại bến xe. 

Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-3
 Nhiều cửa hàng bán đồ ăn nhanh “mọc lên” tại quốc gia Đông Á này.

Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-4
 Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ trên đường phố.

Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-5
Người dân Triều Tiên bán trái cây tươi ngon ven đường. 

Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-6
 Bên trong một cửa hàng bán mỹ phẩm nổi tiếng ở Triều Tiên.

Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-7
 Những tòa nhà cao tầng, hiện đại không còn là điều hiếm thấy ở quốc gia này.

Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-8
 Người đàn ông lái taxi trên đường phố.

Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-9
 Bức ảnh cho thấy một đất nước Triều Tiên hiện đại và phát triển hiện nay.

Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-10
 Người dân Triều Tiên đi xe đạp điện trên đường phố.

Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-11
 Còn đây là những chiếc máy bán hàng tự động.

Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-12
 Những chiếc ô tô nối đuôi nhau trên một con đường ở Triều Tiên.

Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-13
 Người phụ nữ dùng smartphone vừa đi vừa nói chuyện.

Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-14
Bên trong một siêu thị bày bán rất nhiều mặt hàng ở Triều Tiên. 

Giới trẻ Hàn Quốc ngày càng có thiện cảm với Triều Tiên

Kết quả thăm dò ý kiến về giáo dục thống nhất tại các trường học trên cả nước do Bộ Thống nhất và Bộ Giáo dục Hàn Quốc công bố ngày 13/2 cho thấy số học sinh thiếu thiện cảm với Triều Tiên đã giảm 5,2% xuống 41% so với 1 năm trước đó. 

Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn kết quả trên cho biết có đến 50,9% học sinh Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên là “nước hợp tác”, tăng 9,6% so với 1 năm trước. Trong khi đó, 12,1% số học sinh được hỏi coi Triều Tiên là “nước mà Hàn Quốc cần giúp đỡ”, tăng 1,3%. Tuy nhiên, vẫn có 28,2% học sinh bày tỏ ý kiến "cần cảnh giác" với Triều Tiên.