Phó thủ tướng: “Xử lý nghiêm hành vi trục lợi bảo hiểm y tế“

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng, trục lợi nhằm sử dụng hiệu quả quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẩn trương thực hiện rà soát, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Trong công văn, Phó Thủ tướng đề nghị Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức một hội đồng chuyên gia đánh giá, kiến nghị các giải pháp để sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế.
Trước đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về tình hình khám chữa bệnh theo Bảo hiểm y tế 6 tháng đầu năm 2016.
Nhiều cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có nhiều sai phạm dẫn đến việc âm quỹ bảo hiểm tại Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Dương.
Nhiều cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có nhiều sai phạm dẫn đến việc âm quỹ bảo hiểm tại Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Dương. 
Theo đó, 6 tháng qua có 37 tỉnh có số chi vượt quỹ khám chữa bệnh được giao, với tổng số tiền vượt quỹ gần 3.404 tỷ đồng (tăng 22 tỉnh so với cùng kỳ năm 2015), tăng thêm 2.897 tỷ đồng. Toàn bộ 25 tỉnh đã vượt quỹ năm 2015, tiếp tục vượt quỹ 6 tháng đầu năm 2016.
Nhiều tỉnh có số vượt quỹ 6 tháng đầu năm là rất lớn (trên 100 tỷ đồng) gồm: Thanh Hóa 395 tỷ đồng, Nghệ An 351 tỷ đồng, Quảng Nam 238 tỷ đồng, Cà Mau 221 tỷ đồng, Thái Bình 213 tỷ đồng, Đà Nẵng 167 tỷ đồng, Bắc Giang 142 tỷ đồng, Phú Thọ 125 tỷ đồng, An Giang 116 tỷ đồng, Hải Dương 115 tỷ đồng, Bình Định 109 tỷ đồng, Quảng Ninh 102 tỷ đồng.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đưa nguyên nhân khách quan do tăng giá dịch vụ y tế theo thông tư liên tịch số 37 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính; do tác động của việc thông tuyến chuyên môn kỹ thuật; tác động của việc thực hiện quyết định số 14 năm 2012 của thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ bệnh nhân nghèo, bệnh nhân bảo trợ xã hội, bệnh nhân người dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến việc thâm hụt nghiêm trọng quỹ bảo hiểm y tế, thậm chí vỡ quỹ do tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ khám chữa bệnh từ phía người có bảo hiểm y tế và từ chính các cơ sở khám chữa bệnh.
Công văn khẩn được Phó thủ tướng chỉ đạo nhằm kịp thời xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng, trục lợi để sử dụng hiệu quả quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia.
Mời quý độc giả xem video Trục lợi bảo hiểm y tế tại Thanh Hóa (nguồn Vietnamplus):

50.000 thẻ bảo hiểm y tế ghi cùng ngày sinh

50.000 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2015 của học sinh trường tiểu học, THCS ở Buôn Ma thuật đều ghi cùng ngày sinh 1/1.

Cụ thể, thẻ bảo hiểm y tế 2015 của hàng chục ngàn học sinh tiểu học, THCS ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) ở mục ngày sinh đều ghi 1/1 thay vì đúng ngày sinh của các em.

Tháng 8, người miền Tây ngóng chờ lũ

Thông thường, đầu tháng 8 dương lịch, lũ (hay còn gọi là mùa nước nổi) sẽ xuất hiện ở ĐBSCL.

Cạn kiệt sản vật

Xe ôm lộng hành giành lãnh địa bắt khách

Cánh xe thồ tự coi đây là “lãnh địa” bắt khách của mình, bất kỳ hành khách nào có ý định đón xe taxi cũng bị hăm dọa.

Chèo kéo, hù dọa, ép khách lỡ đường phải đi xe thồ; chặn đầu, gây khó dễ không cho taxi đón khách…là tình trạng đang diễn ra hàng ngày mà PV Tiền Phong ghi nhận được tại vòng xoay Tạ Quang Bửu - đường dẫn vào hầm Hải Vân (hay còn gọi là đường tránh Nam Hải Vân, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Cánh xe thồ tự coi đây là “lãnh địa” bắt khách của mình, bất kỳ hành khách nào có ý định đón xe taxi cũng bị hăm dọa.
Xe om long hanh gianh lanh dia bat khach
Người đàn ông chạy xe thồ bám sát chèo kéo khách lỡ đường trên đường Tạ Quang Bửu (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Ảnh: Giang Thanh 
“Không thích cũng phải đi!”
Vòng xoay Tạ Quang Bửu - đường tránh Nam Hải Vân nằm cách trạm trung chuyển vào hầm khoảng 200m. Khu vực này hầu như không có dân cư sinh sống, chỉ có quán nước và một vài người dân buôn bán nhỏ lẻ. Đây cũng là địa điểm những xe khách chạy tuyến Bắc - Nam thường trả khách tới Đà Nẵng do không được vào trung tâm thành phố.
Gần đây, rất nhiều hành khách phản ánh khi tới khu vực này thường bị các tài xế xe thồ chèo kéo, hăm dọa nếu không chịu thuê chở, thậm chí hành khách gọi taxi đến đón đều bị những người này ngang nhiên đuổi đi.
“Taxi không phục vụ khách thì không được, phục vụ thì lại gặp nạn nên tài xế rất nản. Tôi mong muốn có lực lượng cảnh sát giao thông hoặc cơ động thường xuyên có mặt giám sát vào giờ cao điểm để không còn tình trạng xe ôm lộng hành vừa gây khó khăn cho hành khách, vừa cản trở việc đón khách của các hãng taxi”.
Ông Nguyễn Sư, Giám đốc điều hành hãng taxi Tiên Sa
Mới đây nhất, chiều tối 30/7, nhóm bạn của chị H.M.L. (giáo viên một trường mầm non tại Đà Nẵng) đón xe khách Bắc - Nam đi từ Quảng Trị vào Đà Nẵng, tới đường tránh Nam Hải Vân thì được xe khách trả xuống, ngay lập tức có hai phụ nữ và một người đàn ông chạy xe ôm trờ tới hỏi đi đâu. Chị L. nói về bến xe trung tâm thành phố thì được ra giá 300.000 đồng với điều kiện chở ba. Nghe giá đắt, nhóm chị L. không đồng ý và gọi taxi đến đón. “Bị từ chối, những người này ra sức hù dọa rằng, lên taxi sẽ bị bỏ bùa mê mất hết tiền rồi bám sát theo nhóm mình không rời nửa bước làm mọi người rất hoảng sợ”, chị L. kể lại.
Sáng 8/8, sau khi nghe chúng tôi có nhu cầu về trung tâm thành phố, một nhóm hơn năm người chạy xe thồ ngồi trong quán cà phê “Mình ơi” ngay vòng xoay liên tục chạy tới chào giá từ 150.000 đồng, rồi xuống 80.000 đồng. Khi chúng tôi lắc đầu và ra đường đón taxi, một người đàn ông đi xe máy Sirius màu trắng tức tốc chạy theo, rút giá xuống còn 50.000 đồng.
Người đàn ông này còn kè kè xe máy bên cạnh chèo kéo chúng tôi cả đoạn đường dài không chịu rời đi. Đến khi quả quyết không muốn đi xe ôm và sẽ gọi taxi đến đón thì người đàn ông này trở giọng: “Không thích đi thì đường nào cũng phải đi! Không taxi nào lên chở được hết. Chiếc nào chở được tui trả thêm tiền! Bây giờ taxi lên đây dứt khoát là trả tiền cho chạy ngược về chứ không thể lên taxi được. Tui không cho đi taxi, cho đi bộ luôn…”.
Xe om long hanh gianh lanh dia bat khach-Hinh-2
Chặn đầu, hù dọa tài xế taxi khi các xe này đón khách trên khu vực đường tránh Nam Hải Vân (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Ảnh: Thanh Trần 
Ngày 9/8, trong vai một khách du lịch hỏi số điện thoại các hãng taxi để về trung tâm, chúng tôi bị một phụ nữ trung niên mời gọi đi xe ôm và ra giá 150.000 đồng, ngon ngọt: “Ở đây xa, taxi lười không lên đón đâu, em không phải đợi mất công, ngồi xe ôm cho nhanh, chị lấy giá đấy cũng không đắt”.
Tuy nhiên, chúng tôi bày tỏ đón taxi đi cho đỡ nắng thì người phụ nữ này khẳng định đây là bãi xe ôm không có taxi nào dám lên đây đón khách. Một người đàn ông chạy xe ôm từ quán cà phê cũng chạy ra chèo kéo: “Taxi Đà Nẵng mới chở khách rồi bị đâm chết, nó sợ không dám lên chỗ hẻo lánh này đâu, đi xe ôm đi cho nhanh”. Thấy chúng tôi cầm máy điện thoại ra, người phụ nữ này lớn tiếng đe: “Mi cứ thử gọi taxi lên xem? Taxi mà dám lên, tao đôi đá cho chết”.
Theo ghi nhận của PV, nhóm xe ôm ở khu vực này trên dưới chục người gồm cả đàn ông và phụ nữ. Bình thường khi có xe khách Bắc – Nam chạy qua, những người phụ nữ chạy theo xe khách bán nước, số còn lại ngồi trong quán cà phê Mình ơi chờ khách.
Chặn đầu, đuổi taxi đón khách
Mặc dù bị hù dọa nhưng nhóm chị L. vẫn gọi taxi lên đón. Tuy nhiên khi xe vừa tới nơi thì những người này đẩy đuổi, không cho taxi mở cửa. Chị L. nói: “Bác taxi năn nỉ nhưng họ vẫn không cho chúng tôi lên xe, bác ấy bảo tụi tôi đưa cho họ 50.000 đồng thì họ sẽ cho đi, dù rất ức nhưng tụi tui cũng muốn đưa cho xong việc”. Nhóm chị L. đưa tiền thì những người này không nhận mà buộc phải lên xe thồ, chở đi chừng vài chục mét thì lấy 60.000 đồng mới cho taxi chở về. “Chúng tôi tức điên người nhưng chẳng làm gì được. Bác tài taxi nói không làm theo là tụi nó đập bể kính xe luôn…”, chị ấm ức.
Xe om long hanh gianh lanh dia bat khach-Hinh-3
Người đàn ông chạy xe thồ gây gổ với tài xế taxi khi khách đón taxi về trung tâm thành phố. Ảnh: Giang Thanh