Phó Thủ tướng: Phạm pháp trên mạng xã hội giống cuộc sống thật

(Kiến Thức) - Nói về hoạt động phạm pháp trên mạng xã hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cơ bản giống như trong cuộc sống thật khi cuộc sống thật có gian lận, lừa đảo, đánh bạc… thì trên mạng cũng có.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông sáng 31/10 về quản lý nhà nước trên môi trường mạng hiện nay, đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) nêu vấn đề, hiện nay, các thông tin sai sự thật, xuyên tạc, tin độc, tin bẩn, hình ảnh phản cảm, lợi dụng mạng để cá độ, đánh bạc nghìn tỷ, rửa tiền, thanh toán điện tử qua mạng, lừa đảo qua mạng đang diễn ra ngày càng phức tạp, gây hậu quả lớn về kinh tế - xã hội, đạo đức, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
“Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập trung xử lý, giải quyết. Tuy nhiên, vấn đề trên vẫn là vấn đề nóng, lo lắng, bất an cho gia đình, cho xã hội, cho đất nước”, đại biểu Vượt nói.
Đại biểu Đinh Duy Vượt hỏi Bộ trưởng cho biết những giải pháp đột phá, Bộ trưởng có cam kết ngăn chặn xử lý kịp thời vấn đề trên.
Pho Thu tuong: Pham phap tren mang xa hoi giong cuoc song that
 Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Từ vị trí điều hành, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mới được phê chuẩn mấy ngày, những vấn đề liên quan sẽ do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời. Còn nếu Bộ trưởng trả lời được thì rất là tốt để ra mắt Quốc hội luôn.
Trả lời câu hỏi trên, Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức Đam cho biết, ở tầm Chính phủ thì câu hỏi này cũng là một câu hỏi rất lớn.
“Chúng ta đều đã biết trên không gian mạng như thế nào, cơ bản là giống như cuộc sống thật. Cuộc sống thật có gian lận, có lừa đảo. Cuộc sống thật có đánh bạc, trên đó có đánh bạc. Cuộc sống thật có tống tiền, trên đó có tống tiền. Các loại tội phạm và tệ nạn, cơ bản nó sẽ phản ánh giống như vậy”, Phó Thủ tướng nói.
Vì thế, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng ta phải hoàn thiện các quy định của pháp luật không chỉ về quản lý không gian mạng mà tất cả các quy định của pháp luật về quản lý xã hội đều phải lưu ý đến các hình thái phát sinh ở trên không gian mạng. Ngược lại, trên không gian mạng cũng như vậy, điều này rất quy luật chung.
Phó Thủ tướng cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là vai trò của các bộ, đặc biệt là Bộ Thông tin và Truyền thông.
“Có những vấn đề về tệ nạn ở trên cuộc sống thực thì hệ thống pháp luật, hệ thống quản lý cũng như toàn xã hội đã nhận biết được và đấu tranh dễ dàng. Nhưng trên không gian mạng thường thông qua các giải pháp kỹ thuật gián tiếp và đặc biệt là không lưu vết hay tìm cách để không lưu vết, khó phát hiện, khó nhận diện, khó đấu tranh hơn”, Phó Thủ tướng nêu thực trạng.
Ông cho rằng, trách nhiệm chính là của Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với các bộ, ngành có liên quan, phải làm sao cho những vấn đề này không quá phức tạp, quá cao siêu mà dễ nhận diện và việc đấu tranh này không chỉ của một số cơ quan chức năng mà của tất cả mọi người và toàn xã hội, giống như ở cuộc sống thực hiện nay.
“Đương nhiên đi đến nó cũng có câu chuyện phổ biến kiến thức và phải tuyên truyền để làm sao cho toàn dân, tất cả mọi người đều dần dần phải nắm bắt được các xu thế phát triển. Như tôi đã nhiều lần phát biểu, việc này Hội khuyến học Việt Nam đã lên tiếng rất nhiều lần từ nhiều năm, tức là phải tiến tới làm sao mọi người dân Việt Nam đều được xóa mù về tri thức công nghệ nói chung. Đặc biệt là những tri thức cơ bản về công nghệ thông tin”, Phó Thủ tướng nói.

Vụ sinh viên sư phạm bán dâm: Bộ trưởng Nhạ đổ cho cán bộ kém ý thức

(Kiến Thức) - Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, quy định sinh viên sư phạm bán dâm 4 lần sẽ bị đuổi học đã có từ trước, khi chỉnh sửa, ban soạn thảo, cán bộ, cá nhân, đặc biệt về nội dung này có năng lực hạn chế, ý thức trách nhiệm kém, vội đưa lên trang điện tử dẫn đến có ý kiến của xã hội.

Liên quan đến quy định “sinh viên sư phạm bán dâm 4 lần bị buộc thôi học, chiều 30/10, chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) đã đề cập đến dự thảo thông tư ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên mà Bộ đang cho lấy ý kiến rộng rãi, trong đó có quy định xử lý học sinh, sinh viên bán dâm.
“Dù là dự thảo nhưng có nội dung gây phản cảm, thiếu cơ sở và đi ngược lại mục tiêu giáo dục, đó là truyền thụ nhân cách và nhiều cử tri đã bày tỏ sự lo lắng nghi ngờ về năng lực, tâm lực, uy lực của bộ máy quản lý giáo dục hiện nay”, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền nói.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Đầu tư vào di sản 50 tỷ…thu hơn 1.000 tỷ

(Kiến Thức) - Chỉ cần bỏ ra 50 tỷ đầu tư vào di sản sẽ thu về hơn 1.000 tỷ đồng. Đó là con số được Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nêu ra và ông cho rằng, không có dự án nào có lãi như thế này khi đầu tư.

Chất vấn Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện, đại biểu Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp trong thời gian tới để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn của các vùng miền để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, nhằm đảm bảo phát triển kinh tế gắn với du lịch nhưng phải đáp ứng yêu cầu bảo tồn, phát huy di sản văn hóa.
Trả lời đại biểu Cầm Thị Mẫn, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói rằng, chúng ta phải xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và bảo tồn.

Lộ “thân thế” người lái ôtô biển xanh gây náo loạn đường phố

(Kiến Thức) - Người đàn ông lái xe biển số xanh 80B giả bật đèn ưu tiên, hú còi inh ỏi gây náo loạn đường phố được xác định là cán bộ Công ty TNHH MTV DVCI quận 2; có chức vụ trong BQL Chung cư TĐC Đức Khải.

Sáng 31/10, trao đổi với PV, ông Nguyễn Phước Hưng, Chủ tịch UBND quận 2, TP.HCM cho biết, bước đầu đã xác định người điều khiển ôtô, sử dụng biển số xanh 80B giả bật đèn ưu tiên, hú còi inh ỏi trên đường Nguyễn Duy Trinh, quận 2 là Đào Minh Thành, công tác tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 2 (DVCI).
Lo “than the” nguoi lai oto bien xanh gay nao loan duong pho
Người lái xe biển xanh giả hú còi inh ỏi gây náo loạn đường phố là cán bộ Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 2 .