Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Liên Hợp Quốc

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kêu gọi tất cả các bên liên quan ở Biển Đông tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Sáng 28/9 giờ Mỹ (tối 28/9 giờ Việt Nam), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có bài phát biểu tại kỳ họp thường niên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) ở thành phố New York.
Trong bài phát biểu, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề cập tới vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh việc tôn trọng luật pháp quốc tế là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn xung đột và tìm ra giải pháp bền vững cho các tranh chấp.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan ở Biển Đông tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, vốn được xem là "Hiến pháp đối với các đại dương, kết nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông quan trọng về mặt chiến lược đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Mời độc giả xem video: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Liên Hợp Quốc

Phó Thủ tướng cho biết Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về các diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, trong đó có "các vụ việc nghiêm trọng xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở những vùng biển của Việt Nam được xác định bởi UNCLOS".
"Các quốc gia liên quan cần tự kiềm chế và tránh các hành động đơn phương vốn có thể làm phức tạp hoặc leo thang căng thẳng trên biển, đồng thời giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS" - Phó Thủ tướng kêu gọi.
Cũng trong bài phát biểu, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác đa phương, khẳng định Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực cho tiến trình này, hướng tới xây dựng một thế giới phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhắc lại những hậu quả thảm khốc của Thế chiến II, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống an ninh tập thể và luật pháp quốc tế, tầm quan trọng của các cơ quan đa phương phụ trách các vấn đề nhân quyền, an ninh, hòa bình của quốc tế.
Theo Phó Thủ tướng, mục tiêu quan trọng của cộng động quốc tế là phải bằng mọi cách nỗ lực ngăn chặn các mối đe dọa an ninh cả truyền thống và phi truyền thống, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam luôn hoan nghênh việc giải quyết các xung đột bằng đối thoại. Một trong những minh chứng rõ nét nhất đó chính là việc Việt Nam có đóng góp công sức không nhỏ trong thành công của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều được tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 2/2019.
Với kinh nghiệm của mình, Việt Nam tin tưởng rằng các quốc gia nên tập trung tìm giải pháp để cùng phát triển bền vững.
"Không có quốc gia nào không bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, do đó chúng ta phải hợp tác. Xung đột đang xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới - từ Trung Đông đến châu Phi, qua ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chung. Cũng nhờ hợp tác đa phương mà Việt Nam đã phục hồi sau chiến tranh. Và từ đó có điều kiện để tích cực tham gia vào các hoạt động đa phương hơn nữa", - Phó Thủ tướng phát biểu tại phiên thảo luận.
Lấy ví dụ cho sự tích cực tham gia các hoạt động đa phương, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết Việt Nam đã tham gia và đang có những đóng góp không nhỏ cho hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
Với chủ đề "Tăng cường nỗ lực đa phương nhằm xóa nghèo, thúc đẩy giáo dục chất lượng, hành động vì phát triển bao trùm và ứng phó với biến đổi khí hậu", Việt Nam đóng góp 5 giải pháp.
Thứ nhất và quan trọng nhất, theo Phó Thủ tướng, các quốc gia nên chấp hành luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, bởi điều đó sẽ giúp đảm bảo công bằng giữa các quốc gia. Đây cũng chính là cách tránh xung đột giữa các quốc gia và hướng tới giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế.
Thứ hai, các vấn đề khu vực cần phải được giải quyết bằng cách đưa ra cộng động quốc tế.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Bình Minh lưu ý, năm 2020 Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, và do đó Việt Nam cam kết sẽ tích cực thúc đẩy giải quyết các vấn đề xung đột, xây dựng hòa bình bền vững.
Thứ ba, mọi nỗ lực đa phương đều cần đặt con người là trọng tâm. Theo Phó Thủ tướng, chỉ khi chuẩn mực sống của người dân được đảm bảo thì mới có thể phát triển bền vững.
Thứ tư, các tổ chức đa phương cũng cần phải được cải tổ để đáp ứng những yêu cầu mới trong tình hình mới. Việt nam sẽ tích cực đóng góp vào công cuộc cải cách các tổ chức đa phương nhằm mang lại sự hoạt động hiệu quả hơn.
Giải pháp cuối cùng, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định, để củng cố vai trò, nâng tầm hiệu quả của LHQ cũng như các tổ chức đa phương khác, các quốc gia cần cam kết đặt lợi ích toàn cầu lên trên lợi ích quốc gia vì mục tiêu đảm bảo hòa bình, phát triển bền vững.

Sự nghiệp chính trị của cố Tổng thống Jacques Chirac

(Kiến Thức) - Trong sự nghiệp làm chính trị, cố Tổng thống Jacques Chirac được ghi nhận là người luôn bảo vệ lợi ích của nước Pháp, nỗ lực nâng tầm vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Su nghiep chinh tri cua co Tong thong Jacques Chirac
 Ngày 26/9, truyền thông Pháp và quốc tế đồng loạt đưa tin cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac qua đời ở tuổi 86. "Cựu Tổng thống Jacques Chirac đã ra đi thanh thản sáng nay (26/9)", con rể của ông Chirac cho biết. (Nguồn ảnh: Reuters)

Su nghiep chinh tri cua co Tong thong Jacques Chirac-Hinh-2
Sau khi cựu Tổng thống Jacques Chirac qua đời, lãnh đạo chính trị nước Pháp đã đồng loạt gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình ông Chirac. Được biết, Pháp sẽ tổ chức 1 ngày quốc tang vào tuần tới để tưởng niệm vị Tổng thống thứ 22 trong lịch sử nước này. 

Su nghiep chinh tri cua co Tong thong Jacques Chirac-Hinh-3
Trong sự nghiệp chính trị của mình, cố Tổng thống Jacques Chirac được ghi nhận là người luôn bảo vệ lợi ích của nước Pháp, nỗ lực nâng tầm vị thế của đất nước trên trường quốc tế. 

Su nghiep chinh tri cua co Tong thong Jacques Chirac-Hinh-4
 Sự ra đi của cựu Tổng thống Jacques Chirac đã để lại niềm tiếc thương cho nhiều người dân Pháp yêu mến ông.

Su nghiep chinh tri cua co Tong thong Jacques Chirac-Hinh-5
 Cố Tổng thống Pháp Jacques Chirac sinh ngày 29/11/1932 tại thủ đô Paris. Ông tốt nghiệp Học viện nghiên cứu chính trị Paris, Đại học Harvard và Trường Học viện Hành chính Quốc gia Pháp (ENA).

Su nghiep chinh tri cua co Tong thong Jacques Chirac-Hinh-6
 Tháng 4/1962, ông Chirac bắt đầu sự nghiệp chính trị khi gia nhập chính phủ của Thủ tướng Georges Pompidou.

Su nghiep chinh tri cua co Tong thong Jacques Chirac-Hinh-7
 Trong khoảng thời gian từ tháng 7/1972 đến tháng 2/1974, ông đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Pháp. Từ tháng 2/1974 đến tháng 5/1974, ông Chirac là Bộ trưởng Nội vụ Pháp.

Su nghiep chinh tri cua co Tong thong Jacques Chirac-Hinh-8
 Từ tháng 5/1974 đến tháng 8/1976, ông đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Pháp dưới thời Tổng thống Valéry Giscard d'Estaing và tiếp tục nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai từ tháng 3/1986 đến tháng 5/1988 dưới thời Tổng thống François Mitterrand.

Su nghiep chinh tri cua co Tong thong Jacques Chirac-Hinh-9
 Từ tháng 3/1977 đến tháng 5/1995, ông Chirac được bầu làm Thị trưởng Paris và đảm trách vị trí này suốt 18 năm.

Su nghiep chinh tri cua co Tong thong Jacques Chirac-Hinh-10
 Tháng 5/1995, ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp và tái đắc cử vào tháng 5/2002 sau khi đánh bại "đối thủ" là nhà lãnh đạo Cực hữu Jean-Marie Le Pen. Tháng 3/2007, ông Chirac tuyên bố sẽ không tham gia ứng cử Tổng thống Pháp nhiệm kỳ thứ ba.

Su nghiep chinh tri cua co Tong thong Jacques Chirac-Hinh-11
Năm 2003, ông Jacques Chirac là vị nguyên thủ quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất cuộc chiến tại Iraq. Về cải cách chính trị trong nước, ông đã quyết định rút ngắn nhiệm kỳ Tổng thống Pháp từ 7 xuống còn 5 năm. 

Su nghiep chinh tri cua co Tong thong Jacques Chirac-Hinh-12
 Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac được ghi nhận là một trong những chính trị gia có sự nghiệp chính trị liên tục dài nhất ở châu Âu, với hai nhiệm kỳ tổng thống, hai nhiệm kỳ Thủ tướng và 18 năm làm Thị trưởng Paris.

Lãnh đạo thế giới đề cao bình đẳng giới nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Các hoạt động có ý nghĩa thiết thực, đề cao sự bình đẳng và nữ quyền diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới nhân ngày 8/3 – ngày Quốc tế Phụ nữ.

Với chủ đề cho Ngày Quốc tế phụ nữ năm nay là “Tư duy bình đẳng - Kiến tạo thông minh - Sáng tạo để đổi mới”, lãnh đạo nhiều tổ chức của Liên Hợp Quốc đã phát đi những thông điệp kêu gọi tăng cường ảnh hưởng của nữ giới trên toàn cầu.

Hoàng tử Harry thăm bãi mìn Angola cố Công nương Diana từng đến

(Kiến Thức) - Trong chuyến công du Châu Phi, Hoàng tử Anh Harry đã tới thăm bãi mìn ở Dirico (Angola), nơi mẹ của anh, cố Công nương Diana, từng đến cách đây 22 năm.

Hoang tu Harry tham bai min Angola co Cong nuong Diana tung den
Ngày 27/9 vừa qua, Hoàng tử Harry đã tới thăm bãi mìn ở Dirico, Angola, điểm dừng chân tiếp theo trong chuyến công du Châu Phi của anh. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Hoang tu Harry tham bai min Angola co Cong nuong Diana tung den-Hinh-2
 Đây cũng chính là nơi mẹ của Hoàng tử Harry, cố Công nương Diana, đặt chân đến 22 năm về trước. Vào năm 1997, Công nương Diana (trái) đã bước qua một bãi mìn ở Angola, thu hút sự chú ý toàn cầu đối với cuộc khủng hoảng bom mìn và sức hủy hoại của loại vũ khí này đối với cuộc sống người dân nơi đây.

Hoang tu Harry tham bai min Angola co Cong nuong Diana tung den-Hinh-3
Hoàng tử Harry đã có bài phát biểu khi tới bãi bom mìn đang được xử lý ở Dirico. 

Hoang tu Harry tham bai min Angola co Cong nuong Diana tung den-Hinh-4
 "Đó là một niềm vinh dự khi tái hiện những bước đi của mẹ tôi vào ngày hôm nay (27/9). Tôi đã mất bà 22 năm trước nhưng những ký ức về bà luôn bên tôi hàng ngày và di sản của bà sẽ sống tiếp", Công tước xứ Sussex nói.

Hoang tu Harry tham bai min Angola co Cong nuong Diana tung den-Hinh-5
Hoàng tử Harry được các nhân viên xử lý bom mìn hướng dẫn sử dụng thiết bị chuyên dụng để kích nổ một quả mìn còn sót lại trong cuộc nội chiến ở Angola. 

Hoang tu Harry tham bai min Angola co Cong nuong Diana tung den-Hinh-6
 Hoàng tử Harry ngồi trước cây Diana ở Huambo, địa điểm mà cách đây 22 năm Công nương Diana đã đứng tại bãi mìn.

Hoang tu Harry tham bai min Angola co Cong nuong Diana tung den-Hinh-7
 Được biết, bãi mìn mà Công nương Diana từng đi qua năm 1997 hiện nay đã trở thành khu dân cư có nhà cửa, trường học và con người sinh sống. Tuy nhiên, cũng theo Công tước xứ Sussex, hiện vẫn còn hơn 1.000 bãi mìn ở đất nước Angola cần được xử lý.

Hoang tu Harry tham bai min Angola co Cong nuong Diana tung den-Hinh-8
 Hoàng tử Harry trò chuyện với bé Barnaby, 6 tuổi, khi tới thăm Trung tâm chỉnh hình Công nương Diana ở Huambo ngày 27/9.

Hoang tu Harry tham bai min Angola co Cong nuong Diana tung den-Hinh-9
 Anh còn kiểm tra một chiếc chân giả trong trung tâm.

Hoang tu Harry tham bai min Angola co Cong nuong Diana tung den-Hinh-10
 Đông đảo người dân tập trung trên con phố Diana để chào đón Hoàng tử Harry ngày 27/9.

Hoang tu Harry tham bai min Angola co Cong nuong Diana tung den-Hinh-11
 Bức ảnh chụp Hoàng tử Anh Harry giúp một bé trai trồng cây trong vườn quốc gia Chobe ở Botswana ngày 26/9.

Hoang tu Harry tham bai min Angola co Cong nuong Diana tung den-Hinh-12
 Hoàng tử Harry tuần tra cùng lực lượng an ninh Botswana chống nạn săn trộm trên sông Chobe ở Kasane ngày 26/9.