Phó Thủ tướng nói về việc cách chức Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng

(Kiến Thức) - Phó Thủ tướng cho biết, nếu không có Hội đồng trường, việc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam xử lý Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng là không đúng luật.

Trong phiên chất vấn tại Quốc hội sáng 6/11, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đã dành câu hỏi cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là việc cách chức hiệu trưởng trường Đại học Tôn Đức Thắng Lê Vinh Danh của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có đúng quy định theo Luật Giáo dục đại học hay không?
Pho Thu tuong noi ve viec cach chuc Hieu truong Dai hoc Ton Duc Thang
Đại biểu Lê Thanh Vân. 
Trả lời câu hỏi trên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ ủng hộ mô hình tự chủ của trường Đại học Tôn Đức Thắng. Luật Giáo dục đại học hiện hành đã quy định rất rõ: Hội đồng trường là cơ quan quyền lực của trường.
Như vậy, các chức danh lãnh đạo bao gồm Hiệu trưởng phải do Hội đồng trường quyết và đề nghị cấp có thẩm quyền phê chuẩn; trong trường hợp này là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam công nhận hoặc phê chuẩn.
"Như vậy, có nghĩa là nếu trong trường hợp có Hội đồng trường thì việc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam xử lý hiệu trưởng của trường Tôn Đức Thắng, mà không căn cứ vào đề nghị của Hội đồng trường là không đúng luật” - Phó Thủ tướng khẳng định.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ: “Đây là một trường hợp rất đặc thù, vì Hội đồng trường của Đại học Tôn Đức Thắng đã hết nhiệm kỳ và việc kiện toàn Hội đồng trường của Tổng Liên đoàn là chậm trễ, do nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Cho nên, tới thời điểm mà Ban Giám hiệu của Đại học Tôn Đức Thắng, bao gồm cả Hiệu trưởng nhận kỷ luật của Đảng, thì Đại học Tôn Đức Thắng không có Hội đồng trường, vì vậy nó có câu chuyện không rõ ràng ở chỗ này”.
Vì lý do trên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục phải vào cuộc và trực tiếp lập một đoàn do Thứ trưởng vào làm việc trực tiếp để làm rõ đúng, sai và có hướng dẫn.
Theo đó, trước hết phải thành lập lại Hội đồng trường theo đúng quy định của pháp luật. Và Đoàn đã làm việc rồi, sẽ có báo cáo và sẽ có hướng dẫn.
Pho Thu tuong noi ve viec cach chuc Hieu truong Dai hoc Ton Duc Thang-Hinh-2
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. 
“Tinh thần tôi nhắc lại là trường Tôn Đức Thắng là một mô hình tốt, có được ngôi trường như ngày hôm nay có thể nói là một điểm sáng của giáo dục đại học và tự chủ đại học, trong đó có sự đóng góp của Đảng, Nhà nước, của chính quyền TP Hồ Chí Minh, của Tổng Liên đoàn, của tập thể cán bộ, giáo viên của Ban lãnh đạo trường Tôn Đức Thắng, gồm có Hiệu trưởng Tôn Đức Thắng là rất đáng trân trọng.
Còn việc xử lý cán bộ thì phải theo các quy định của Đảng và pháp luật công chức và theo thông lệ quản lý cán bộ. Ví dụ như là kỷ luật hành chính thì đồng bộ với kỷ luật Đảng mà chúng ta vẫn thực hiện” - Phó Thủ tướng nêu rõ.
Phát biểu tranh luận, đại biểu Lê Thanh Vân chia sẻ quan điểm: "Tôi tán thành với vế trả lời thứ nhất của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sau khi Chủ tịch Quốc hội nhắc lại yêu cầu trả lời là đúng hay sai, Phó Thủ tướng nói là sai. Áp dụng pháp luật của Tổng Liên đoàn lao động là sai.
Vế thứ hai, Phó Thủ tướng nói rằng do Hội đồng Trường Đại học Tôn Đức Thắng giải thể trước và bây giờ phải kiện toàn lại thì không đúng".
ĐBQH đoàn Cà Mau cho rằng, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có quyền kỷ luật viên chức do mình quản lý, còn chức danh Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng là phải theo luật. Với chức danh Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng, chưa có Hội đồng trường quyết định thì hiệu trưởng chưa bị bãi nhiệm, chưa bị cách chức.
"Tôi đề nghị các cơ quan có đơn vị đại học trực thuộc nên tôn trọng Luật Giáo dục đại học - một chủ trương tự chủ rất tiến bộ, Quốc hội vừa thông qua chưa ráo mực, cần phải tôn trọng và thi hành triệt để" - ông Lê Thanh Vân nêu rõ.
Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (đoàn TPHCM) sau đó tranh luận lại với đại biểu Lê Thanh Vân về nội dung này. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, các đại biểu còn có quan điểm khác nhau, đề nghị tiếp tục tranh luận trực tiếp, dành thời gian cho Quốc hội thảo luận các vấn đề quan trọng khác.
>>> Mời độc giả xem video Cách chức Hiệu trưởng trường Đại học Tôn Đức Thắng

Nguồn: VTV 24

Bộ GD&ĐT đã trả lại 16,5 triệu USD xây dựng sách giáo khoa

(Kiến Thức) - Trong cấu phần dành cho biên soạn một bộ sách giáo khoa như thiết kế ban đầu, Bộ GD&ĐT đã báo cáo Chính phủ và Chính phủ báo cáo Quốc hội là không sử dụng khoản tiền này. Bộ đã trả lại cái 16,5 triệu USD cho xây dựng bộ SGK và cũng để trong tài khoản của World Bank, không sử dụng.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng 6/11 nóng lên khi đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.

Ông Lê Vinh Danh nhận mức lương “khủng”: Bộ Nội vụ nói gì?

(Kiến Thức) - Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, mức cụ thể chi hợp lý hay không thì Bộ Nội vụ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ xem xét kỹ con số cụ thể, có phù hợp quy định theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Tài chính hay không.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 30/10, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đã trả lời báo chí xung quanh vấn đề về quy định của pháp luật đối với việc trả lương đối với ông Lê Vinh Danh, nguyên Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, đối với đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các trường đại học nói riêng thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính theo Nghị định 16/2015 của Chính phủ. Còn tự chủ về tổ chức bộ máy thực hiện theo Nghị định 120 vừa ký trong tháng 10 vừa rồi; tự chủ nhân sự thực hiện theo Nghị định 106/2020. Hiện nay đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo 3 nghị định này.