Phó thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ tố lừa tiền ảo 15.000 tỷ

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu 6 bộ xem xét xử lý vụ tố đường dây tiền ảo lừa đảo hơn 15.000 tỷ đồng. Vấn đề nào vượt thẩm quyền, các bộ, ngành có thể báo cáo Thủ tướng cho ý kiến.

Thông tin mới nhất về vỡ đường dây tiền ảo hơn 15.000 tỷ:
Chiều 11/4, Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành xử lý vụ việc người dân tố bị lừa tiền ảo hơn 15.000 tỷ đồng.
Theo thông báo, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo 6 bộ gồm Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng vào cuộc, khẩn trương xem xét, xử lý vụ việc theo thẩm quyền.
Thông báo cũng nhấn mạnh đối với nội dung vượt thẩm quyền, các bộ, ngành có thể đề xuất biện pháp báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/4.
Nhiều cá nhân tại TP.HCM tố cáo bị lừa khi tham gia dự án iFan.
 Nhiều cá nhân tại TP.HCM tố cáo bị lừa khi tham gia dự án iFan.
Cùng ngày, Thủ tướng cũng ban hành Chỉ thị về tăng cường quản lý hoạt động liên quan tới Bitcoin, tiền ảo. Cuối tháng 3, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Tư pháp nhanh chóng hoàn thiện khung khổ pháp lý về quản lý, xử lý tiền ảo, tài sản ảo.
Trước đó, một dự án có tên là iFan tại TP.HCM bắt đầu kêu gọi vốn từ năm 2017, hoạt động theo hình thức huy động vốn bằng tiền ảo. iFan kêu gọi đầu tư vào các nền tảng quản lý nghệ sĩ, hứa hẹn mức lợi nhuận 48-59% mỗi tháng.
Bằng cách đưa ra mức lợi nhuận hấp dẫn, các nhân vật chủ chốt của iFan được cho là đã mời gọi hơn 32.000 nhà đầu tư tham gia dự án.
Sau khi huy động vốn thành công, iFan lập sàn giao dịch nội bộ, giở các trò thao túng giá, rồi tuyên bố dự án thất bại. Đến tháng 1/2018, tất cả nhóm Facebook, nhóm chat và trang cá nhân của các "lãnh đạo iFan" đều đột ngột biến mất.
Đến ngày 8/4, hàng chục người tụ tập trước văn phòng của Modern Tech - pháp nhân của iFan tại Việt Nam - ở TP.HCM, giăng biểu ngữ tố hệ thống này chiếm đoạt 15.000 tỷ đồng.

TP HCM: Bí ẩn trụ điện tự đổ khiến hàng trăm hộ dân mất điện

(Kiến Thức) - Người dân tại khu chợ Tăng Nhơn Phú B, quận 9 khẳng định không có dông gió hoặc tác động từ bất cứ vật gì, thế nhưng trụ điện trung thế vẫn gãy ngang, ngã đổ đè xuống nhà dân và gây mất điện trên diện rộng.

Gần 21h tối nay 11/4, trao đổi với PV Kiến Thức, lãnh đạo Công ty Điện lực Thủ Thiêm (Tổng Công ty Điện lực TP HCM) cho biết hiện đang tập trung lực lượng, thiết bị để xử lý sự cố gãy trụ điện trung thế trên địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9.
 Gần 21h tối nay 11/4, trao đổi với PV Kiến Thức, lãnh đạo Công ty Điện lực Thủ Thiêm (Tổng Công ty Điện lực TP HCM) cho biết hiện đang tập trung lực lượng, thiết bị để xử lý sự cố gãy trụ điện trung thế trên địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9.

Lật tẩy thủ đoạn của loại tội phạm công nghệ cao

Đặc điểm của đa phần tội phạm sử dụng công nghệ cao gây án là hầu như không tiếp xúc với các nạn nhân.

Thành lập chưa đến 10 năm, nhưng Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao của Công an Hà Nội đã khẳng định được bản lĩnh, trình độ qua những cố gắng và kết quả cụ thể ở nhiều chuyên án điều tra, truy bắt tội phạm mạng lên đến cả trăm tỷ đồng. Điều quan trọng khác là những bài học phòng ngừa được rút ra đối với người dân.

Người tình không thích cafe "đèn mờ", chủ quán bị bóp cổ đến chết

(Kiến Thức) - Thấy "bồ nhí" mở quán cafe "đèn mờ", Toàn tỏ vẻ không hài lòng, hai bên thường xuyên xảy ra cãi vã nảy lửa. Đỉnh điểm sau đó Toàn đã dùng gậy đánh, bóp cổ người tình đến chết.

Ngày 11/4, TAND Cấp cao tại TP HCM đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Mai Quốc Toàn (29 tuổi, ngụ tỉnh Sóc Trăng) về tội giết người, cướp tài sản mà bản án cấp sơ thẩm tuyên phạt y là 23 năm tù.
Theo nội dung vụ án giết "bồ nhí" vì mở cafe đèn mờ, dù đã có vợ con nhưng Toàn và là chị Nguyễn Thị Tuyết (30 tuổi, ngụ tỉnh Phú Yên) vẫn thuê nhà trọ sống chung với nhau như vợ chồng trên địa bàn phường Tân Đông Hiệp (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương).