Philippines xem xét mời Hải quân Mỹ trở lại Vịnh Subic

(Kiến Thức) - Sau gần 25 năm, Philippines đang xem xét mời Hải quân Mỹ trở lại Vịnh Subic, nơi vốn có căn cứ hải quân lớn nhất của Hoa Kỳ ở nước ngoài.

Theo báo The New York Times số ra ngày 22/9,  các nhà lập pháp Philippines đang xem xét lại quyết định trục xuất quân Mỹ khỏi căn cứ hải quân ở Vịnh Subic vì lo ngại ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Philippines xem xet moi Hai quan My tro lai Vinh Subic
Tàu tấn công đổ bộ khổng lồ USS Essex của Mỹ neo đậu trên Vịnh Subic.
Báo New York Times cho rằng sự thay đổi ý kiến của Manila là một dấu hiệu cho thấy những tính toán chiến lược đang thay đổi trong khu vực, giữa lúc Trung Quốc tìm cách khẳng định chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông bằng cách biến các bãi đá ngầm thành đảo và quân sự hoá các hòn đảo nhân tạo này.
Các lực lượng Trung Quốc còn chiếm đóng nhiều bãi đá và bãi cạn mà trước đây thuộc quyền kiểm soát của Philippines.
Năm ngoái, chính quyền Philippines đã ký một thoả thuận 10 năm cho phép Mỹ đóng quân, mang thiết bị đến các căn cứ trên khắp Philippines, dọn đường cho sự trở lại của quân Mỹ, kể cả tại Vịnh Subic và căn cứ không quân Clark ở gần đó. Tuy nhiên thoả thuận đó đang gặp một trở ngại pháp lý.
Washington đã tỏ ý không hài lòng về sự trì hoãn trong việc thực thi thoả thuận. Nhưng vấn đề này dự kiến sẽ không được Toà án Tối cao Philippines giải quyết trước mùa thu năm nay.
Nếu được thi hành, thoả thuận Mỹ-Phi sẽ cho phép Mỹ sử dụng một căn cứ có tầm quan trọng chiến lược ngay bên bờ Biển Đông, cách các “đảo” mà Trung Quốc mới bồi đắp trái phép không đầy 500 hải lý. Hiện thời, tàu thuyền Mỹ trong khu vực đều phải trở về các căn cứ ở Nhật Bản và đảo Guam, cách xa 1.500 hải lý, để sửa chữa.
Vịnh Subic, với diện tích tương đương với Singapore, đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các cuộc xung đột quân sự của Mỹ trong thế kỷ 20.
Ngoài cân nhắc việc mời người Mỹ trở lại Vịnh Subic, Philippines cũng sẽ yêu cầu Washington viện trợ hàng triệu đô la để nâng cao khả năng quân sự của quân đội Philippines, được coi là đội quân yếu nhất tại Châu Á.
Trong các cuộc thảo luận riêng, chính phủ của Tổng Thống Benigno Aquino hối thúc Mỹ viện trợ 300 triệu USD trong năm nay để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Nhưng cho tới nay chính phủ của Tổng Thống Obama vẫn đang cân nhắc vì những lo ngại về nạn tham nhũng. Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao lưu ý rằng Philippines hiện đã là nước nhận nhiều viện trợ quân sự nhất của Mỹ tại Đông Nam Á.
Theo các cuộc thăm dò gần đây, phần lớn người Philippines vẫn còn ngần ngại về việc cho phép các binh sĩ Mỹ đồn trú tại nước họ, trong bối cảnh Philippines từng là thuộc địa của Mỹ từ năm 1898 tới năm 1946.

Mỹ cần lôi kéo Nga tham gia cuộc chiến chống IS

(Kiến Thức) - Theo cựu quan chức CIA Paul R. Pillar, việc Nga tăng cường hiện diện quân sự ở Syria, tham gia cuộc chiến chống IS nên được nhìn nhận theo hướng tích cực.

Cựu quan chức CIA Paul R. Pillar cho rằng mặc dù sự hiện diện quân sự Nga  ở Syria chỉ là một sự tiếp nối của mối quan hệ lâu năm Moscow-Damascus, nhưng những động thái quân sự trong cuộc chiến chống IS mới đây lại là một sự thay đổi đáng để Mỹ  phải suy nghĩ lại về cuộc xung đột Syria.
My can loi keo Nga tham gia cuoc chien chong IS
Nhà phân tích Paul R. Pillar  (bên phải) có 28 năm làm việc cho CIA.
Sự cần thiết phải suy nghĩ lại được phản ánh trên  thực tế là tất cả mọi người, kể cả chính quyền Obama, dường như nhận ra rằng quỹ đạo hiện tại của cuộc  chiến này là bất lợi.

Biển Đông: Mỹ thách thức "chủ quyền nhân tạo", TQ “lo ngại”

(Kiến Thức) - Việc Mỹ thách thức tuyên bố "chủ quyền nhân tạo vô lý" của Trung Quốc trên Biển Đông khiến Bắc Kinh tỏ ra “vô cùng lo ngại”.

Phát biểu trước phiên điều trần của Thượng viện Mỹ ngày 17/9, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris, đã bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc xây dựng đường băng thứ ba trên các “đảo nhân tạo” mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Biển Đông.
Đô đốc Harris khẳng định việc Trung Quốc xây dựng những đường băng trái phép gây “quan ngại lớn về quân sự”. Ông cũng đề nghị Lầu Năm Góc tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông để tăng cường tự do hàng hải và hàng không.

“Ván cờ Syria”: Tổng thống Obama lâm vào thế bí

(Kiến Thức) - Bị phe Cộng hòa dồn ép và bị Nga “chiếu tướng” bằng nước đi gia tăng hiện diện quân sự, Tổng thống Obama lâm vào thế bí trong “ván cờ Syria”.

Tối 17/9, Tổng thống Obama đột ngột ghé thăm Ngoại trưởng Kerry tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ. Chuyến thăm này không hề có trong lịch làm việc của Tổng thống Obama. Nội dung cuộc trao đổi giữa Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry không được tiết lộ, nhưng chủ đề thảo luận chắc chắn là cuộc nội chiến Syria.
“Van co Syria”: Tong thong Obama dang lam vao the bi
Nước cờ "gia tăng hiện diện quân sự" ở Syria của Tổng thống Putin đã đẩy Tổng thống Obama vào thế bí. 
Tình hình Syria đột biến đến mức Washington phải xét lại cách tiếp cận hiện hành, điều mà người ta không thể nghĩ tới chỉ cách đây vài tuần. Mỹ đã phải “nói chuyện” với Nga về tình hình Syria, cả về ngoại giao lẫn quân sự. Lần đầu tiên trong hơn một năm qua, hai vị bộ trưởng quốc phòng Nga-Mỹ đã điện đàm với nhau, không chỉ một vài phút xã giao mà đó là cuộc điện đàm kéo dài tới 50 phút. Và chủ đề của cuộc điện đàm này cũng vẫn là cuộc nội chiến Syria.