Biển Đông: Mỹ thách thức "chủ quyền nhân tạo", TQ “lo ngại”

(Kiến Thức) - Việc Mỹ thách thức tuyên bố "chủ quyền nhân tạo vô lý" của Trung Quốc trên Biển Đông khiến Bắc Kinh tỏ ra “vô cùng lo ngại”.

Phát biểu trước phiên điều trần của Thượng viện Mỹ ngày 17/9, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris, đã bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc xây dựng đường băng thứ ba trên các “đảo nhân tạo” mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Biển Đông.
Đô đốc Harris khẳng định việc Trung Quốc xây dựng những đường băng trái phép gây “quan ngại lớn về quân sự”. Ông cũng đề nghị Lầu Năm Góc tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông để tăng cường tự do hàng hải và hàng không.
Bien Dong: My thach thuc
Các tàu nạo vét của Trung Quốc xuất hiện quanh Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ngày 21/5/2015. Ảnh Reuters. 
Cũng trong ngày 17/9, các Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mỹ đề nghị Lầu Năm Góc đưa các tàu hải quân vào cái gọi là “vùng lãnh hải” quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng trái phép nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ vô lý trên Biển Đông.
Thượng nghị sĩ John McCain - Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện - nói Mỹ cần tiến vào cái gọi là “vùng lãnh hải” đó để khẳng định rằng Washington không công nhận "tuyên bố chủ quyền vô lý" của Trung Quốc đối với những "đảo nhân tạo" ở quần đảo Trường Sa.

Washington đã nhiều lần phản đối việc Trung Quốc hút cát đắp đảo trái phép ở quần đảo Trường Sa  và lo ngại khả năng Trung Quốc thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Việc đưa các tàu hải quân vào cái gọi là “vùng lãnh hải” quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng trái phép sẽ là dấu hiệu cho thấy Mỹ không công nhận các "đảo nhân tạo" này thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.
Ngày 18/9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc kinh “vô cùng lo ngại” về những phát biểu của Đô đốc Harris.
“Chúng tôi đề nghị nước liên quan (Mỹ) nói và hành động một cách thận trọng, nghiêm túc tôn trọng lợi ích an ninh và chủ quyền của Trung Quốc, không nên có bất kỳ hành vi nguy hiểm và khiêu khích nào”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu trong cuộc họp báo.
Các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và an ninh mạng có thể sẽ được đưa ra thảo luận trong chuyến thăm Washington tuần tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Mỹ-Trung đối lập trong chính sách ngoại giao về Biển Đông

(Kiến Thức) - Nhà phân tích chính trị Mỹ cho rằng, Mỹ và Trung Quốc đang áp dụng cách tiếp cận đối lập nhau trong chính sách ngoại giao về Biển Đông.

Nhà phân tích chính trị Mỹ Keith Preston chia sẻ rằng, Mỹ và Trung Quốc đang thực hiện một chính sách ngoại giao về Biển Đông khá đối lập nhau. Cụ thể, Washington đi theo hướng tiếp cận toàn cầu hóa, còn Bắc Kinh duy trì cách tiếp cận chính sách ngoại giao có phần cô lập.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Press TV, chuyên gia chính trị kiêm Tổng biên tập AttacktheSystem.com Preston chỉ ra, Washington và Bắc Kinh đã chia sẻ thẳng thắn một số quan điểm về vấn đề trên.

Philippines bóc mẽ ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Philippines bóc mẽ ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông, khi Bắc Kinh bồi đắp xây dựng trái phép các “đảo nhân tạo” ở vùng biển Quần đảo Trường Sa.

Truyền thông Philippines ngày 14/8 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Peter Paul Galvez bóc mẽ ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Galvez đặt câu hỏi: “Các cơ sở tìm kiếm cứu hộ (trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép) này dành cho ai? Chẳng lẽ cho tàu bè của chúng ta vốn đang bị họ (Trung Quốc) đe dọa phá hủy hay sao?”.
Philippines boc me y do cua Trung Quoc o Bien Dong
Trung Quốc xây đường băng 3.000 trên "đảo nhân tạo" Đá Chữ Thập chỉ để phục vụ công tác cứu hộ ở Biển Đông?
Trước đó, theo VOA, đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa tuyên bố các cơ sở mà Bắc Kinh định xây trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông nhằm thúc đẩy tự do hàng hải (?), nghiên cứu khoa học  và các nỗ lực tìm kiếm cứu hộ trong trường hợp xảy ra tai nạn trên biển.

Nhật Bản giúp Philippines máy bay tuần tra Biển Đông

(Kiến Thức) - Nhật Bản đang lên kế hoạch giúp Philippines máy bay tuần tra Biển Đông, một động thái tăng cường quan hệ an ninh của Tokyo với ASEAN.

Bốn nguồn tin tiết lộ với hãng thông tấn Reuters biết, Nhật Bản lên kế hoạch cấp cho Philippines một số máy bay để nước này đẩy mạnh công tác tuần tra Biển Đông. Cụ thể, Tokyo đang xem xét trao cho Manila ba chiếc Beechcraft TC-90 có thể lắp đặt radar giám sát trên không và mặt đất.
Nhat Ban giup Philippines may bay tuan tra Bien Dong
Máy bay TC-90.
Còn các quan chức quân sự và quốc phòng Philippines nói rằng, họ chưa nghe tới việc Nhật Bản bàn giao máy bay hai động cơ cánh quạt cỡ nhỏ TC-90.