Philippines kêu gọi quân đội Myanmar thả bà Aung San Suu Kyi

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin lên tiếng kêu gọi quân đội Myanmar trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và khôi phục tình trạng đất nước trước vụ binh biến.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin ngày 2/3 đã kêu gọi quân đội Myanmar trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi, người bị bắt sau vụ binh biến hôm 1/2, Reuters đưa tin.
"Chúng tôi kêu gọi khôi phục hoàn toàn tình trạng đất nước đã tồn tại trước đó (vụ binh biến)", Ngoại trưởng Locsin nói.
Tuyên bố được Ngoại trưởng Locsin đưa ra chỉ vài giờ sau khi hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức được tổ chức bằng hình thức trực tuyến. Tại hội nghị, các bộ trưởng chia sẻ mối quan tâm và quan điểm của từng nước về diễn biến gần đây ở Myanmar.
Philippines keu goi quan doi Myanmar tha ba Aung San Suu Kyi
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin. Ảnh: Philstar. 
Với tuyên bố của Ngoại trưởng Locsin, Philippines đã trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên chính thức lên tiếng kêu gọi quân đội Myanmar trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và tái lập nguyên trạng trước vụ binh biến.
Không lâu sau tuyên bố của Ngoại trưởng Locsin, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cũng ra tuyên bố về tình hình Myanmar. "Cách duy nhất để đạt được giải pháp khả thi bền vững là hòa giải dân tộc, và chúng tôi kêu gọi trả tự do cho Tổng thống Win Myint và Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các tù nhân chính trị khác", Ngoại trưởng Balakrishnan cho biết, theo Straits Times.
Từ trước đến nay, các nước ASEAN thường hạn chế gây sức ép đối với một quốc gia thành viên về vấn đề nội bộ của thành viên đó.
Theo Reuters, chỉ trong vòng từ ngày 28/2-2/3, ít nhất 21 người biểu tình ở Myanmar đã thiệt mạng. Cuộc đụng độ với cảnh sát cũng làm hơn 30 người khác bị thương.
Trong khi đó, bà Aung San Suu Kyi vẫn đang bị bắt giam. Ngoài 2 cáo buộc vi phạm luật xuất nhập khẩu vì tàng trữ bộ đàm không giấy phép và vi phạm quy định chống dịch Covid-19 vì vận động tranh cử trong năm 2020, bà Aung San Suu Kyi tiếp tục chịu cáo buộc mới từ cảnh sát.
Trong phiên trình diện trực tuyến trước tòa ngày 1/3, cựu lãnh đạo Myanmar bị buộc tội kích động quần chúng làm loạn và vi phạm luật truyền thông Myanmar.

Nghi án vợ cấu kết cùng nhân tình để sát hại chồng

(Kiến Thức) - Jennifer Faith, vợ của nạn nhân James Faith, đã bị bắt giữ gần đây vì liên quan đến cái chết của chồng cô ta.

Theo Daily Mail, James Faith đã bị bắn chết khi đang đi dạo cùng vợ, Jennifer, bên ngoài nhà của họ ở khu Oakcliff, Dallas thuộc bang Texas (Mỹ) vào ngày 9/10/2020. Nghi phạm chính được xác định là Darrin Ruben Lopez, người được cho là có mối quan hệ tình cảm với Jennifer.
Jennifer Faith, 48 tuổi, từng nói rằng cô ta không thể nhận diện được kẻ xả súng sát hại chồng mình bởi vì hắn đeo khẩu trang và tiếp cận từ phía sau. Tuy nhiên, Jennifer đã bị bắt giữ vào tuần trước sau khi các nhà điều tra phát hiện cô ta và nghi phạm giết người trao đổi 14.000 tin nhắn với nhau, theo nguồn tin địa phương.

Anh trừng phạt thêm loạt quan chức quân đội Myanmar

Trong diễn biến mới nhất liên quan đến Myanmar, Anh công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với các thành viên của quân đội Myanmar.

Hôm 25/2, Bộ Ngoại giao Anh tuyên bố trừng phạt thêm 6 quan chức quân đội Myanmar, đồng thời cho biết Bộ Thương mại Anh sẽ có các biện pháp để đảm bảo các doanh nghiệp Anh không giao dịch với các công ty thuộc sở hữu quân sự của Myanmar.

Vì sao Myanmar sa thải đại sứ tại Liên Hợp Quốc?

Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Kyaw Moe Tun hôm 27/2 đã bị sa thải với lý do “phản bội đất nước”.

“Ông Kyaw Moe Tun đã phản bội đất nước và lên tiếng cho một tổ chức không có quyền đại diện cho Myanmar, cũng như lạm dụng quyền lực và các trách nhiệm của một đại sứ”, hãng tin Reuters dẫn tuyên bố được thông báo trên kênh truyền hình quốc gia Myanmar MRTV.

Vi sao Myanmar sa thai dai su tai Lien Hop Quoc?
Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Kyaw Moe Tun. Ảnh: ABC.